IV. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯ UÝ
5. Thanh điệu :
Gồm có sáu thanh : (1) ngang, (2) huyền, (3) ngã, (4) hỏi, (5) sắc, (6) nặng ; được ký hiệu phiên âm bằng số 1 - 6 theo thứ tự trên.
a. Thanh điệu là yếu tố thay đổi cao độ của âm tiết. Nó ảnh hưởng lên toàn bộ âm tiết, nhưng khi viết nó được ghi trên hoặc dưới âm chính là nguyên âm đơn. Gặp nguyên âm phức không kèm theo âm cuối thì nó được ghi trên yếu tố đầu của âm phức (thí dụ : Chúa, chìa, chừa). Nếu nguyên âm phức có kèm theo phụ âm cuối thì thường ghi thanh điệu trên yếu tố thứ 2 của âm phức đó.
Thí dụ : vướng, tiếng, chuồng.
b. Phân loại dựa tên âm vực : có 2 loại cao và thấp
- Âm vực cao : thanh ngang, thanh ngã, thanh sắc - Âm vực thấp : thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng c. Phân loại dựa trên âm điệu : có 2 loại bằng và trắc
- Âm điệu bằng : thang ngang, thanh huyền - Âm điệu trắc : (không bằng phẳng)
+ Có đối hướng (gãy) : thanh ngã, thanh hỏi + Không đối hướng : thanh sắc, thanh nặng Có thể tóm kết trong bảng sau đây :
WindLoad Page 37
Thí dụ : “má, “hán” (khữ) đọc dài hơn là “mát” (nhập) (thanh nhập đi với các âm cuối p, t, ch, c).
PHẦN THỰC TẬP
1. Tập đọc các nguyên âm đơn hàng trước, hàng giữa, hàng sau
- Phối hợp các phụ âm với các nguyên âm trên.
2. Tập đọc các âm cuối :
- Mai, măy, mao, mău, mam, máp, man, mát, mang mác ... - Tai, tăy, tao, tam, tan, tang ...
- Mái, mắy, máo, mắu, mám, máp, mán, máng, mác. (Thay bằng các phụ âm đầu khác).
3. Tập phân biệt phụ âm đầu : xa # sa, la # na, tra # cha (thay các nguyên âm khác).
4. Tập phân tích ngữ âm tất cả các chữ trong bài “Khúc Nhạc Cảm Tạ” và tập đọc cho đúng cách cấu âm của từng chữ, nhất là các phụ âm đầu và âm cuối : “Tình Chúa cao vời, ôi tình Chúa tuyệt vời, Người đã yêu tôi, muôn đời đã thương tôi, thương tôi từ thuở đời đời. Người đã cho tôi tiếng nói tuyệt vời, âm thanh chơi vơi ru hồn phơi phới, tiếng nói yêu thương, bay khắp muôn phương, vang lên khúc nhạc cảm tạ ngàn đời” (56 âm tiết).
Phân tích theo mẫu sau đây :
Bảng phân tích ngữ âm và xử lý ngôn ngữ bài “Khúc Nhạc Cảm Tạ” (xem giấy đính kèm) - Lúc đầu chỉ phân tích đến mục “âm cuối”, còn “loại vần”, và “xử lý cụ thể” sẽ điền vào, sau khi đã học bài xử lý ngôn ngữ.
- Xử lý cụ thể là xét vần đó hát như thế nào, mở đóng ra sao, đóng ở dấu nào cụ thể trong từng bài hát.
5. Ôn lại các mẫu luyện thanh đã học.
CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đặc tính của ngôn ngữ Việt Nam là gì ?
2. Cho biết âm tiết tiếng Việt gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào luôn luôn có mặt trong âm tiết ?
3. Loại âm nào giữ vị trí âm đầu ? Âm chính ? Âm đêm ? Âm cuối ? 4. Nguyên âm là gì ? Có những loại nào ? Liệt kê ra
5. Phụ âm là gì ? Có những loại nào ? Liệt kê ra
6. Tại sao gọi là bán âm ? Bán âm giữ những vị trí nào trong âm tiết ? 7. Phụ âm cuối là những âm nào ? Cấu âm ra sao ?
8. Thanh điệu có mấy loại ? Vẽ bảng tóm kết các thanh điệu
Trở về
[1] Một số sách về Ngữ âm VN gọi là nguyên âm hàng sau không tròn môi, so với các nguyên âm hàng sau tròn môi o-ô-u-uô. Ở đây chúng tôi theo Ông Nguyễn Bạt Tụy, vì thấy tiện lợi cho ngườiời học thanh nhạc. (Xem Nguyễn bạt Tụy,Ngôn ngữ học VN, Chữ và Vần Việt khoa học,SG 1958, tr.50
WindLoad Page 39
BÀI 7