ĐƯỜNG XU HƯỚNG ( TRENDLINES)

Một phần của tài liệu giao trinh fx-phan 1 (Trang 32 - 33)

Đường biểu diễn xu hướng hầu như là dạng phổ biến nhất của phân tích kỹ thuật được sử dụng hiện nay. Chúng hầu như cũng là một dạng không được sử dụng đúng mức nhất.

Nếu được vẽ đúng, chúng có thể chính xác như bất kỳ phương pháp nào khác. Nhưng đáng tiếc, phần lớn những người trader không vẽ đúng hoặc họ cố vẽ đường xu hướng bám thật chặt các mức giá thay vì chúng ta nên vẽ một cách tương đối xoay quanh những điểm mốc. Hoặc vẽ sai làm cho đường này hợp với thị trường thay cho một hướng khác.

Thứ cần phải xem xét đầu tiên trong khi nhìn vào bất cứ thị trường nào là hướng của xu thế lâu dài ( long term trend) ( ngoại trừ đối với các day traders)

Giá chỉ có thể đi theo 3 hướng: lên, xuống và sang 2 bên ( sideways). Một đường dài những khu vực giá cả đưa ra cho bạn một kiểu thị trường. Sẽ có rất nhiều chỗ lõm ( dip) và chỗ lồi (bumps) dọc đường đó nhưng bạn vẫn nên nhận thức một hướng chung lên, xuống hoặc sang 2 bên.Chúng ta có thể nhận ra hướng này hoặc xu thế này bằng cách vẽ " trendlines".

Trong dạng cơ bản nhất, một đường xu hướng đi lên được vẽ chạy dọc theo các đáy của các mức sàn. Trong một hướng xuống, đường xu hướng được vẽ chạy dọc theo những đỉnh của khu vực mức trần.

1. Đường xu hướng tăng (Uptrend)

Trong hình thức cơ bản nhất của các đường này, môt đường xu hướng tăng được vẽ dọc đáy của 2 khu vực support dễ phát hiện ( thường được gọi là valley) . Với 3 điểm ta có một đường xu hướng, càng nhiều điểm thì sự chính xác càng cao .Nói cách khác, đường uptrend lines được vẽ bằng cách nối càng nhiều những đáy thấp liên tục nhau ( dọc trên một khu vực giá đáy) thì càng tốt. Một đường trendline có xu thế đi lên đại diện cho một khoảng support lớn đối với giá miễn là đường này chưa bị xâm phạm.

Điều quan trọng nhất ở đây là khoảng thời gian chúng ta cần xét đến là bao lâu, gọi là khung thời gian (time frame). Thông thường người ta chọn là ngày, tuần, tháng và sau đó là năm.

2. Đường xu hướng giảm (Downtrend)

Trong 1 xu hướng giảm, đường xu hướng được vẽ dọc các đỉnh của 2 khu vực resistance dễ nhận ra ( gọi là peaks). Nối càng nhiều điểm thì đường xu hướng này càng chính xác.

Nói cách khác, Các đường xu hướng loại này là các đường nối các đỉnh cao liên tục nhau. Các đường này có thể được vẽ để biểu thị đỉnh của một xu hướng đã được hình thành. Những đường xu hướng này biểu thị một khu vực chủ chốt gọi là resistance

Một phần của tài liệu giao trinh fx-phan 1 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)