Năng lực điều hành của ban lãnh đạo Ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại (Trang 30 - 42)

II. Những vấn đề cơ bản về tín dụng

2. Một số vấn đề về quản lý rủi ro tín dụng

1.1. Năng lực điều hành của ban lãnh đạo Ngân hàng

Dân gian Việt Nam có câu “một người biết lo bằng một kho người làm”. đã nói lên vai trò quan trọng của những người đứng đầu trong một tổ chức nói chung và trong một Ngân hàng Thương mại nói riêng. Người lãnh đạo Ngân hàng giỏi là người biết kết hợp hài hoà, phát huy tối đa sức mạnh của tất cả các nguồn lực Ngân hàng Thương mại mình có thành sức mạnh tổng thể của ngân hàng.

Với tư cách là người chịu trách nhiệm đầu tiên về sức mạnh cạnh tranh của Ngân hàng, ban lãnh đạo vì vậy phải là những người thực sự đủ tài trên mọi phương diện mà tựu chung gồm ba khả năng chủ yếu: Khả năng về chuyên môn, khả năng phân tích, phán đoán và khả năng nghệ thuật đối nhân xử thế.

Nghiên cứu, học hỏi không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ công nhân viên mà nó còn là nhiệm vụ của ban lãnh đạo Ngân hàng, để lãnh đạo và đưa ra những quyết định sáng suốt thì người lãnh đạo phải là người giỏi nhất trong mọi lĩnh vực, có tầm nhìn rộng trong công việc, hiểu biết về phải pháp luật.

1.2.Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng

Không thể đạt được sự tiến bộ thực sự về chất lượng tín dụng nếu không có đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ nghiệp vụ, nhận thức xã hội và hiểu biết về pháp luật tốt. Sự hợp tác của toàn bộ tập thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng là sức mạnh lớn nhất để ngân hàng có thể đứng vững và lớn mạnh trong điều kiện đầy khắc nhiệt hiện nay. Muốn có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của ngân hàng trong tình hình mới, các NHTM nên chú trong công tác tuyển dụng con người và đào tạo cán bộ có chất lượng cao. Cần phải có định hướng tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng. Yêu tố “con người” luôn là yếu tố “chủ đạo” của mọi hoạt động vì con người là chủ thể của nền kinh tế.

Người cán bộ giỏi phải là người có tầm nhìn rộng trong tương lai; mặt hàng sản xuất này có thể tại thời điểm hiện tại thị trường chưa cần thiết nhưng trong một hoặc vài năm tới nó là mặt hàng quan trọng không thể thiếu được đối với thị trường. Nếu như người cán bộ có tầm nhìn hiểu biết rộng thì họ sẽ đầu tư vào mặt hàng sản xuất đó, và trong những năm tới họ sẽ có một khoản lời đáng kể. Mặt khác, nếu như cán bộ tín dụng không nắm bắt được thị trường và xu hướng của nó thì rủi ro mất vốn trong tương lai rất lớn.

Mọi nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng không phải đổ lỗi hết cho khách quan, mà điều quan trọng trước hết, đầu tiên tác động đến chất lượng tín dụng là con người, là những cán bộ tín dụng trực tiếp liên quan đến những khoản đầu tư, những người thẩm định đến chất lượng tín dụng.

Bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ tín dụng còn phải thường xuyên trang bị thêm hiểu biết về pháp luật, thị trường, các lĩnh vực khác về kinh tế - tài chính, về tin học và ngoại ngữ. Đồng thời chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ tín dụng, làm cho họ thấy được vai trò vị trí và trách nhiệm lớn lao của mình trong sự nghiệp kinh doanh của ngành, để ngày càng có sự nỗ lực trong công việc.

Có cơ chế khen thưởng những cán bộ làm tốt và có biện pháp xử lý kỷ luật kịp thời những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm trong phòng chống rủi ro thiếu đạo đức trong hoạt động tín dụng.

