nồng độ khác nhau đến khả năng ra rễ của hom.
Khi nghiên cứu nhân giống bằng giâm hom, điều quan tâm nhất của những người làm công tác giống là làm thế nào cho hom ra rễ và bộ rễ có chất lượng tốt nhất.
Kết quả nghiên cứu về khả năng ra rễ của hom Giổi xanh với chất kích thích sinh trưởng IBA, IAA VÀ NAA với 3 nồng độ kích thích khác nhau 500ppm, 1000ppm và 1500ppm được thể hiện qua bảng 4.5:
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng ra rễ của hom
Công thức Chất ĐHST Nồng độ (ppm) Tỉ lệ ra rễ (%) Số rễ / hom (rễ) L tb rễ dài nhất (cm) 11 ĐC 0 0,0 0,0 0,0 12 IBA 500 12,2 1,1 1,2 13 1000 15,6 1,5 1,5 14 1500 22,2 1,7 1,7 15 IAA 500 7,8 0,7 0,9 16 1000 11,1 1,1 1,3 17 1500 14,4 1,4 1,5 18 NAA 500 6,7 0,5 0,6 19 1000 7,8 0,7 0,8 20 1500 7,8 0,7 0,9 Trung bình đối chứng 0,0 0,0 0,0
Trung bình sử dụng chất kích thích IBA trong
thí nghiệm 8,3 0,7 0,7
Trung bình sử dụng chất kích thích IAA trong
thí nghiệm 5,6 0,5 0,6
Trung bình sử dụng chất kích thích NAA
trong thí nghiệm 3,7 0,3 0,4
+ Về tỷ lệ ra rễ của hom Giổi xanh: Chất kích thích sinh trưởng IBA chứng tỏ là có hiệu quả hơn so với các chất kích thích sinh trưởng IAA và NAA. Nó được coi như một “chất xúc tác” làm tăng tốc độ ra rễ của hom và cải thiện chất lượng bộ rễ của hom. Với sự ảnh hưởng của “chất xúc tác” này, thì chất kích thích sinh trưởng IBA trung bình tỷ lệ ra rễ đạt 8,3%, trong khi đó khi sử dụng IAA , NAA và không sử dụng chất kích thích sinh trưởng (công thức đối chứng) đạt thấp hơn lần lượt là 5,6%, 3,7% và 0%. Trong 3 chất kích thích sinh trưởng này thì IBA nồng độ 1500ppm có tỷ lệ hom ra rễ cao nhất 22,2%.
Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom Giổi xanh cho thấy sig=0<0,05, có nghĩa là các chất kích thích sinh trưởng khác nhau thì tỷ lệ ra rễ của hom Giổi xanh cũng khác nhau trong đó chất kích thích IBA1500ppm cho tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt 22,2% (phụ biểu 07)
+ Về số rễ trung bình trên hom: Nếu như giâm hom chỉ quan tâm đến tỷ lệ ra rễ thì chưa đủ mà cần phải chú ý đến chất lượng bộ rễ của hom (trong đó có số lượng rễ trên hom và chiều dài rễ). Số lượng rễ là một chỉ tiêu không thể thiếu khi đánh giá chất lượng cây trồng. Số lượng rễ nhiều hay ít nói lên mức độ ảnh hưởng của chất kích thích và nồng độ chất kích thích xử lý đến khả năng ra rễ của hom giâm. Kết quả thí nghiệm từ bảng 4.5 cho thấy:
Số rễ trung bình dao động từ 0 đến 1,7 rễ/hom, cao nhất CT14 công thức xử lý IBA nồng độ 1500ppm, sau đó là CT13 công thức xử lý IBA nồng độ 1000ppm có số lượng rễ trên hom là 1,5 rễ/hom và công thức đối chứng có số lượng rễ trên hom thấp 0 rễ/hom.
Trong 3 chất kích thích sinh trưởng thì khi sử dụng IBA số rễ trên hom đạt được trung bình trong thi thí nghiệm là 07 rễ/hom cao hơn IAA, NAA và đối chứng lần lượt chỉ đạt được là 0,5; 0,3 và 0 rễ/hom. Nhìn chung các công thức có xử lý chất kích thích sinh trưởng ở các nồng độ khác nhau đều có số lượng rễ trên hom nhiều hơn công thức đối chứng.
+ Về chiều dài trung bình rễ dài nhất: Trong thí nghiệm giâm hom Giổi xanh IBA tỏ ra thích hợp hơn 2 chất còn lại là IAA, NAA. Chiều dài trung bình rễ dài nhất của hom khi sử dụng IBA cũng đạt cao nhất 0,7cm, khi không sử dụng chất kích thích sinh trưởng thì hom Giổi xanh không ra rễ thể hiện rõ nhất ở công thức đối chứng 11 chiều dài trung bình rễ dài nhất là bằng 0cm).
Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của chất kích thích đến số rễ trung bình trên hom và chiều dài trung bình rễ dài nhất cho thấy sig=0<0,05. Như vậy, đã có sự sai khác giữa các chất kích thích sinh trưởng trong đó công thức 14 IBA1500ppm đạt số rễ trung bình trên hom và chiều dài rễ là cao nhất. (phụ biểu 08, 09).