0
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Những yêu cầu cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THÁI VIỆT (Trang 78 -78 )

hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty.

Trong những năm gần đây, để phù hợp và đáp ứng các yêu cầu của cơ chế quản lý mới, nhà nước ta đã không ngừng thực hiện các biện pháp quan trọng nhằm cải cách và hoàn thiện hệ thống kế toán nhờ đó mà hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng đổi mới nhằm thích ứng, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế mới. Song với sự vận động và đổi mới không ngừng của nền kinh tế thị trường đã nảy sinh rất nhiều các nghiệp vụ mới mà bản thân các nhà kinh tế không thể lường trước được trong quá trình xây dựng chế độ kế toán.

Mặt khác, khi được áp dụng vào từng mô hình doanh nghiệp cụ thể thì chế độ kế toán hiện hành còn nảy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi cần phải có sự hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, có vậy mới phát huy được tốt nhất vai trò và chức năng của mình đối với doanh nghiệp.

hàng và xác định kết quả kinh doanh một cách có hiệu quả nhất cần phải tuân thủ các yêu cầu cơ bản sau:

Yêu cầu phù hợp:

Mỗi doanh nghiệp thuộc một loại hình cụ thể, mang những đặc điểm hoạt động, đặc điểm quản lý, tổ chức kinh doanh riêng và có những yêu cầu quản lý riêng nên khi vận dụng chế độ kế toán phải đảm bảo sao cho vừa phù hợp với chế độ hiện hành vừa phù hợp với bản thân doanh nghiệp.

Yêu cầu này trong hệ thống kế toán đã trở thành một nguyên tắc, vì vậy khi hoàn thiện công tác kế toán cần phải tôn trọng nguyên tắc này. Đối với nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá thì yêu cầu này phải được thể hiện rõ nét ở sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Yêu cầu chính xác và kịp thời:

Công tác kế toán có nhiệm vụ cơ bản là cung cấp thông tin kinh tế cho cac nhà lãnh đạo để từ đó có thể ra các quyết định cho sự hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy thông tin cung cấp đòi hỏi phải có độ chính xác cao, có tính cập nhật, nhanh chóng và kịp thời để từng bước nâng cao hiệu quả công tác kế toán, hiệu quả công tác quản lý. Hơn nữa trong điều kiện nền kinh tế hiện nay với sự bùng nổ thông tin và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thì yêu cầu này càng trở nên quan trọng.

Yêu cầu thống nhất:

Yêu cầu này đặt ra nhằm đảm bảo sự tập trung, thống nhất trong quản lý từ lãnh đạo công ty tới các cơ sở, đảm bảo sự tuân thủ các chính sách, chế độ, thể lệ về tài chính do nhà nước ban hành và phù hợp với bản thân doanh nghiệp. Đây là một yêu cầu cơ bản nhằm tạo ra sự thống nhất về chế độ kế toán trong nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như ngành thương mại nói riêng.

Sinh viên: Phan Đức Anh

Lớp: Kế toán 50D

Yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả:

Với mỗi nhà kinh doanh khi bỏ vốn ra đều mong muốn sẽ thu được hiệu quả cao nhất bằng việc sử dụng đồng vốn một cách tiết kiệm nhất. Mục đích cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh là lợi nhuận cao nhất và chi phí thấp nhất mà việc thực hiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh không nằm ngoài mục đích này.

3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công tyxác định kết quả kinh doanh tại Công ty xác định kết quả kinh doanh tại Công ty

Qua thời gian thực tập, trên cơ sở lý luận đã được học tại trường kết hợp với thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thái Việt, với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Thành Long và các anh chị trong Ban quản lý và phòng kế toán của Công ty, em xin đưa ra một số đề xuất nhỏ nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty dựa trên sự phù hợp và các yêu của nguyên tắc kế toán.

3.2.1. Cải tiến chính sách bán hàng

Chính sách khuyến mại, giảm giá hàng bán và chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại của công ty cần được tăng cường và chú trọng hơn. Có thể mở rộng các được kiện được hưởng chính sách giảm giá hay chiết khấu thanh toán nhằm thu hút khách hàng mua hàng hóa của công ty với số lượng nhiều và thanh toán nhanh chóng. Điều đó sẽ làm tăng khả năng thu hồi vốn của công ty, tránh tình trạng ứ đọng vốn ở những khoản nợ phải thu khó đòi. Đồng thời phát triển nó thành thế mạnh để công ty có thể cạnh tranh trên thị trường với các công ty hay doanh nghiệp khác.

Vào cuối quý hoặc cuối năm công ty nên tính toán giá trị giá các hợp đồng của khách hàng lớn để có ưu đãi phù hợp.

Đối với khách hàng không thường xuyên: Nếu như khách hàng mua với số lượng lớn hoặc là khách hàng lâu dài thì nên có những chính sách ưu đãi giảm giá theo một tỷ lệ nhất định nào đó.

3.2.2. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Do tình hình kinh doanh thực tế tại công ty, thường xuyên phải nhập hàng về kho để chuẩn bị cho hoạt động phân phối tiếp theo. Điều này không thể tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên, liên tục của hàng hóa trong kho.

