- Môi trường kinh tế
Với tình trạng khủng hoảng của nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, nên việc tiết kiệm đang là điều mà họ mong muốn, nhất là tiết kiệm chi phí, chi tiêu cho hoạt động đầu tư. Các doanh nghiệp cũng đang dần cắt giảm nguồn chi cho hoạt động quảng cáo, với các hình thức quảng cáo tốn nhiều chi phí như quảng cáo trên truyền hình dần được thay bằng quảng cáo qua mạng internet. Chính vì vậy lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đang có rất nhiều cơ hội để phát triển. Vpoint cần phải đẩy mạnh hơn việc truyền thông thương hiệu để các doanh nghiệp có thể biết đến sản phẩm, dịch vụ cũng như danh tiếng của công ty. Từ đó, thu hút nhiều hơn các khách hàng tiềm năng, gây dựng lòng trung thành của các khách hàng cũ
Môi trường chính trị luật pháp
Việt Nam là nước có môi trường chính trị ổn định cao, Thể chế chính trị có sự nhất quán từ phía nhà nước và nhân dân. Chính sách rõ ràng cho các doanh nghiệp kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh có sự cạnh tranh công bằng thúc đẩy được sự phát triển kinh tế. Đồng thời quan hệ Việt Nam với các nước bạn cũng khá tốt. Đây là điều kiện tốt để các nhà doanh nghiệp cí thể yên tâm đầu tưu và phát triển
Khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở việt nam dù ở bất cứ lĩnh vực nào đều phải chịu sự tác động của luật pháp việt nam. chịu sự tác động của luật truyền thông, luật quảng cáo tại Việt Nam. Đó là các quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại, quy định về nội dung, hình thức quảng cáo, ngôn từ sử dụng… đề phù hợp với văn hóa thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Do hoạt động trong môi trường internet nên công ty cũng chịu tác động của luật pháp về viễn thông và internet
Các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ , bảo vệ bản quyền, bảo vệ thương hiệu đã được xây dựng và đang được thực thi rất nghiêm chỉnh. Điều này sẽ bảo vệ thương hiệu sản phẩm của công ty và tạo được niềm tin cho khách hàng về sản phẩm của công ty
Môi trường công nghệ
Mội trường công nghệ phát triển không ngừng nghỉ và điều đó vừa là thuận lợi vừa là khó khăn khi doanh nghiệp sử dụng các công cụ IMC online để truyền thông thương hiêu. Thuận lợi ở chỗ chi phí cho hoạt động truyền thông có thể sẽ giảm đi, tuy nhiên khách hàng phải tiếp cận với quá nhiều công cụ truyền thông sẽ gây ra hiện tượng loãng thông tin. Tại Việt Nam, các hoạt động internet bắt đầu từ năm 1997, từ đó đến nay số lượng thuê bao ngày càng tăng chứng tỏ sự sôi động, đa dạng trong môi trường số hóa này rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Số người dùng tại Việt Nam tính đến thời điểm cuối tháng 7 năm 2011 đã vượt 31 triệu người, trong đó có tới 4 triệu người dùng Internet băng rộng. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê vào tháng 3 năm 2012, số người sử dụng Internet ở Việt Nam đã đạt đạt 32,1 triệu người với số thuê bao Internet trên cả nước ước tính đạt 4,2 triệu thuê bao (so sánh với 134 triệu thuê bao điện thoại, bao gồm: 15,3 triệu thuê bao cố định và 118,7 triệu thuê bao di động) . Đây sẽ là cơ hội lớn cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động truyền thông thương hiệu trên mạng Internet như xây dựng các sự kiện trực tuyến, thu hút khách hàng.
3.4. Thực trạng hoạt động truyền thông Internet Marketing cho sản phẩm ứng dụng điện thoại di động mà công ty đang sử dụng
3.4.1. Kết quả thu thập và xử lý dữ kiệu thứ cấp
Dựa trên những tài liệu thu thập được từ công ty Vpoint, tác giả xin nhận xét một số điểm đáng lưu ý đối với các cộng cụ truyền thông Internet marketing mà công ty đã và đang sử dụng
Hình 2.5: Website chính thức của công ty CP Công nghệ Điểm Việt ( nguồn công ty)
Website được xây dựng quá sơ sài, chưa chú trọng phát triển nội dung cũng như hình thức, các mục tin tức hay giới thiệu sản phẩm dịch vụ có rất ít thông tin, website là nơi đại diện cho công ty, khách hàng muốn tìm hiểu các ứng dụng di động có thể vào trang web hệ thống để tìm kiếm thông tin. Đồng thời công ty nên đăng kí tên miền, đăng kí bảo hộ logo và nhãn hiệu sản phẩm, bằng cachs đố bước đầu tạo vị thế trên thị trường ứng dụng di dộng, khách hàng không bị nhẫm lẫn khi tìm kiếm đến website doanh nghiệp.
