+ Trong tình hình thực tế hiện nay, đất nước đang phát triển trong nền kinh tế thị trường, các khu vực đang đô thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp ngày càng tăng. Công ty cần mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp các địa phương, tìm hiểu thị trường ký kết các công trình xây lắp có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp phục vụ công nông nghiệp.
+ Với số tài sản cố định của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ, cần phải tăng đầu tư máy móc thiết bị hiện, tạo thuận lợi cho hoàn thành công trình đúng tiến độ.
+ Do có các công trình thuộc miền núi, vùng sâu giao thông khó khăn, việc vận chuyển cung cấp vật liệu phục vụ sản xuất đảm bảo tiến độ không thuận lợi. Vì vậy Công ty cần tìm thị trường sao cho chất lượng cao nhất, tỉ lệ tiêu hao nguyên liệu thấp nhất, nhập nguyên liệu gần nơi xây dựng thuận lợi cho giao thông. Đồng thời cần xây dựng một số trụ sở tại các trung tâm vùng sâu để việc cung cấp vật liệu và chỉ đạo sản xuất được thuận lợi hơn.
+ Là một đơn vị kinh doanh xây dựng nên giá trị vật liệu chiếm tỉ trong lớn trong toàn bộ giá trị công trình. Hơn nữa đặc điểm, đặc thù của vật liệu có những loại dễ mất mát, hao hụt làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình và giá thành toàn bộ công trình. Vì vậy công ty cần làm tốt công tác quản lý vật liệu bằng nhiều cách khác nhau như: hoàn thiện hệ thống kho hàng, những vật liệu có thể bảo quản như sắt, thép, xi măng... được thu kho ghi chép đầy đủ, xếp gọn gàng. Đối với vật liệu bảo quản ngoài trời cần làm bạt trông coi cẩn thận.
+ Để đảm bảo đúng tiến độ thi công, tránh mất mát vật liệu, giảm các chi phí bảo quản, Công ty nên xuất thẳng vật liệu đến công trình thi công.
+ Giảm tối đa giá vốn công trình, các chi phí không cần thiết để hạ giá thành công trình. Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp. Vì vậy công ty cần mở sổ theo dõi chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp riêng cho từng công trình. Đối với mỗi công trình hay hạng mục công trình theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào giá thành công trình hay hạng mục công trình đó, kế toán công ty căn cứ vào bảng kê chứng từ phát sinh bên có tài khoản 152 và sổ chi phí sản xuất kinh doanh chi tiết tài khoản 154 cho từng công trình. Từ đó xác định được tỉ lệ từng loại vật liệu cấu thành trong sản phẩm, có biện pháp tiết kiệm từ loại vật liệu hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn, giảm lượng vốn ứ đọng thông qua việc tìm kiếm thị trường, mở rộng phạm vi hoạt động tăng số lượng công trình xây lắp.
+ Giảm vật tư, công cụ dụng cụ, nhiên liệu tồn kho: Vật tư, công cụ, nhiên liệu phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty có sẵn trên thị trường, trong khi đó điều kiện vốn kinh doanh hạn hẹp, công cụ tồn kho. Tuỳ thuộc vào tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất, khả năng sử dụng công suất máy móc thiết bị và yêu cầu kinh doanh để xác định lượng vật tư dự trữ phù hợp, đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí vốn trong kinh doanh.
+ Xúc tiến nghiệm thu, thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành một cách triệt để nhằm giảm tối thiểu khối lượng xây dựng cơ bản dở dang, tăng cường công tác thu hồi công nợ.
+ Hạn chế các khoản vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại, nhằm giảm tỷ lệ nợ quá cao như hiện nay, tăng tỷ lệ vốn huy động từ các kênh huy động khác, tăng cường huy động từ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao sự gắn bó, trách nhiệm đối với cơ quan và tạo điều kiện thu nhập cho người lao động.
+ Tăng cường khai thác nguồn vốn chủ sở hữu. Đây là nguồn vốn phản ánh tiền lực tài chính thực có của Công ty và Công ty có quyền sử dụng chủ động trên cơ sở quyền tự chủ tài chính luật pháp cho phép
+ Công ty cần đào tạo công nhân có trình độ cao, có tay nghề để nhanh chóng hoàn thành công trình, tạo uy tín trên thị trường từ đó thu hút đầu tư từ các chủ đầu tư.
