Âm chính : Vị trí âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm

Một phần của tài liệu 7 bài luyện thanh cơ bản để có giọng hát hay (Trang 35 - 37)

IV. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯ UÝ

b. Âm chính : Vị trí âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm

- Nguyên âm : là những âm tự nó phát ra âm thanh mà không cần nhờ tới một âm nào khác : làn hơi từ phổi ra qua thanh đới mở-đóng tạo cao độ của âm thanh, còn hình thể các khoang họng và khoang miệng khác nhau, do hoạt động của lưỡi và hàm dưới, sẽ tạo ra các nguyên âm khác nhau (hình 11).

- Phân loại : có hai loại nguyên âm chính là nguyên âm đơn (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, e, ê, i/y) và nguyên âm phức (ia (iê), ưa (ươ), ua (uô)).

* Dựa trên vị trí của lưỡi, người ta còn phân ra :

+ Nguyên âm hàng trước (lưỡi đưa ra trước, âm sắc sáng, bổng, môi bẹt) : e, ê, i/y, iê (ia).

+ Nguyên âm hàng giữa (lưỡi nằm ở giữa, âm sắc trung hoà, môi không bẹt, không tròn) : a (ă), ơ (â), ư, ươ (ua).[1]

+ Nguyên âm hàng sau (lưỡi rụt về sau, âm sắc tối, trầm, môi tròn) : o, ô, u, uô (ua).

* Dựa trên độ mở của miệng, ta có 4 loại : + Nguyên âm rộng : e, a, o (âm lượng lớn) + Nguyên âm vừa : ê, ơ, ô (âm lượng vừa) + Nguyên âm hẹp : i, ư, u (âm lượng nhỏ)

+ Nguyên âm hẹp mở qua vừa : iê, ươ, uô (âm lượng nhỏ và lớn dần đến vừa)

Ghi chú :

- ă là âm ngắn của a - â là âm ngắn của ơ

- o và ô đôi lúc có dạng âm dài là : oo, ôô (xoong, bôông) ia, ua, ưa là âm phức không có âm cuối (Td: chia, chua, chưa )

Ta có bảng tóm kết các nguyên âm như sau :

- Âm chính cùng với thanh điệu là hai yếu tố tối thiểu phải luôn luôn có mặt trong âm tiết, nếu không sẽ không có âm tiết : ả, ổ, ố ...

WindLoad Page 35

c. Âm cuối :

Vị trí âm cuối do các bán âm cuốiphụ âm cuối đảm nhận. * Bán âm cuối có 2 loại :

Bán âm cuối bẹt miệng (lưỡi đưa ra trước) được ghi bằng i hoặc y :

+ Được ghi bằng y sau các nguyên âm ngắn ă, â : ăy, âu (hãy lấy : đáng lẽ ra chính tả phải ghi “hẵy” mới đúng ngữ âm).

+ Được ghi bằng i sau tất cả các nguyên âm còn lại mà không bẹt miệng (tức là bán âm i không đi sau các nguyên âm hàng trước, bẹt miệâng) : ai ơi, ưi, ươi (ai # ăy) oi, ôi, ui, uôi.

Bán âm cuối tròn môi (lưỡi rụt vào trong) được ghi bằng u hoặc o : + Không đi sau các nguyên âm hàng sau (tròn môi)

+ Được ghi bằng u sau các âm ngắn : âu, ău (trâu, tàu : đáng lẽ chính tả phải ghi “tằu” mới đúng ngữ âm)

+ Được ghi bằng u sau các âm vừa và âm hẹp : du, ưu, ươu, êu, iu, iêu (yêu) + Được ghi bằng o sau các âm rộng a, e = ao, eo (ao # ău)

Lưu ý : khi gặp ay thì phải phân tích là ăy, khi gặp au thì phải phân tích là ău

* Phụ âm cuối gồm 8 âm chia làm 4 cặp như sau :

Phụ âm môi : m - p (đóng tiếng bằng 2 môi) : làm đẹp, rập rạp ... – Phụ âm đầu lưỡi : n - t (đóng lưỡi lên chân răng) : ban hát, sền sệt ...

Phụ âm mặt lưỡi : nh - ch (đóng mặt lưỡi lên vòm miệng) : chênh chếch, rách, rình

Lưu ý : nh - ch chỉ đi sau các nguyên âm hàng trước e - ê - i : enh ech, ênh êch, inh ich. Do đó, khi chính tả ghi anh, ach, ta phải phân tích là enh ech mới đúng.

Phụ âm cuống lưỡi : ng - c (đóng cuống lưỡi lên vòm mềm) : vang, dốc, vằng vặc ...

Lưu ý : khi ng - c đi sau các nguyên âm hàng sau o - ô - u, thì không phải chỉ đóng cuống lưỡi, mà còn phải đóng ngay cả 2 môi nữa (ta phải ộc tiếng làm cho 2 má hơi phồng lên để tạo khoảng vang trong miệng).

Ghi chú :

- Các phụ âm cuối p, t, ch, c chỉ đi với thanh điệu sắc hoặc nặng, làm cho vần phải đọc dứt sớm hơn các vần đóng cùng loại, cổ thi gọi các vần đó là vần chết (tử vận).

- Khi vần có các âm cuối, thì âm chính ít nhiều bị ảnh hưởng - nó làm cho độ mở của miệng giảm bớt, ngắn lại.

- Các vần có âm cuối gọi là VẦN ĐÓNG, các vần không có âm cuối gọi là VẦN MỞ.

Một phần của tài liệu 7 bài luyện thanh cơ bản để có giọng hát hay (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)