Hình 2.6: Thống kê chỉ số của trang web www.manyapps.net trên Alexa(Nguồn:
Hình 2.7: Thống kê thứ hạng của trang web www.manyapps.net trên Alexa((Nguồn: website http://www.alexa.com/ )
Hình 2.8: Kết quả Search Google cho từ khóa “Vpoint” và kết quả Search Google cho từ khóa “Vpoint Mobile Application”( nguồn
tác giả
Email Marketing
Hiện công ty đã xây dựng một phần mềm gửi thư điện tử dựa trên danh sách khách hàng đã được xử lý hóa, phần mềm này vẫn hiện trong quá trình thử nghiệm và chưa được đi vào hoạt động.Các mẫu email marketing cũng được bộ phận thiết kế làm một số mẫu tuy nhiên theo đánh giá chủ quan của tác giả thì các mẫu đó cũng chưa được hoàn thiện
Hình 2.9: Mẫu Email Marketing được thiết kế thử nghiệm ( nguồn Công ty)
+ Mẫu email đã có tên app, phần des chi tiết về app. Link dẫn người dùng đến cửa hàng ứng dụng để cài đặt
+ Mẫu email chưa có logo, tên công ty để tạo dấu ấn với khách hàng, thiết kế chưa được thu hút, cần có slogan độc đáo để tạo ấn tượng, mẫu email còn đơn giản.
Quảng cáo trực tuyến
Chưa có hình thức quảng cáo trực tuyến, mới chỉ dừng ở mục giới thiệu trong từng app của công ty mình, cụ thể như trong mỗi app để có mục More hoặc introduction sẽ có những mục quảng cáo về các app cùng công ty mà người dùng có thể lựa chọn
Video Marketing
Một số video giới thiệu về app hay giới thiệu cách chơi app cũng đã được làm, các video được làm bằng cách cắt ghép những ảnh chụp từ app thành một đoạn video, nhận định như thế hơi đơn giản và chưa có sự thu hút. Vẫn biết chi phí để làm những đoạn video theo kiểu phim hay hoạt họa sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí, trong giai đoạn tới công ty vẫn có thể thực hiện những videokieeur vậy tuy nhiên các video cần có điểm nhấn để thu hút người xem.
Ví dụ minh họa cho một đoạn video quảng cáo ứng dụng “ 5000 truyện ngắn hay” : https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=v-0i2KAy9EE
Công cụ SEO đã được sử dụng một thời gian đối với các ứng dụng trên trang của cửa hàng ứng dụng nhằm tăng ranking ứng dụng lên top page và cũng khá hiệu quả, tuy nhiên SEO cho website trên trang tìm kiếm vẫn chưa được thực hiện.
Bằng cách tối ưu hóa các thẻ metadata : tên apps, keywords, description, video giới thiệu ( chỉ có ở GG Play), điều chỉnh lượng rate cho app.
+ SEO on- page: Đăng bài viết lên website www.vpoint.com và www.manyapps.net , hai website thời gian đầu cũng có nhân viên quản lý và chăm sóc website cung cấp đầy đủ các thông tin. Nếu website www.vpoint.com chỉ đăng tải các thông tin chung về công ty thì website www.manyapps.net ngoài những nội dung giới thiệu công ty còn có các nội dung quảng cáo, giới thiệu app và đây cũng là website dành riêng cho các dự án ứng dụng di động của công ty. Tuy nhiên trong thời gian này, công ty vẫn chưa có chính sách quản lý website thường xuyên, các thông tin không được cập nhật, với website của công ty, trong 3 tháng cuối năm 2012 chỉ có 2 bài đăng mới trong mục tin tức và chỉ là bài viết được sao chép lại từ các trang khác. Trang www.manyapps.net số ứng dụng được giới thiệu cũng rất hạn chế, trung bình 2 tuần/1 bài đăng
+ SEO offpage: Đăng bài vết lên trang khác, công ty đã chủ động đăng các bài lên một số website và forum, đó là những diễn đàn chuyên về công nghệ như www.tinhte.vn,
www.tincongnghe24h.com...các website cho phép đăng bài viết bình luận tự do như
ezinearticles, articlebiz…Ngoài ra có các hình thức đăng bài trên forum, blog, facebook… + Seo ứng dụng trên Store
Vpoint luôn cố gắng thực hiện cac phương pháp nhằm đẩy raking của ứng dụng trên các cửa hàng ứng dụng, mục tiêu của việc này là để ứng dụng xuất hiện trên các ví trị thuận lợi cho người dùng dễ quan sát nhất. Bao gồm bảng xếp hạn ứng dụng theo tiêu chí, sắp xếp theo thê loại và tìm kiếm theo từ khóa.