2.Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng

Trong nền kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Ngân hàng ngày càng được khẳng định. Doanh nghiệp cần Ngân hàng bên cạnh để san bằng sự bất thường về nguồn vốn thiếu hoặc thừa, ngược lại doanh nghiệp được coi là chỗ dựa và là động lực để ngân hàng tồn tại, phát triển. Sự kết nối giữa Ngân hàng và doanh nghiệp không hoàn toàn ngẫu nhiên, cần có ít nhất một số chuẩn mực nhất định, và trong đó lòng tin là yếu tố cơ bản. Ngân hàng lựa chọn doanh nghiệp từ các tiêu chuẩn cần phải có để thành lập quan hệ tín dụng, như: Tư cách, năng lực hoạt động, sức mạnh tài chính, điều kiện hoạt động và tài sản đảm bảo, trong đó năng lực hoạt động và sức mạnh tài chính thể hiện cho khả năng tài chính của doanh nghiệp, là yếu tố cơ bản quyết định sự kết dính mối quan hệ.

Trong một số trường hợp, Ngân hàng có thể quyết định cho doanh nghiệp thiếu một vài tiêu chuẩn vay, nhưng không thể cho vay nếu doanh nghiệp yếu kém về năng lực tài chính. Vì năng lực tài chính, trong mối quan hệ biện chứng, có thể khắc phục hay loại trừ được các yếu tố khác, để đảm đương nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. Nói một cách khác, dưới con mắt Ngân hàng, năng lực tài chính của doanh nghiệp là sự hiện thân của vốn tín dụng được bảo toàn và sinh lợi, do đó nó cần được coi là yếu tố hàng đầu để quyết định quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và doanh nghiệp.

Trên thực tế có một số Ngân hàng chỉ chú trọng phân tích tài chính doanh nghiệp trên cơ sở số liệu hoạt động của doanh nghiệp trong ba năm gần nhất và kế hoạt kinh doanh trong thơì kỳ vay vốn, kết hợp việc phân tích hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh có sử dụng vốn vay. Song, các chỉ số tài chính đúc kết từ báo cáo hàng năm của doanh nghiệp chỉ là những đại lượng có tính thời điểm, khó có thể đại diện cho bản chất vốn có của doanh

nghiệp, chưa kể đến phần lớn con số đó đã được doanh nghiệp gọt giũa “cho đâu vào đấy” trước khi trình Ngân hàng.

Cũng có không ít Ngân hàng chỉ chú trọng việc phân tích hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh có sử dụng vốn vay như một sự phản chiếu về khả năng thanh toán, để quyết định cấp tín dụng, bỏ qua việc phán xét năng lực tài chính tổng thể của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, tại thời điểm tưởng như khoản tín dụng được hoàn trả thì biến có xuất hiện - doanh nghiệp đầu tư lỗ, tài sản Nợ tài chính gia tăng…, kết quả là phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn có hiệu quả cao nhưng khoản tín dụng không thu hồi được do dòng tiền bị cuốn trôi vào các ngõ ngách khác.

3.Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng

3.1.Cần nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng bằng hình thức thế chấp, cầm cố.

Đối với việc nhận tài sản thế chấp, cầm cố; điều quan trọng là phải xem xét tính pháp lý của hồ sơ thế chấp, cầm cố tài sản để đảm bảo cho việc chuyển nhượng tài sản khi bán đấu giá, tránh hiện tượng lừa đảo bằng giấy chứng nhận sở hữu giả. Bên cạnh đó cần quan tâm tới việc định giá chính xác tài sản, đặc biệt đối với tài sản là nhà đất, dây chuyền máy móc, thiết bị nhập ngoại đã qua sử dụng. Nếu tài sản thế chấp, cầm cố là ngoại tệ cần quan tâm tới các yếu tố ảnh hưởng trong tương lai như tỷ giá, lạm phát… Nhất là những khoản cho vay lớn và dài hạn.

