II –THIỆT HẠI SAU NGẬP LỤT
THIỆT HẠI SAU NGẬP LỤT
THIỆT HẠI NGẬP LỤT
0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 4500000 5000000
Trong khi ngập lụt Sau ngập lụt
G iá t rị t h iệ t h ại CHƯƠNG IV KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
- Nghiên cứu và lập bản đồ dữ liệu sụt lún Hà Nội
Việc cần làm trước khi nghĩ đến điều chỉnh bổ sung quy hoạch hệ thống thoát nước trong tương lai là xác định được hiện trạng và xu thế hạ thấp mặt đất. Thành phố phải có thống kê điều tra cơ bản, cấp bách về các hệ thống thoát nước, hệ thống cống chính để đảm bảo có kiểm soát dòng chảy dẫn ra cống chính trên địa bàn thành phố. Cơ quan quản lý thoát nước thành phố phải kiểm soát bằng bản đồ, sơ đồ, bằng hệ thống thiết bị hiện đại. Cần có bản đồ thoát nước Hà Nội để quản lý mỗi khi cấp phép xây dựng, cấp phép đầu tư để đảm bảo dòng chảy. Khi đã có dữ liệu sụt lún ở Hà Nội sẽ điều chỉnh quy hoạch thoát nước hợp lý và kết hợp những giải pháp chống ngập lụt khác. Để tránh bị bất ngờ, các đô thị với nguy cơ lụt lội cao (ở Hà Nội và hầu hết các đô thị khác của Việt Nam) cần lập bản đồ nguy cơ ngập lụt của thành phố tương ứng với lượng mưa và mức lũ khác nhau. Các bản đồ này sẽ làm cơ sở để xác định thời điểm và khu vực cần cứu trợ, cũng như việc bố trí các kho nhu yếu phẩm phòng lũ và các tuyến đường huyết mạch cần bảo vệ. Nhiều vấn đề mà các ngành chức năng có liên quan công tác quy hoạch xây dựng Hà Nội cần chấn chỉnh, ví dụ: hệ thống bản đồ quy hoạch 1/2000, 1/500 thiếu bản vẽ chính như quy hoạch không gian kiến trúc (thiết kế đô thị), các bản đồ quy hoạch hệ thống cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, cắm mốc chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ...
- Xây dựng hệ thống cống thoát nước và các biện pháp chống ngập
Xây dựng hệ thống cống thoát nước mới bên cạnh hệ thống cũ quá tải, xây dựng hồ điều hòa dạng chìm đối với vùng thấp. Cuối đoạn cống mới này lắp van một chiều để chủ động thoát nước tự chảy; đối với vùng thấp thì xây dựng hồ điều hòa dạng chìm chứa lượng nước chưa kịp tiêu thoát. Hơn thế nữa, Hà Nội cần hoàn chỉnh quy hoạch thoát nước dựa trên nguyên lý cân bằng và xã hội hóa. Với những kinh nghiệm cụ thể trong tiến trình giải quyết vấn nạn lũ lụt trong việc xây dựng phi trường Quốc tế 2 ở Bangkok Thái Lan
áp dụng ở Việt Nam, việc kết hợp đồng thời hệ thống thoát nước mới tự chảy kết hợp với hồ điều hòa là giải pháp thoát nước của đô thị sinh thái phù hợp về phát triển bền vững hiện nay.
- Quy hoạch đô thị hiệu quả
Sau khi được mở rộng, xử lý chất thải của Hà Nội trở nên quá tải và không còn phù hợp. Hiện hệ thống cấp nước sạch tập trung chủ yếu ở nội thành, nhiều nơi ở thành phố Hà Đông, Sơn Tây đang quá tải. Trong khi đó, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đang là vấn đề hết sức nan giải khi cả thành phố mới chỉ có 2 trạm xử lý nước thải thí điểm. Vì vậy Hà Nội cần gấp rút ưu tiên ngân sách xây dựng lại quy hoạch để đến năm 2010 hoàn thành các quy hoạch mới, có tầm nhìn dài hạn đến năm 2030-2050. Đây là nhiệm vụ cấp bách vì Thủ đô đã phát triển với quy mô diện tích, dân số lớn gấp nhiều lần so với trước, hệ thống quy hoạch đã lạc hậu và không phù hợp với tình hình.
Trong quy hoạch chung thành phố phải có quy hoạch chuyên ngành thoát nước một cách cụ thể để kiểm soát và có mạng lưới khống chế thoát nước để làm cơ sở xây dựng và quản lý lâu dài. Theo kế hoạch phê duyệt năm 1998, Hà Nội có nhiệm vụ ngăn chặn ngập lụt với khoảng 40 hồ - chiếm trên 10% diện tích thủ đô – và 4 con sông chảy vào sông Hồng nhưng với sự phát triển của thủ đô thì những con số này quả là không đủ. Trong khi đó, trong một kế hoạch khác nhằm cải thiện hệ thống thoát nước của thủ đô, chỉ 40-50% trong số đó là được thiết kế theo đúng kế hoạch. Vì vậy, Hà Nội nên mở rộng hồ, kênh đào và các con sông nhỏ ngay cả khi phải di dời một số khu nhà ổ chuột. Trong quy hoạch xây dựng, để đảm bảo việc thoát nước, bất kỳ đô thị nào cũng phải có một cao độ chuẩn cho cả đô thị hoặc cho riêng từng khu vực. Cao độ chuẩn này đặc biệt quan trọng vì khi xây dựng hệ thống giao thông, thoát nước, bao giờ cũng phải dẫn từ cao độ chuẩn với độ dốc từ 5 - 7% hoặc thấp hơn tuỳ theo địa hình từng đô thị để có thể đảm bảo nguồn nước thoát,
nước mặt nước mưa tự chảy. Ở những điểm quá sâu so với mặt đất không cho phép nước thoát tự chảy thì phải có trạm bơm chuyển tiếp. Đặc biệt, trong đô thị phải xác định được có bao nhiêu hướng thoát nước để xây dựng những hồ chứa điều hoà, trong đó có hệ thống trạm bơm tính toán khi cần thiết để bơm thoát nước toàn đô thị tránh ngập lụt. Tuy nhiên kiểm tra quy hoạch những năm gần đây, TP Hà Nội không xác định được một cao độ chuẩn để từ đó xác định ra hướng thoát nước tự nhiên, đồng thời cùng chuyển giao cho một số cơ quan nhà nước quản lý và dời cốt xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Vì vậy trong các dự án quy hoạch sắp tới, Hà Nội cần kiểm soát các cao độ chuẩn hay nói cách khác là phải khống chế cốt nền một cách thống nhất.