• Blog
← Trang blog của công ty dựa trên wordpress của Gôgle, Blog đang trong quá trình xây dựng nên vẫn còn nhiều thiếu sót
←
← Hình 2.10: Blog cá nhân của Vpoint ( nguồn công ty)
• Mobile Marketing, Forum, Mạng xã hội vẫn chưa được công ty nghiên cứu và thực hiện.
3.4.2. Kết quả thu tập và xử lý dữ liệu sơ cấp ( thông qua bảng hỏi)
Sử dụng Excel 2010 và Google Drive để xử lý các số liệu từ phiếu điều tra khách hàng thu được các kết quả như sau:
Đánh giá khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là những đối tượng có độ tuổi từ 18-35, có lối sống hiện đại, đang sử dụng các dòng điện thoại smartphone và đã từng ít nhất một lần tiếp xúc với các sản phẩm ứng dụng di động.
Đánh giá tiềm năng của các sản phẩm ứng dụng di động
Điện thoại di động là một trong những thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống mỗi ngày của chúng ta, và cuộc chạy đua của những chiếc smartphone ngày càng mạnh mẽ. theo cuộc phỏng vấn 500 khách hàng thì kết quả nhận được là 350/500 người trả lời rằng họ đang sở hữu ít nhất một chiếc smartphone.
Biểu đồ 2.2: Phân loại khách hàng sử dụng smartphone với hệ điều hành Android và iOS ( nguồn tác giả)
Nhận xét: Dễ dàng nhận thấy số lược khách hàng sử dụng smartphone là rất lớn, đặc biệt là những chiếc smartphone được thiết kế trên nền tảng Android và iOS, đây là một kết quả tốt để có thể phần nào đánh giá được thực trạng và tiềm năng của thị trường. Với 34,3% khách hàng sử dụng điện thoại của Apple với hệ điều hành iOS và 45,7% khách hàng sử dụng điện thoại Android với các nhãn hiệu điện thoại khác nhau, tỷ lệ số người sử dụng cao như vậy chứng tỏ rằng thị trường Smartphone vẫn còn khá sôi động và còn rất nhiều cơ hội cho việc cung cấp và phát triển các ứng dụng tiện ích mới cho 2 dòng điện thoại lớn này.
Thói quen sử dụng sản phẩm ứng dụng di động
Nghiên cứu 350 khách hàng trong nhóm sử dụng điện thoại smartphone trong việc nhận thức về các sản phẩm ứng dụng tiện ích trên điện thoại, ít nhiều từ khi mua điện thoại khách hàng đã được hỗ trợ cài đặt cũng như làm quen với các ứng dụng điện thoại di động Tuy vậy nhưng không phải khách hàng nào cũng có thói quen tìm tòi làm quen với các ứng dụng khác trên thiết bị của mình.
Biểu đồ 2.3: Hành vi cài đặt ứng dụng sau khi mua thiết bị ( nguồn tác giả)
Ngoài những ứng dụng cài về máy, thì hầu như phần lớn khách hàng đều có xu hướng tìm hiểu và tự cài đặt những tiện ích về máy để sử dụng, trong số 330 đồng ý với việc thừa nhận họ có tự tải các ứng dụng về máy để sử dụng thì có đến 250/330 khách hàng chiếm 76% thường xuyên tải ứng dụng di động về thiết bị. Đây là một con số khá lớn, nhu cầu của khách hàng đối với các ứng dụng là tiện ích, thừa nhận là các ứng dụng này rất hay và đúng như cái tên của nó “ tiện ích” trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi người, và việc dành 1-5h mỗi ngày sử dụng các ứng dụng di động cho thấy tầm quạn trọng và sự ảnh hưởng của ứng dụng này đối với khách hàng.