Một thực tế là các tài sản thế chấp, cầm cố rất phong phú và đa dạng, cán bộ tín dụng ngân hàng không thể hiểu rõ nguồn gốc, đặc điểm , những yếu tố tác động cũng như giá trị của chúng. Ví dụ: Để thực hiện một món vay thế chấp bởi nhà đất đòi hỏi cán bộ tín dụng không chỉ có những hiểu biết cơ bản về nhà đất như Luật đất đai, biểu tính giá nhà đất của chính quyền thành phố mà còn phải hiểu rõ về giá cả thực, những biến động của nó trên thị trường, các quy định pháp lý về quyền sở hữu, chuyển nhượng, xây

dựng, cải tạo nhà, kết cấu, kiểu dáng và độ kiên cố của ngôi nhà. Một cán bộ tín dụng dù tài giỏi tới đâu cũng không thể hiểu biết hết được tất cả các lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế. Bởi vậy, để có thể định giá chính xác giá trị tài sản thế chấp, cầm cố để vừa đảm bảo an toàn vốn vay cho ngân hàng vừa không gây khó khăn cho người vay, cán bộ ngân hàng nên đưa ra những chỉ tiêu nhất định để định giá. Với tài sản thế chấp là nhà đất thì cần những chỉ tiêu chính như vị trí ngôi nhà, tình trạng hiện tại, sự biến động giá trên thị trường…. Với những tài sản thế chấp, cầm cố bằng máy móc thì ngân hàng nên cùng người vay thuê người giám định, như vậy vừa khách quan lại vừa đảm bảo được tính chính xác.

Một điều kiện không thể thiếu đối với tài sản thế chấp, cầm cố là khả năng phát mại. Tài sản thế chấp không chỉ là những tài sản có giá trị, được Nhà nước cho phép mà đó còn là những tài sản có khả năng bán được trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Do đó, khi nhận tài sản thế chấp cán bộ tín dụng không nên nhận những tài sản quá lớn hoặc những công trình đang xây dựng dở dang, khi phát mại rất khó tìm được người mua mà nếu có thì cũng không thể bù đắp đủ khoản cho vay. Hiện nay tình hình biến động của bất động sản vô cùng phức tạp, sau một thời gian “sốt đất” giá thị trường đã tăng lên gấp ba, gấp bốn lần. Điều này đã đẩy giá trị ảo của bất động sản lên cao, nếu như cán bộ tín dụng không tỉnh táo trong cho vay thế chấp bằng bất động sản thì rủi ro lớn hoàn toàn có thể xảy ra. Ngân hàng cũng cần kiểm tra kỹ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, không ít trường hợp một tài sản đem thế chấp vay vốn ở nhiều Ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng nên có quan hệ tốt với địa phương, tránh những vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản thế chấp như sự không thống nhất giữa Ngân hàng và địa phương, giữa Ngân hàng với Hội đồng định giá, hoặc có khi là sự cản trở của các thành viên khác trong gia đình người vay trong việc phát mại tài sản. Bởi vậy, Ngân hàng nên yêu cầu tất cả các thành viên ký vào đơn xin vay vốn.

Bảo lãnh có nhiều ưu điểm hơn so với cầm cố và thế chấp. Khi cầm cố hay thế chấp thì luôn luôn phải xác định xem là những tài sản nào phải cầm cố, thế chấp và giá trị của những tài sản này là bao nhiêu. Việc định giá đòi hỏi phải xác định những giấy tờ để chứng minh tài sản thuộc sở hữu của bên cầm cố và thế chấp. Hơn nữa việc tổ chức bán tài sản thường tốn kém và mất nhiều thời gian, mà giá trị tài sản đã cầm cố, thế chấp có thể giảm đi, hoặc mất mát trong thời hạn cầm cố, thế chấp. Do vậy, trong suốt thời hạn cầm cố và thế chấp, phía Ngân hàng lại phải thường xuyên tiến hành kiểm tra tình trạng những tài sản này. Trong khi đó, bên bảo lãnh cam kết dùng tất cả tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng sẽ không phải quá quan tâm đến việc kiểm tra tình trạng của từng tài sản cụ thể và sẽ tránh được những nhược điểm của cầm cố và thế chấp. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro mất vốn nếu bên bảo lãnh mất khả năng thanh toán, bị tuyên bố phá sản và do vậy không thể thực hiện các nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bảo lãnh.

