Ảnh hưởng của loại chất kích thích sinh trưởng IBA, IAA và NAA ở các nồng độ khác nhau đến khả năng ra chồi của hom.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG VÀ GIÁ THỂ ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ TRONG GIÂM HOM GIỔI XANH (Trang 28)

nồng độ khác nhau đến khả năng ra chồi của hom.

Trong quá trình giâm hom, ngoài việc quan tâm đến số lượng hom sống, thì cần phải quan tâm đến khả năng ra chồi của hom. Một cây hoàn chỉnh là cây phải có đủ rễ, lá, chồi để có khả năng phát triển tốt. Vì lá là cơ quan giữ vai trò quan trọng ngoài việc hấp thụ ánh sáng trong quá trình quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ cần thiết thì lá còn giữ vai trò trong việc xây dựng các mô phân sinh của rễ, lá là cơ quan thoát hơi nước để khuyếch tán tác dụng của các chất kích thích ra rễ đến các bộ phận của hom. Muốn có lá thì phải có chồi, do vậy những người làm công tác giâm hom cần phải quan tâm đến số hom ra chồi. Kết quả thí nghiệm theo dõi khả năng ra chồi của hom Giổi xanh được tổng hợp ở bảng 4.6.

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng ra chồi của hom

Công thức Chất ĐHST Nồng độ (ppm) Số chồi trung bình/ hom(chồi) 11 ĐC 0 0,0 12 IBA 500 1,4 13 1000 1,7 14 1500 1,9 15 IAA 500 1,2 16 1000 1,3 17 1500 1,5 18 NAA 500 0,5 19 1000 1,1 20 1500 1,3 Trung bình đối chứng 0,0

Trung bình sử dụng chất kích thích IBA trong thí

nghiệm 0,8

Trung bình sử dụng chất kích thích IAA trong

thí nghiệm 0,7

Trung bình sử dụng chất kích thích NAA trong

thí nghiệm 0,5

Quan sát quá trình giâm hom Giổi xanh thấy thời gian ra chồi cũng như sự phát triển chồi của Giổi xanh là rất chậm và ít. Kết quả được tổng hợp ở bảng 4.6 cho thấy: Số lượng chồi trung bình dao động từ 0 đến 1,9 chồi/hom. Sự chênh lệch

số hom ra chồi giữa các công thức có xử lý chất kích thích sinh trưởng và công thức không xử lý chất kích thích sinh trưởng là đáng kể. Số hom ra chồi của các công thức xử lý các chất kích thích sinh trưởng ở nồng độ 1500ppm đều cao hơn nồng độ 1000ppm và 500ppm. Trong đó công thức có số hom ra chồi cao nhất là công thức xử lý IBA nồng độ 1500ppm có trung bình 1,9 chồi/hom, sau đó đến công thức xử lý IBA nồng độ 1000ppm và công thức 17 xử lý IAA nồng độ 1500ppm có số hom ra chồi lần lượt là 1,7 và 1,5 chồi/ hom và công thức không xử lý chất điều hoà sinh trưởng thì không ra chồi. Có lẽ ở giai đoạn đầu của quá trình giâm hom, hom giâm chưa ra rễ. Sự sống của hom được duy trì nhờ vào sự quang hợp của lá trên hom và lượng chất dinh dưỡng vốn có của hom. Vì vậy, hai yếu tố này ít thì khả năng ra chồi của hom kém nhưng hom vẫn sống. Ngoài ra có thể do trong quá trình giâm hom gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi dẫn đến hom ở trạng thái tiềm ẩn. Kết quả làm giảm khả năng ra chồi của hom giâm.

Trong thí nghiệm thử nghiệm 3 chất kích thích sinh trưởng khác nhau thì chất kích thích sinh trưởng IBA cho khả năng ra chồi cao nhất trung bình đạt 0,8 chồi/hom. Với chất kích thích sinh trưởng NAA khả năng ra chồi thấp nhất chỉ đạt 0,5 chồi/hom. Đặc biệt đối với công thức đối chứng 11 không sử dụng chất kích thích sinh trưởng thì không ra chồi.

Kiểm tra thống kê ảnh hưởng của loại chất kích thích sinh trưởng với các nồng độ khác nhau đến số lượng chồi trên hom cho thấy sig =0< 0,05 nghĩa là các chất kích thích sinh trưởng ở các nồng độ khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng chồi trên hom (phụ biểu 10).

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG VÀ GIÁ THỂ ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ TRONG GIÂM HOM GIỔI XANH (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w