Biểu đồ 2.4: Thời gian dành để sử dụng ứng dụng di động ( nguồn tác giả)
Nhận xét: Người tiêu dùng cũng dành một khoảng thời gian khá lớn để sử dụng các sản phẩm tiện ích này, từ đó dẫn đến việc tìm kiếm các nhu cầu khác. Kết quả cho thấy khoảng thời gian trung bình mà người dùng dành ra trong một ngày để sử dụng các sản phẩm ứng dụng di động dao động trong khoảng 1-5 giờ ( chiếm 66,67%). Khách hàng rất quan tâm đến các sản phẩm ứng dụng, họ sẽ có xu hướng tìm kiếm các thông tin về các loại sản phẩm này; bình thường mỗi thiết bị đều được các nhà cung cấp điện thoại di đông cài đặt một cửa hàng ứng dụng tương ứng với hệ điều hành của thiết bị đó, nên tác giả nhận định hầu hết người dùng sẽ tìm kiếm những ứng dụng trên cửa hàng ứng dụng đầu tiên dựa theo những phân loại có sẵn trên đó
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nhóm ứng dụng được người dùng ưu chuộng ( nguồn tác giả)
Theo cuộc điều tra phỏng vấn, kết quả thu được là người dùng thường sử dụng các ứng dụng chơi trò chơi( game), tán gẫu và mạng xã hội là nhiều nhất, cụ thể là nhóm ứng dụng chơi trò chơi là 280/330 người, nghe nhạc- xem video trực tuyến 130/330 người, nhóm ứng dụng tán gẫu( chat) 205/330 người, người dùng sử dụng ứng dụng di động trong việc nhận và kiểm tra thư điện tử 89/330 người, đọc sách/ truyện bằng ứng dụng là 31/330 người, học trực tuyến qua ứng dụng là 20/330 người, tiện ích giải trí khác ( chụp ảnh, chỉnh sửa hình ảnh, bói toán…) chiếm 110/330 người, ứng dụng mạng xã hội đạt tỷlệ khá cao là 300/330 người, còn lại 10/330 người chọn những thể loại ứng dụng khác.
Nhận xét: Những con số trên có thể chỉ phản ánh được những đánh giá cá nhân của người được phỏng vấn dựa trên những nhu cầu và sở thích của họ đối với những thể loại ứng dụng di động khác nhau, đồng thơi còn do chất lượng chung của các thể loại ứng dụng, thường thì các nhà phát triển chủ yếu tập trung vào mảng chơi game dường như đã quá phổ biến và đạt được nhiều sư quan tâm của người dùng hơn là những ứng dụng đọc sách, học trực tuyến qua ứng dụng; những ứng dụng chơi game được đầu tư và chú trọng về nội dung, thiết kế đồ họa, âm thanh thu hút hơn những ứng dụng học trực tuyến hay đọc truyện còn sơ sài về nội dung cũng như hình thức.
Hành vi sử dụng sản phẩm ứng dụng di động + Mức chi trả cho một sản phẩm ứng dụng di động
Biểu đồ 2.6: Mức chi trả hợp lý cho một ứng dụng di động ( nguồn tác giả)
Theo khảo sát nhỏ tác giả nhận thấy rằng đối với các ứng dụng trên cửa hàng ứng dụng của Apple AppStore và Google Play các ứng dụng phải trả tiền có mức giá thấp nhát là 0,99$ ( chiếm tỷ lệ rất cao), mức giá cao nhất lên tới 999,99$. Tuy nhiên, đối với thị trường Việt Nam, theo hành vi mua sắm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm công nghệ, ứng dụng như này họ thích là miễn phí hơn. Theo kết quả được minh họa trên sơ đồ thì, người tiêu dùng Việt Nam đồng ý là sử dụng ứng dụng miễn phí chiếm tỷ lệ cao nhất- 51,5%, mức giá < 0,99$ có 30,3% số khách hàng chấp nhận, tiếp tục với 12,1% với mức giá 0,99-2,99$, mức giá 2,99- 4,99$ là 4,5%, còn lại mức giá >4,99% chỉ có 1,6% khách hàng chấp nhận bỏ ra số tiền đó để sở hữu một ứng dụng.
Nhận xét: Dựa vào mức giá mà khách hàng có thể bỏ ra để cài đặt một ứng dụng di động về thiết bị để sử dụng, ta nhận thấy một thực trạng rằng dường như thói quen của người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm đều mong muốn là miễn phí, một tỷ lệ thấp chấp nhận bỏ ra một mức giá cao để mua một ứng dụng di động cho mình. Đây là một điều cần lưu ý đối với doanh nghiệp khi nghiên cứu ở thị trường Việt Nam để đưa ra một chiến lược giá phù hợp, phù hợp với bản than ứng dụng, phù hợp với bối cảnh kinh tế xã