Chính vì rủi ro này mà các ngân hàng luôn luôn phải tìm hiểu kỹ về bên bảo lãnh và chỉ chấp thuận sự bảo lãnh của các công ty lớn và có uy tín hoặc yêu cầu bên bảo lãnh phải dùng tài sản để cầm cố, thế chấp. Ngân hàng phải chú ý đến khả năng thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay. Khả năng thực hiện việc trả nợ vay không chỉ phụ thuộc vào việc bên bảo lãnh có đủ tài sản mà quan trọng hơn là bên bảo lãnh có những nguồn thu nhập ổn định để bảo đảm có tiền thanh toán theo đúng lịch biểu của hợp đồng vay vốn. Ví dụ một hợp đồng vay vốn có thời hạn 5 năm và yêu cầu bên vay phải thanh toán lãi và gốc theo từng giai đoạn 6 tháng. Nếu vì một lý do nào đó mà sau 6 tháng bên vay không thanh toán được, thì bên bảo lãnh sẽ phải đứng ra thanh toán khoản tiền phát sinh trong 6 tháng đó, chứ không phải toàn bộ số tiền gốc và lãi của khoản vay trong 5 năm. Trong 6 tháng tiếp theo, có thể bên vay lại có khả năng tiếp tục thực hiện được các nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng vay. Do vậy, bên bảo lãnh sẽ không phải bán các máy móc thiết bị của mình để thực hiện nghĩa vụ của mình trong 6 tháng đó. Như vậy, Ngân hàng cần xem xét khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh nhằm tạo thuận lợi cho cả Ngân hàng, người vay lẫn người bảo lãnh.

3.3.Thực hiện bảo hiểm tín dụng

Có ba hình thức để bảo hiểm tín dụng như sau:

- Thứ nhất: Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh vì vậy những khoản tín dụng trong trường hợp này coi như cũng được bảo hiểm một cách gián tiếp. Phương pháp này không làm phát sinh thêm thao tác nghiệp vụ cho Ngân hàng. Để sử dụng tốt hình thức này thì ngân hàng cần có chính sách ưu tiên cho vay về khối lượng và lãi suất đối với các doanh nghiệp cá nhân mua bảo hiểm.

- Thứ hai: Sử dụng biện pháp bảo lưu có nghĩa là Ngân hàng tự bảo hiểm cho chính mình bằng cách lập các quỹ dự phòng để bù đắp những thiệt hại khi gặp rủi ro tín dụng, từ đó hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra mà vẫn bảo đảm được tình hình tài chính của Ngân hàng. Rủi ro luôn song hành với hoạt động kinh doanh nhưng đối với mỗi thành phần kinh tế thì hệ số rủi ro tín dụng có khác nhau. Việc quy định tỷ trọng rủi ro cụ thể cho từng loại tín dụng có hiệu quả hơn. Phần sử dụng vốn của Ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro, Ngân hàng phải lấy vốn tự có để bù đắp song vốn tự có của Ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Như vậy hình thành quỹ dự trữ đặc biệt bù đắp rủi ro tín dụng là hợp lý và cần thiết.

Hằng năm Ngân hàng cần phải trích 10% lợi nhuận trong mọi hoạt động kinh doanh của mình để lập quỹ dự trữ đặc biệt bù đắp rủi ro. Quỹ này được thành lập cho đến khi bằng 100% vốn điều lệ của Ngân hàng. Quỹ dự trữ đặc biệt này sẽ giúp Ngân hàng khắc phục được những khoản tổn thất tín dụng do tình trạng nợ khoanh, nợ tồn đọng lâu dài… để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng.

- Thứ ba: Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp. Như thế Ngân hàng sẽ tránh được những tổn thất khi rủi ro xảy ra đối với những khoản vốn đầu tư.

4.Xử lý món vay có vấn đề

Trong xử lý các khoản cho vay có vấn đề, có hai sự lựa chọn tổng quát: khai thác hoặc thanh lý. Khai thác là một quá trình làm việc với người vay cho đến khi khoản cho vay được trả một phần hay toàn bộ và không dựa vào các công cụ pháp lý để ép buộc. Thanh lý là ép người vay tuân theo các điều khoản của hợp đồng cho vay, áp dụng và thực hiện tất cả biện pháp để đạt mục tiêu.

Món vay có vấn đề được hiểu là món vay đã quá hạn hoặc món vay tuy

Một phần của tài liệu Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w