Sơ lược về logic mờ

Một phần của tài liệu đề tài mạng thu thập dữ liệu và quang báo (Trang 63)

1. Quá trình phát triển của logic mờ

Logic mờ được công bố lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1965. Cha đẻ của nó là Lotfi Zadeh, giáo sư về lý thuyết hệ thống tại trường đại học Berkeley, bang California. Kể từ đó, logic mờ đã có nhiều phát triển qua các chặng đường sau : phát minh ở Mỹ, áp dụng ở Châu Âu và đưa vào các sản phẩm thương mại ở Nhật.

a) Ứng dụng công nghiệp đầu tiên ở Châu Aâu

Ứng dụng đầu tiên của logic mờ vào công nghiệp được thực hiện ở Châu Aâu, khoảng sau năm 1970. Tại trường Queen Mary ở Luân Đôn – Anh, Ebrahim Mamdani dùng logic mờ để điều khiển một máy hơi nước mà trước đây ông ấy không thể điều khiển được bằng các kỹ thuật cổ điển. Và tại Đức, Hans Zimmermann dùng logic mờ cho các hệ ra quyết định. Liên tiếp sau đó, logic mờ được áp dụng vào các lĩnh vực khác như điều khiển lò xi măng, … nhưng vẫn không được chấp nhận rộng rãi trong công nghiệp. Có một số ít ứng dụng dùng nó nhưng dấu đi cụm từ logic mờ mà thay bằng các từ ngữ như “logic đa giá trị” hay “logic liên tục”.

Kể từ năm 1980, logic mờ đạt được nhiều thành công trong các ứng dụng ra quyết định và phân tích dữ liệu ở Châu Aâu. Nhiều kỹ thuật logic mờ cao cấp được nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này.

b) Nhật Bản vươn lên dẫn đầu

Cảm hứng từ những ứng dụng của Châu Aâu, các công ty của Nhật bắt đầu dùng logic mờ vào kỹ thuật điều khiển từ năm 1980. Nhưng do các phần cứng chuẩn tính toán theo giải thuật logic mờ rất kém nên hầu hết các ứng dụng đều dùng các phần cứng chuyên về logic mờ. Một trong những ứng dụng dùng logic mờ đầu tiên tại đây là nhà máy xử lý nước của Fuji Electric vào năm 1983, hệ thống xe điện ngầm của Hitachi vào năm 1987.

Những thành công đầu tiên đã tạo ra nhiều quan tâm ở Nhật. Có nhiều lý do để giải thích tại sao logic mờ được ưa chuộng. Thứ nhất, các kỹ sư Nhật thường bắt đầu từ những giải pháp đơn giản, sau đó mới đi sâu vào vấn đề. Phù hợp với việc logic mờ cho phép tạo nhanh các bản mẫu rồi tiến đến việc tối ưu. Thứ hai, các hệ dùng logic mờ đơn giản và dễ hiểu. Sự “thông minh” của hệ không nằm trong các hệ phương trình vi phân hay mã nguồn. Cũng như việc các kỹ sư Nhật thường làm việc theo tổ, đòi hỏi phải có một giải pháp để mọi người trong tổ đều hiểu được hành vi của hệ thống, cùng chia sẽ ý tưởng để tạo ra hệ. Logic mờ cung cấp cho họ một phương tiện rất minh bạch để thiết kế hệ thống. Và cũng do nền văn hóa, người Nhật không quan tâm đến logic Boolean hay logic mờ; cũng như trong tiếng Nhật , từ “mờ’ không mang nghĩa tiêu cực.