Vì vậy, công ty nên trích lập dự phòng giảm giá HTK. Việc lập dự phòng giảm giá HTK nhằm giúp công ty bù đắp các thiệt hại thực tế xảy ra do HTK giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh giá trị thực tế thuần túy của HTK của công ty nhằm đưa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của công ty khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán.

Công ty có thể tính trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo công thức: Mức lập dự phòng giảm giá HTK = Số hàng hóa bị giảm giá tại thời

điểm lập x ( Giá đơn vị ghi sổ kế toán - Giá đơn vị trên thị trường )

3.2.3. Lập dự phòng phải thu khó đòi

Do phương thức bán hàng thực tế tại công ty có nhiều trường hợp khách hàng nợ tiền hàng, chủ yếu là các đại lý. Một số trường hợp thu tiền hàng gặp nhiều khó khăn do khách hàng dây dưa, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, công ty nên tính toán các khoản

Sinh viên: Phan Đức Anh

Lớp: Kế toán 50D

nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.

Đối với khoản nợ thất thu, sau khi xóa khỏi bảng cân đối kế toán, kế toán công ty một mặt tiến hành đòi nợ, mặt khác theo dõi ở TK004.

Khi lập dự phòng phải thu khó đòi phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của đơn nợ và ghi rõ số nợ phải thu khó đòi. Phải có đầy đủ chứng từ gốc, giấy xác nhận của đơn vị nợ về số tiền chưa thanh toán như các hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, các bản thanh lý hợp đồng, các giấy cam kết nợ để có căn cứ lập các bảng kê phải thu khó đòi.

Công ty có thể tính dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau: Số dự phòng phải thu

khó đòi của khách hàng i

= Số nợ phải thu củakhách hàng i x

Tỷ lệ uớc tính không thu được của khách hàng i

Hoặc công ty có thể tính dự phòng nợ phải thu khó đòi theo phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu:

Số dự phòng phải thu khó đòi cần lập = Tổng doanh thu bán chịu x Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính

3.2.4. Hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanhdoanh doanh

Đây là phần việc cơ bản nhất vì nó quyết định toàn bộ công tác kế toán trong doanh nhiệp, vì vậy cần thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu mua bán hàng hóa, các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng, phản ánh tình hình

tiết, kế toán tổng hợp một cách khoa học để theo dõi, xác định đúng doanh thu, kết quả kinh doanh.

Quá trình bán hàng của công ty cần phải được tính toán khoa học, cân nhắc căn cứ vào tiềm năng sẵn có như vốn, mạng lưới tiêu thụ; giá bán phải linh hoạt trong từng thời điểm, có chính sách thưởng hợp lý nhằm kích thích khách hàng. Ví dụ đối với các đại lý, công ty áp dụng mức thưởng theo doanh số.

Tăng cường công tác kế toán công nợ và thanh toán nhằm khắc phục tình trạng công nợ tồn đọng dây dưa, khó đòi. Cần đẩy mạnh việc thu nợ của các khách hàng và có biện pháp lập dự phòng phải thu nếu xác định khoản nợ khó đòi, hoặc không thu được.

Cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện sai sót trong hạch toán. Ngoài ra cần tổ chức đào tạo thêm cán bộ để nâng cao trình độ của những người làm công tác kế toán, để kế toán thực sự là công cụ quản lý hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh của công ty

Sinh viên: Phan Đức Anh

Lớp: Kế toán 50D

KẾT LUẬN

Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay vấn đề tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể đứng vững đòi hỏi những cán bộ quản lý, những người điều hành doanh nghiệp phải có những quyết định sáng suốt, lựa chọn được những phương án kinh doanh có lợi nhất. Muốn vậy nhà quản lý phải được cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời để có quyết định hợp lý. Chính vì vậy việc bố trí tổ chức công tác kế toán hợp lý có ý nghĩa quan trọng và thực sự cần thiết, đặc biệt là công tác tiêu thụ hàng hóa.

Nhận thức được điều đó, công ty TNHH Thái Việt đã chủ động quan tâm tới khâu quản lý kinh doanh và xác định kết quả bán hàng, trong đó phòng kế toán đã góp phần không nhỏ vào thành công chung của công ty. Chính vì thế công ty đã đạt được những thành tựu to lớn về bán hàng và tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm được chi phí trong bán hàng, vận chuyển... Làm lợi nhuận cho công ty liên tục tăng mạnh. Tuy vậy, trong sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lạm phát... Công ty không thể tránh khỏi một số hạn chế nhất định cần khắc phục để nâng cao hiệu quả bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính công ty TNHH Thái Việt năm 2009 2. Báo cáo tài chính công ty TNHH Thái Việt năm 2010 3. Báo cáo tài chính công ty TNHH Thái Việt quý I năm 2011 4. Các mẫu bảng biểu, sổ sách kế toán của công ty TNHH Thái Việt 5. Các mẫu hóa đơn, chứng từ kế toán hiện hành của công ty TNHH Thái

Việt

6. GS. TS. Đặng Thị Loan. 2009.Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân

7. Quyết định 48/2006/QĐ – BTC

8. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang. 2011. Phân tích báo cáo tài chính. NXB Tài chính

Sinh viên: Phan Đức Anh

Lớp: Kế toán 50D

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THÁI VIỆT (Trang 78 -78 )

×