Công tác quản lý, hỗ trợ của Nhà nước và doanh nghiệp về tài chính, thuế, trợ cấp, công tác thông tin,

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp: Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng, chi nhánh Hải Dương (Trang 27)

Tại các thị trường truyền thống, một hiện tượng thực tế luôn xảy ra khiến các doanh nghiêp XKLD phải đau đầu và chịu thua thiệt là tình trạng lao động bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm việc vẫn cao, các nước tiếp nhận lao động không áp dụng triệt để các biện pháp để hạn chế tỷ lệ lao động bỏ trốn nên đối tác môi giới các nước luôn kiếm cớ để ép các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng phí mô giới, còn giới chủ thì áp dụng các biện pháp phạt tiền doanh nghiệp, đặc biệt là đối với thị trường Nhật Bản và Đài Loan.

Hiện nay công ty còn đang phải đối mặt với tình trạng người lao động không vay được vốn do các Ngân hàng thay đổi cơ chế chính sách cho vay làm cho công tác XKLĐ của công ty gặp nhiều khó khăn.

3.1.2. Nguyên nhân :

Nguyên nhân là do Nhà nước chưa quản lý sâu sắc việc đăng ký làm công tác XKLĐ của các doanh nghiệp cũng như việc giám sát chặt chẽ việc ký kết hợp đồng XKLĐ với các nước bạn, không nắm được những thay đổi về cơ chế chính sách của các Bộ ban ngành liên quan. Mặt khác cũng do việc chuẩn bị, đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động đi XKLĐ còn nhiều thiếu sót nên đã dẫn đến những tồn tại trên.

3.2. Phương hướng phát triển và quan điểm cá nhân giải quyết các vấn đề đượcnêu trên nêu trên

3.2.1. Phương hướng phát triển :

Trong thời gian tới công ty tiếp tục sẽ đẩy mạnh công tác XKLĐ, tăng cường thị phần thị trường hiện có, thị trường thu nhập cao, có môi trường sống và lao động an toàn, có luật bảo vệ quyền lợi của người lao động nước ngoài như Nhật Bản và thị trường mới dự kiến khai thác như Hàn Quốc, Mỹ và Eu. Hoàn thành nốt những hợp đồng đã ký kết và tiếp tục mở rộng thị trường sang các nước Trung Đông và EU. Củng cố và tiếp tục khai thác thêm những hợp đồng

mới tại thị trường truyền thống như : Nhật Bản, Đài Loan, Ả Rập nhằm đáp ứng nhu cầu đông đảo của người lao động, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

Mặt khác công ty sẽ quản lý chặt chẽ hơn việc ký kết hợp đồng cung ứng lao động với các đối tác nước ngoài, hạn chế tối đa số lượng lao động nước ngoài làm việc và cư trú

bất hợp pháp, hạn chế tình trạng mất an ninh trật tự trên lãnh thổ của họ. Đồng thời công ty cũng tiến hành công tác tuyển chọn, đào tạo định hướng. Thông tin tuyên truyền cần mạnh mẽ và rộng hơn nữa cho người lao động hiểu biết về phong tục tập quán của quốc gia mình sẽ đến làm việc một cách sâu rộng hơn để có thể hạn chế thấp nhất những rủi ro, thiệt thòi cho công ty và cho người lao động.

3.2.2. Quan điểm cá nhân giải quyết các vấn đề nêu trên :

Trước mắt công ty cần củng cố lòng tin vững chắc của người lao động đối với thị trường lao động. Đồng thời đẩy mạnh việc khai thác các hợp đồng tiếp nhận lao động có tay nghề và lao động kỹ thuật cao.

Luôn theo dõi và nắm bắt cụ thể những thay đổi về cơ chế chính sách của các Bộ ban ngành

liên quan tới công tác XKLĐ

Liên kết với các Ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động chủ động làm thủ tục vay vốn.

Nâng cao hiệu quả hoạt động, có những cam kết cụ thể của các văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài, các chủ lao động về đối xử với người lao động (tiền lương, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội,...). Đương nhiên người lao động cũng phải có cam kết của họ. Đó là sự sòng phẳng giữa quyền lợi và nghĩa vụ.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, bổ sung các ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động và đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Tăng cường truyền thông (báo chí, truyền thanh, truyền hình, tờ rơi, ...) để người dân có thông tin chính xác về các điều kiện, yêu cầu, thủ tục,....đối với lao động xuất khẩu, tránh cho họ khỏi bị lừa đảo, đi làm việc trái phép, rơi vào hoàn cảnh tiền mất tật mang. Cần sử phạt nghiêm khắc hơn nữa các trường hợp lừa đảo xuất khẩu lao động.

Phân tích diễn biến tại các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, tại các thị trường trọng điểm như Nhật Bản – Đài Loan tuy nhịp độ cung ứng lao động vẫn chưa được duy trì, nhưng số lượng cung ứng vẫn chỉ hạn chế bởi chỉ tiêu phân bổ cho Việt

Nam còn thấp, ngành nghề chưa được mở rộng. Bên cạnh đó những chi phí của người lao động trước khi đi rất cao so với các thị trường khác...Vì vậy nhu cầu của người lao động đến làm việc tại các địa bàn này tuy khá đông nhưng trên thực tế các doanh nghiệp XKLĐ nói chúng và công ty nói riêng không thể đáp ứng được.

Kết luận : Tham Khảo :

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp: Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng, chi nhánh Hải Dương (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w