Do đó, logic mờ được dùng nhiều trong các ứng dụng thuộc lĩnh vực điều khiển thông minh hay xử lý dữ liệu. Máy quay phim và máy chụp hình dùng logic mờ để chứa đựng sự chuyên môn của người nghệ sĩ nhiếp ảnh. Misubishi thông báo về chiếc xe đầu tiên trên thế giới dùng logic mờ trong điều khiển, củng như nhiều hãng chế tạo xe khác của Nhật dùng logic mờ trong một số thành phần. Trong lĩnh vực tự động hóa, Omron Corp. có khoảng 350 bằng phát minh về logic mờ. Ngoài ra, logic mờ cũng được dùng để tối ưu nhiều quá trình hóa học và sinh học.

c) Châu Âu đuổi theo Nhật

Năm năm trôi qua, các tổ hợp Châu Aâu nhận ra rằng mình đã mất một kỹ thuật chủ chốt vào tay người Nhật và từ đó họ đã nỗ lực hơn trong việc dùng logic mờ vào các ứng dụng của mình. Đến nay, có khoảng 200 sản phẩm bán trên thị trường và vô số ứng dụng trong điều khiển quá trình – tự động hóa dùng logic mờ. Từ những thành công đạt được, logic mờ đã trở thành một kỹ thuật thiết kế “chuẩn” và được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng.

d) Logic mờ ở Mỹ

Trong những năm gần đây, logic mờ thu được nhiều quan tâm ở Mỹ, nhất là trong những công ty cạnh tranh với Châu Aâu và Châu Á. Tuy nhiên có nhiều tranh cãi về khả năng chiến thắng của Mỹ trong lĩnh vực này bởi nhiều lý do. Thứ nhất, những ứng dụng được thực hiện tại Nhật là những sản phẩm mà các nhà sản xuất của Mỹ không cạnh tranh với Nhật. Cơ bản là không có một nhà sản xuất điện tử giải trí nào của Mỹ có mặt trên thị trường thế giới; việc dùng logic mờ trong camcorder, camera, hifi chỉ là nhằm tăng thêm khả năng cạnh tranh giữa các công ty Nhật mà thôi. Ơû Châu Aâu, các ứng dụng logic mờ chủ yếu tập trung vào tự động hóa công nghiệp do giá lao động cao. Trong các lĩnh vực khác, như là ngành chế tạo ôtô, Mỹ phải đối mặt với các đối thủ đến từ Châu Aâu và Nhật. Và các nhà sản xuất Mỹ trong lĩnh vực này buộc phải dùng kỹ thuật thiết kế logic mờ.

Điều này tạo ra nhiều phân khúc thị trường cho Mỹ, như là dùng logic mờ trong các hệ ra quyết định, bộ nhớ, bộ điều khiển đĩa cứng, cũng như các giải thuật nén dùng cho âm thanh và hình ảnh. Và các ứng dụng trong truyền thông như loại bỏ tiếng ồn, tìm đường trong mạng, hay nhận dạng tiếng nói cũng thu được nhiều kết quả từ logic mờ.

2) Cơ sở toán học của logic mờ

Logic mờ và xác xuất thông kê đều nó về sự không chắn chắn. Tuy nhiên mỗi lĩnh vực định nghĩa một khái niệm khác nhau về đối tượng.

a) Sự không chắc chắn theo thống kê : liên quan đến sự xuất hiện của một sự kiện chắc chắn. Xét phát biểu sau : kiện chắc chắn. Xét phát biểu sau :

Xác suất trúng đích là 0,8

Bản thân của sự kiện này (trúng đích) đã được định nghĩa rõ ràng. Sự không chắc chắn ở đây là có trúng đích hay không, và được định lượng bởi mức độ xác suất (trong trường hợp này là 0,8). Loại phát biểu này có thể được xử lý và kết hợp với các phát biểu khác bằng phương pháp thống kê, như là xác suất có điều kiện chẳng hạn.

b) Sự không chắc chắn trong ngữ nghĩa : liên quan đến ngôn ngữ của con người, tức là liên quan đến sự không chính xác trong các từ ngữ mà con người dùng người, tức là liên quan đến sự không chính xác trong các từ ngữ mà con người dùng để ước lượng vấn đề và rút ra kết luận. Ví dụ như các từ mô tả nhiệt độ như : “nóng”, “lạnh”, hay “ấm” – không có một giá trị chính xác để gán cho các từ này – bao nhiêu độ là lạnh : 2C hay -2C ? … và các khái niệm này cũng khác nhau đối với những người khác nhau : người này lạnh nhưng người khác thì không.

