Đánh giá tình hình tài chính tại Công ty TNHH xây dựng Ngày nay

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Xây dựng Ngày nay (Trang 54)

Qua kết quả phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH xây dựng Ngày nay từ năm 2012 đến năm 2014 như trên, chúng ta thấy Công ty đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng đồng thời cũng còn tồn tại những hạn chế. Thành tựu là những kết quả tốt mà Công ty đã gặt hái được thông qua quá trình sản xuất kinh doanh và nó là kết quả kết tinh từ nhiều yếu tố khác nhau như công tác tài chính, công tác quản lý, công tác sản xuất, công tác cung cấp dịch vụ, v.v…. Tuy nhiên, cũng theo kết quả phân tích tài chính ở trên, chúng ta cũng thấy được tình hình tài chính của công ty cũng còn hàm chứa những hạn chế làm kìm hãm quá trình sản xuất kinh doanh dẫn tới kết quả đạt được thấp hơn khả năng thực tế. Nhằm giúp chủ doanh nghiệp thấy được những gì mà Công ty đã đạt được trong ba năm qua để có được động lực phát huy hơn nữa trong các năm tiếp theo và đồng thời cũng giúp chủ doanh nghiệp thấy được những hạn chế còn tồn tại nhằm khắc phục để hoàn thiện hơn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, em xin phân tích cụ thể về những thành tựu và những hạn chế đó như sau: 2.3.1. Những thành tựu, kết quả đạt được

Theo kết quả phân tích về tình hình tài chính của Công ty TNHH xây dựng Ngày nay tại Chương hai ở trên, các thành tựu quan trọng mà Công ty đã gặt hái được trong khoảng thời gian ba năm phân tích từ 2012 đến 2014 là rất đáng khích lệ. Những thành tựu đạt được này như sau:

Thứ nhất, sự tăng lên của giá trị tổng tài sản của Công ty: Tổng giá trị tài sản của Công ty tăng lên từ 6.941.619.636 đồng vào cuối năm 2012, tăng thêm 278.570.760 đồng ở cuối năm 2013 và tiếp tục tăng lên thêm 806.780.467 đồng ở cuối năm 2014, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng là do công ty tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, tăng khoản nợ ngắn hạn và sự đóng góp thêm từ lợi nhuận sau thuế mà công ty mang lại.

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh lợi doanh thu 1.16% 1.16% 1.00%

ROA 1% 1.23% 0.96% ROE 1.35% 2.01% 1.67% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50%

Thứ hai, hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty là rất cao, cụ thể: Một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 14,86 đồng , 21,41 đồng và 20 đồng doanh thu lần lượt ở các năm 2012, năm 2013 và năm 2014. Như vậy, nếu so sánh hiệu suất sử dụng tài sản cố định giữa các năm, ta thấy rằng hiệu suất ở năm 2013 và năm 2014 là tương đương với nhau và cao hơn so với năm 2012. Điều này chứng tỏ Công ty đang khai thác, sử dụng tài sản cố định của mình một cách hiệu quả và theo chiều hướng tốt.

Thứ ba, sự tăng lên của vốn chủ sở hữu: Từ tổng số vốn chủ sở hữu 4.270.787.733 đồng ở cuối năm 2012 lên 4.356.243.537 đồng ở cuối năm 2013 và lên tới 4.429.263.474 đồng vào cuối năm 2013.

Thứ tư, khả năng tài chính mạnh: Công ty có tình hình tài chính khá mạnh, điều này được chứng minh thông qua khả năng trả các khoản nợ, kể cả trả lãi vay và điều này được thể hiện như sau:

 Về khả năng thanh toán tổng quát: Công ty có khả năng thanh toán tổng quát là cao với mức thấp nhất là 2,23 lần .

 Về khả năng thanh toán nhanh: Công ty có khả năng thanh toán nhanh cao ở năm 2012 với mức 1,3 lần và tương đối cao ở năm 2013 ở mức 0,92 lần và 0,77 lần ở năm 2014.

 Về hệ số thanh toán lãi vay: Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty qua các năm nhìn chung là cao.Trong năm 2012 suy thoái kinh tế toàn cầu, sau khi nền kinh tế phục hồi vào đầu năm 2013, hoạt động kinh doanh của Công ty cũng mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Đây là cơ sở tốt để ngân hàng, những người cho vay vốn an tâm trong việc cho Công ty vay thêm vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ năm, khai thác tiềm năng từ vốn bên ngoài: Qua bảng cân đối kế toán các năm ( phụ lục kèm theo), ta dễ dàng thấy rằng nợ phải trả (hay còn gọi là vốn vay bên ngoài) của Công ty tăng nhẹ ở năm 2013 và năm tăng tương đối cao ở năm 2014 so với cuối năm 2012 điều này chứng tỏ Công ty đang khai thác chiếm dụng vốn từ bên ngoài để thu lợi nhuận trên đồng vốn vay.