Bên cạnh đó, những thảm hoạ dồn dập do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, và sự xâm phạm của con người vào đê sông Hồng cũng đang là một đe dọa ngập lụt đối với Hà Nội. Khai thác cát bừa bãi trên sông Hồng, các đại dự án đòi nắn dòng hay thu hẹp sông Hồng, các cầu mới vượt sông làm dâng nước vẫn được tiến hành ngày đêm. Ngay trong đợt mưa vừa rồi, mặc dù không có sức ép từ lũ sông Hồng, một số kè (Liên Trì, Gia Thượng, Thụy Phương) đã bị sạt lở, sụt mạch. Vì vậy trong quy hoạch hệ thống thoát nước Hà Nội cần chú ý phù hợp với quy hoạch khu vực sông Hồng.
- Tăng cường hệ thống thông tin
Đô thị cũng có những yếu tố đặc biệt thuận lợi để hạn chế ảnh hưởng của lụt lội. Hệ thống thông tin ở đô thị dày đặc hơn nhiều so với nông thôn. Hà Nội có các kênh truyền hình, truyền thanh, báo chí địa phương lớn nhất nhì cả nước; hệ thống loa phường dày đặc, biển điện tử trên đường phố khá nhiều. Người dân Hà Nội cũng có tỉ lệ dùng điện thoại cố định, di động và TV nhiều nhất nhì cả nước. Quan hệ xã hội chằng chịt (cả thực và qua Internet) giữa họ sẽ là kênh lan truyền thông tin rất hiệu quả và kịp thời. Vì vậy các đô thị nên tận dụng mạng lưới và các kênh thông tin này để cập nhật thông tin cho người dân có biện pháp giảm thiểu thiệt hại ngập lụt.
- Quy hoạch gắn với cơ chế quản lý
Khi lập quy hoạch cần lấy ý kiến cộng đồng. Nhiều ý kiến cho rằng, cộng đồng không chỉ giám sát mà còn tham gia từ lúc quy hoạch. Tốt nhất là ngay trong khi còn đang nghiên cứu, đã phải có ý kiến từ cộng đồng. Ngoài ra, do Hà Nội mở rộng đã trở thành một trong những Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới, quy hoạch Hà Nội nên gắn với cơ chế quản lý. Việc để người dân tự quản lý, kiểm soát những công trình giảm thiểu lũ cũng là một yếu tố quan trọng góp phần hạn chế ngập lụt ở các đô thị. Tuy nhiên biện pháp căn cơ vẫn là tầm nhìn của các nhà quy hoạch, nhà quản lý trong quá trình phát triển đô thị.
Những biến động thời tiết luôn đe dọa cuộc sống con người đặc biệt đối với những nước nằm trong vùng khí hậu nhạy cảm như Việt Nam. Từ trước đến nay đối phó với tình trạng ngập lụt với diễn biến thiệt hại ngày càng gia tăng luôn là vấn đề đau đầu các nhà quản lý. Ngập lụt có thể để lại những hậu quả nguy hại khó lường trong hiện tại và ảnh hưởng tới cả thế hệ tương lai. Với những nỗ lực của mình, các nhà làm chính sách đã cố gắng nghiên cứu các giải pháp hạn chế tối đa mọi tác động tiêu cực của ngập lụt và có những đề xuất trong quản lý nhằm đối phó với thiên tai. Để có những luận chứng thuyết phục thì họ phải có những đánh giá cụ thể về giá trị thiệt hại.
Là thủ đô đồng thời cũng là thành phố lớn thứ hai của Việt Nam, trong trận mưa lịch sử năm 2008, thành phố Hà Nội đã gánh chịu rất nhiều tổn thất về tất cả các mặt kinh tế, môi trường, xã hội, chất lượng cuộc sống người dân bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc đánh giá thiệt hại do trận ngập lụt này gây ra là một việc làm cần thiết có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ra quyết định của các cơ quan quản lý thành phố. Chính vì vậy đề tài “ Đánh giá thiệt hại kinh tế của tình trạng ngập lụt ở Hà Nội năm 2008 “ được thực hiện với mục tiêu đưa ra một cái nhìn đầy đủ về những thiệt hại thực sự mà thành phố phải gánh chịu. Tuy đề tài còn một số hạn chế về nguồn số liệu, nhưng nội dụng đề án vẫn phản ánh được tương đối đầy đủ các thiệt hại mà Thành phố phải gánh chịu trong trận lụt năm 2008. Mong rằng trong thời gian gần nhất vấn đề ngập lụt sẽ được giải quyết nhanh chóng không chỉ phạm vi Hà Nội mà cả toàn Việt Nam và mở rộng ra là toàn thế giới để mọi người dân đều được hưởng chất lượng cuộc sống đảm bảo !