Mặc dù các khái niệm không được định nghĩa chính xác nhưng con người vẫn có thể sử dụng chúng cho các ước lượng và quyết định phức tạp. Bằng sự trừu tượng và óc suy nghĩ, con người có thể giải quyết câu nói mang ngữ cảnh phức tạp mà rất khó có thể mô hình bởi toán học chính xác. Xét phát biểu :

Có thể chúng ta sẽ thành công trong năm học này

Mới nhìn qua thì phát biểu này rất giống phát biểu trên. Tuy nhiên, có một số khác biệt quan trọng. Thứ nhất, bản thân sự kiện không được định nghĩa rõ ràng. Đối với một số sinh viên thì năm học thành công là không phải học lại môn nào. Đối với một số sinh viên khác thì năm học thành công là số điểm bình quân năm nay tăng hơn năm trước. Nhưng ngay cả trong trường hợp này cũng không có một ngưỡng qui định sự thành công (tăng hơn bao nhiêu điểm ?).

Một khác biệt nữa là ở xác xuất : trong khi phát biểu trên mô tả xác suất theo toán học thì phát biểu này không có một giá trị định lượng về xác suất.

c) Mô hình sự không chắc chắn theo ngữ vựng :

Như đã nói trên, mặc dù dùng những phát biểu không mang tính định lượng nhưng con người vẫn có thể thành công trong các ước lượng phức tạp. Trong nhiều trường hợp, con người dùng sự không chắc chắn này để tăng thêm độ linh hoạt. Như trong hầu hết xã hội, hệ thống luật pháp bao gồm một số luật, mỗi luật mô tả một tình huống. Ví dụ một luật qui định tội trộm xe phải bị tù 2 năm, một luật khác lại giảm nhẹ trách nhiệm. Và trong một phiên tòa, chánh án phải quyết định số ngày phạt tù của tên trộm dựa trên mức độ rượu trong người, trước đây có tiền án hay tiền sự không, … từ đó kết hợp lại đưa ra một quyết định công bằng.

3) Logic mờ là logic của con người

Trong thực tế, ta không định nghĩa một luật cho một trường hợp mà định nghĩa một số luật cho các trường hợp nhất định. Khi đó những luật này là những điểm rời rạc của một tập các trường hợp liên tục và con người xấp xỉ chúng. Gặp một tình huống cụ thể, con người sẽ kết hợp những luật mô tả các tình huống tương tự. Sự xấp xỉ này dựa trên sự linh hoạt của các từ ngữ cấu tạo nên luật, cũng như sự trừu tượng và sự suy nghĩ dựa trên sự linh hoạt trong logic của con người.

Để thực thi logic của con người trong kỹ thuật cần phải có một mô hình toán học của nó. Từ đó logic mờ ra đời như một mô hình toán học cho phép mô tả các quá trình quyết định và ước lượng của con người theo dạng giải thuật. Dĩ nhiên cũng có giới hạn, đó là logic mờ không thể bắt chước trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của con người. Tuy nhiên, logic mờ cho phép ta rút ra kết luận khi gặp những tình huống không có mô tả trong luật nhưng có sự tương đương. Vì vậy, nếu ta mô tả những mong muốn của mình đối với hệ thống trong những trường hợp cụ thể vào luật thì logic mờ sẽ tạo ra giải pháp dựa trên tất cả những mong muốn đó.

4) So sánh logic mờ với lý thuyết xác suất thống kê

Không thể làm phép so sánh giữa hai lĩnh vực này bởi vì sự không chắc chắn theo thống kê và sự không chắc chắn theo ngữ vựng có bản chất khác nhau. Mỗi lĩnh vực có một đối tượng phục vụ của riêng nó, được con người tạo ra nhằm phục vụ cho mục đích của con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đề tài mạng thu thập dữ liệu và quang báo (Trang 63)