Thứ sáu, sự tăng lên của doanh thu: Doanh thu thuần trung bình về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng lên theo các năm từ khoảng 4,8 tỷ đồng ở năm 2012 lên trên 6,2 tỷ đồng ở năm 2013 và lên gần 7,4 tỷ đồng ở năm 2014. Điều này là minh chứng rõ rằng nhất cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn.

Thứ bảy, sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế trung bình của Công ty tăng dần theo các năm; khoảng lợi nhuận tăng thêm trong năm 2013 so với năm 2012 là 14.832.880,5 đồng, tăng thêm trong năm 2014 là 7.919.659,5 đ ồ ngdo v ớ i nă m 2 013. Điều này cho ta thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mang lại nhiều hiệu quả hơn.

Thứ tám, mức ROA và ROE đạt được tương đối cao:

 Về tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA): Qua số liệu phân tích ở Chương 2, ta thấy tỷ suất doanh lợi tài sản của Công ty là tương đối cao, cụ thể: Cứ một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp trong năm 2012, năm 2013 và năm 2014 lần lượt sinh lợi là 1% ; 1,23% và 0,96%

 Về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE): Mức lợi nhuận sau thế trên vốn chủ sở hữu của Công ty là cao, tuy giảm xuống ở năm 2014 so với năm 2013. Cụ thể cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra, thì lợi nhuận sau thuế mà các

chủ sở hữu nhận được là 1,35%; 2,01% và 1,67% lần lượt ở các năm 2012; năm 2013 và năm 2014.

Cuốicùng, đó là góp phần vào việc an sinh xã hội. Với kết quả đạt được như đã được phân tích ở trên, Công ty đã tạo ra nhiều công ăn, việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên, góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, công nhân viên, người lao động, và góp phần vào ngân sách Nhà nước.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, kết quả phân tích tình hình tài chính của Công ty cũng cho thấy một số tồn tại và hạn chế. Nhằm giúp hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty, em xin nêu lên các hạn chế đó, cụ thể như sau:

Thứ nhất, số vòng quay các khoản phải thu và số ngày thu tiền:

+ Số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm từ 4,04 vòng ở năm 2012 giảm xuống 3,59 vòng ở năm 2013 và 3,63 vòng ở năm 2014. Nhìn chung, số vòng quay của các năm ở mức trung bình và có lẽ công ty đang mềm dẻo trong kinh doanh nhằm tăng tính cạnh tranh và mở rộng thêm thị trường; tuy nhiên, nhà quản trị của Công ty cũng cần lưu ý và kiểm sóat số vòng quay ở mức hợp lý nhằm tránh nợ khó đòi mà vẫn mở rộng được thi trường. Nếu như Công ty không có ý định tăng tính cạnh tranh hoặc mở rộng thị trường, thì nhà quản trị phải xem xét lại chiến lược bán hàng, cung cấp dịch vụ của Công ty nhằm tăng số vòng quay thu tiền lên.

+ Số ngày thu tiền: Do số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm, cho nên số ngày thu tiền của các năm cũng tăng lên. Số ngày thu tiền càng cao là càng không tốt. Do đó, nhà quản trị của Công ty đặc biệt lưu ý đến vấn đề này nhằm kiểm soát ở mức hợp lý tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình.

Thứ hai, vòng quay vốn lưu động: Vốn lưu động quay được1,21 vòng trong năm 2012, tăng lên 1,79 vòng ở năm 2013 (so với cuối năm 2012) và giảm xuống còn 1,70 vòng ở năm 2014 (so với năm 2013). Số vòng quay của vốn lưu động nhìn chung là rất thấp, trung bình chưa được hai vòng trong một năm và do đó hiệu quả đồng vốn đem lại là chưa cao. Nhà quản trị Công ty cần áp dụng các giải pháp để tăng số vòng quay này lên càng cao càng tốt nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn này.

Thứ ba, số vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay:

 Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty quá thấp, chưa được hai vòng trong một kỳ (năm) kinh doanh, trung bình trong 3 năm, thời gian của một vòng quay là khoảng hơn 8 tháng. Nhà quản trị Công ty cần nên nghiên cứu nhằm tăng cường số vòng quay hàng tồn kho lên đến mức hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

 Số ngày của một vòng quay hàng tồn: Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là quá nhiều, cụ thể trong năm 2012 Công ty phải mất gần 09 tháng ( 286 ngày) mới thu được vốn kinh doanh,và tăng lên gần 7 tháng (209 ngày) ở năm 2013, qua năm 2014 khoảng thời gian này cũng cao tới gần 9 tháng (268 tháng). Điều này chứng tỏ Công ty đang kinh doanh, bán hàng kém hiệu quả; hàng bán không chạy, dẫn đến tăng lượng hàng tồn kho, dẫn đến tốn nhiều chi phí lưu kho, bảo quản, v.v… Qua đó, nhà quản trị của Công ty cần nên đẩy mạnh kinh doanh và đẩy nhanh bán hàng, giảm bớt số ngày của một vòng quay hàng tồn kho xuống ở mức hợp lý nhằm tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Thứ tư, sự bất cân đối trong cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn :

+ Sự bất cân đối trong cơ cấu tài sản, điều này được thể hiện ở chỗ là tài sản ngắn hạn quá nhiều và đang trên đà tăng lên trong khi tài sản dài hạn lại quá ít và đang trên đà giảm xuống trong giai đoạn phân tích, cụ thể: Cứ 01 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn, Công ty đã đầu tư 54,25 đồng ở năm 2012, tăng lên 62,71 đồng ở năm 2013 và tăng lên 113.93 đồng ở năm 2014 vào tài sản ngắn hạn. Mà như chúng ta đã biết, đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn sẽ cho thấy mức độ quan trọng của tài sản trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì lý do này mà hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty là quá thấp, cụ thể một đồng vốn đầu tư vào Công ty trong năm 2012, năm 2013 và năm 2014 lần lượt tạo ra được 0,86 đồng, 1,06 đồng và 0,96 đồng doanh thu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sự không cân xứng trong cơ cấu nguồn vốn: Điều này được thể hiện qua vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của Công ty. Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng quá lớn trong tổng cộng nguồn vốn trong khi nợ phải trả chiếm một tỷ lệ thấp so với vốn chủ sở hữu, điều này dẫn đến việc chưa phát huy được hiệu quả mang lại từ việc sử dụng vốn vay bên ngoài.

Cuối cùng, đó là lợi nhuận sau thuế của Công ty:Qua kết quả phân tích, ta thấy rằng với các mức lợi nhuận sau thuế mà Công ty đã đạt được là còn quá thấp, chưa xứng với quy mô hiện tại của Công ty. Nhà quản trị Công ty cần nên xem lại vấn đề này nhằm nâng cao mức lợi nhuận sau thuế.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Thông qua các con số phân tích của nhóm các chỉ tiêu ở trên ta thấy rõ được mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đó đến tình hình tài chính của công ty. Cụ thể là: đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn. Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh và kết quả tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán. Các tỷ số về cơ cấu tài chính phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ảnh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hóa của các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp có hiệu quả để khắc phục những yếu kém và khai thác triệt để những năng lục tiềm tàng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG NGÀY NAY

3.1. Giải pháp thứ nhất: Tăng hiệu quả sử dụng TSLĐ ở công ty

Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, người sử dụng đến chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động, ngoài ra còn phải quan tâm đến chỉ số vòng quay nợ phải thu. Các chỉ tiêu này càng cao thì được đánh giá càng tốt, nó thể hiện việc sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả.

Theo như kết quả phân tích ở chương II ta thấy tình hình quản lý khoản phải thu là một hạn chế trong công tác quản lý của công ty. Trong đó đặc biệt là thu của khách hàng và trả trước cho người bán tăng qua các năm. Để giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng, gia tăng vòng quay khoản phải thu, công ty cần phải tiến hành công việc sau:

- Bộ phận cung ứng và tiêu thụ: Lập bảng theo dõi và phân loại những khách hàng truyền thống và khả năng chi trả, đòng thời phải tìm hiểu khả năng của khách hàng mới để có chính sách bán hàng tín dụng phù hợp.

- Phòng kế toán- tài vụ: Theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch thu hồi những khoản nợ đã tới hạn. Đồng thời nhanh chóng vác định và thu hồi những khoản thuế được hoàn lại trong năm để góp phần giảm mức ứ đọng vốn.

Trong những biện pháp quản lý các khoản phải thu em xin trình bày cụ thể phương pháp rút ngắn số ngày một vòng quay các khoản phải thu của khách hàng bằng cách sử dụng chiết khấu thanh toán.

Lý do thực hiện giải pháp:

- Khi thực hiện chính sách chiết khấu sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng trước thời hạn.

- Làm giảm số vốn tồn đọng ở các khoản phải thu để đưa vào đầu tư kinh doanh trở lại. Đồng thời chiết khấu góp phần đẩy nhanh vòng quay các khoản phải thu, rút ngắn số ngày của kỳ thu tiền bình quân.

 Điều kiện thực hiện giải pháp:

Khi đưa ra chính sách chiết khấu và để chính sách này được chấp nhận thì công ty phải dựa trên cơ sở:

+ Chi phí cơ hội vốn của công ty phải lớn hơn khoản chi ra do chiết khấu cho khách hàng.

+ Để khách hàng chấp nhận mức chiết khấu thì khoản thu lợi từ chiết khấu mà khách hàng thu được phải lớn hơn chi phí cơ hội vốn mà khách hàng bỏ ra.

 Nội dung biện pháp:

Như đã phân tích ở phần II, ta thấy số vòng quay các khoản phải thu của khách hàng qua các năm còn thấp, tuy công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác thu hồi nợ của khách hàng nhưng chưa thật hiệu quả, số ngày một vòng quay các khoản phải thu khách hàng còn cao. Trong thời gian tới công ty nên áp dụng những chính sách chiết khấu phù hợp để làm giảm bớt khoản phải thu này.

Trước hết ta tính chi phí cơ hội vốn của công ty trên cơ sơ lãi suất đi vay ngắn hạn của công ty và mức sinh lời của tài sản lưu động.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Xây dựng Ngày nay (Trang 54)