Ngoài ra, công ty nên tăng cường sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng:
Việc sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng không những tạo điều kiện mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm phù hợp với từng đối tượng cán bộ công nhân viên mà còn góp cho việc chủ động sản xuất, hạ giá thành các công trình xây lắp. Các mặt hàng đó có thể là:
+ Sản xuất đá dăm, gạch xây. + Sản xuất bê tông đúc sẵn.
+ Sản xuất gia công cửa gỗ , kết cấu thép... + Buôn bán xi măng, cát, đá , sỏi, sắt thép...
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên đây là những định hướng, phương pháp và những kiến nghị để nâng cao tình hình tài chính Công ty TNHH Xây Dựng Ngày Nay. Công ty cần phải khắc phục những hạn chế, yếu kém, phát huy những mặt tích cực, những mặt đã làm được để ngày càng cải thiện tình hình tài chính của công ty, giảm đến mức tối thiệu nợ xấu ở ngân hàng, rủi ro nợ quá hạn và nợ mất vốn gây tổn thất lớn trong quá trình kinh doanh. Trong nền kinh tế đang khó khăn hiện nay, thì việc cải thiện tình hình tài chính công ty là rất cần thiết, quyết định tới sự tồn tại và phát triển của công ty. Tôi mong với những ý kiến của bản thân có thể góp phần đẩy mạnh sự phát triển của công ty
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty đang đứng trước ngưỡng cửa mới mà chỉ công ty biết thời thế và sớm tự khẳng định tên tuổi mình trên thương trường thì mới có thể vượt qua cánh cửa ấy và trụ vững lại được. Nhận thức được điều đó, Công ty TNHH Xây Dựng Ngày Nay đã có sự đầu tư nhất định cho việc xây dựng, phát triển thương hiệu, luôn trau dồi, học hỏi đón đầu công nghệ, xu hướng, phong cách thời đại để đáp ứng được nhu cầu về thẩm mỹ trong xây dựng kiến trúc dân dụng và công nghiệp đồng thời cũng đảm bảo kỹ thuật phục vụ tối đa cho mục đích sử dụng công trình của khách hàng, hơn thế nữa là sự an toàn trong tất cả các khâu từ thiết kế, thi công, lắp đặt, … đến đưa vào sử dụng. Với hồ sơ năng lực tốt, Công ty TNHH Xây Dựng Ngày Nay ngày càng được tín nhiệm và thương hiệu của công ty được nâng lên tầm cao mới với những dự án có quy mô và các đối tác, chủ đầu tư lớn. Điều này làm cho kết quả kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.
Để sự phát triển về kết quả kinh doanh luôn bền vững, ngoài công tác tư vấn thiết kế xây dựng, công ty còn phải đảm bảo được yếu tố quản lý tài chính trong nội bộ để cân bằng ngân sách chi tiêu, đảm bảo nguồn hàng hóa đáp ứng nguồn cung cho công trình, cho khách hàng; bên cạnh đó, công ty cũng phải chú ý quản lý các khoản phải thu sao cho kịp thời nhập quỹ tiền mặt đảm bảo ngân quỹ dự trữ của công ty đáp ứng kịp thời cho các hoạt động kinh doanh. Công ty cũng nên xem xét tăng cường mở rộng vào các ngành nghề liên quan nhằm hỗ trợ cho lĩnh vực chính của công ty là Xây dựng; bên cạnh đó cũng chú ý nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư của công ty đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm của công ty luôn sáng tạo, có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với xu hướng thời đại.
Quá trình thực hiện báo cáo đã phân tích được tình hình tài chính của công ty TNHH Xây Dựng Ngày Nay qua 3 năm từ 2012 đến 2014. Tuy nhiên vì thời gian có hạn và kiến thức vẫn còn nhiều hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Việc lựa chọn và phân tích số liệu còn mang tính chủ quan. Một vài số liệu mang tính bảo mật công ty không thể cung cấp đầy đủ. Rất mong được nhận được ý kiến phân tích từ quý thầy cô để bài báo cáo thêm hoàn chỉnh!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng: Tài chính doanh nghiệp 2 _ Tác giả: Ths. Huỳnh Thiên Phú, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM
2. Bài giảng: Phân tích và hoạch định tài chính _ Tác giả: Ths. Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM
3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Xây dựng Ngày Nay năm 2012, 2013, 2014
4. Bảng cân đối kế toán Công ty TNHH Xây dựng Ngày Nay năm 2012, 2013, 2014
5. Bài viết:
Toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam năm 2014 qua các con số: http://nguyentandung.org/toan-canh-kinh-te-viet-nam-nam-2014-qua-cac- con-so.html