2. 1.1/ Mô hình hoạt động của NHNTVN từ sau cổ phần hóa cho đến
2.1.3/ Cơ cấu tổ chức của NHNTVN sau cổ phần hóa
Ban thi đua
Quản lý nợ
Nguồn: Bảng công bố thông tin
NHNTVN năm 2007
Sơ lược về Bộ máy quản lý, điều hành
-Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý cao nhất của NHNT. HĐQT quản lý
NHNT theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Sở Giao dịch và các chi
nhánh Các Công ty con trong nước Công ty con, Vănphòng đại diện ở nước ngoài
Công ty Liên doanh Các đơn vị đầu tư cổ phần
Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là 05 năm. Các thành viên của HĐQT có thể được bổ nhiệm lại. HĐQT có 07 thành viên, trong đó có Chủ tịch HĐQT, 01 thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, 01 thành viên HĐQT kiêm Trưởng Ban kiểm soát.
-Ban kiểm soát: thực thi chức năng kiểm soát/kiểm toán nội bộ theo quy định hiện hành
và Điều lệ NHNT. Ban kiểm soát có 06 thành viên, trong đó có 01 Trưởng Ban, 03 thành viên chuyên trách và 02 thành viên kiêm nhiệm (một thành viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính giới thiệu, một thành viên do Thống đốc NHNN giới thiệu). Số lượng thành viên Ban kiểm soát do HĐQT quyết định.
-Tổng Giám đốc, Ban Điều hành và bộ máy giúp việc
Tổng Giám đốc NHNT là đại diện theo pháp luật của NHNT, là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ.
Nhận xét về cơ cấu tổ chức hiện nay của NHNT từ sau cổ phần hóa
Mô hình cơ cấu tổ chức hiện tại của NHNT được chia thành nhiều phòng ban, các phòng ban thực hiện chức năng riêng biệt nhưng có sự tương trợ giữa phòng ban này với phòng ban khác. Vì vậy, công tác giám sát thực hiện rất phức tạp đòi hỏi nhiều nhân sự và chi phí quản lý lớn.
Nhìn vào mô hình cơ cấu tổ chức của các tập đoàn TC - NH trên thế giới phát triển theo mô hình khối riêng biệt nhằm phân loại đối tượng khách hàng để có các chính sách thích hợp trong hoạt động kinh doanh, đồng thời công tác quản lý được dễ dàng, chặt chẽ, độc lập và mang tính chuyên nghiệp cao.
Vì vậy, trong tương lai để trở thành một tập đoàn TC - NH theo thông lệ quốc tế thì NHNTVN cũng phải phát triển theo mô hình này.Trên thực tế, trong dự án liên kết kỹ thuật cơ cấu lại NHNT do WB và Chính phủ Hà Lan tài trợ thông qua sự quản lý của NHNN,NHNT cũng đã xây dựng cho mình một mô hình tổ chức và mô thức quản
trị theo các thông lệ và dự kiến triển khai áp dụng mô hình khối này trong thời gian sớm nhất: như tổ chức lại các mảng kinh doanh theo đối tượng khách hàng thống nhất trong toàn bộ hệ thống và theo loại hình kinh doanh đặc thù của ngân hàng trên thị trường tài chính, gồm các “khối” (mô hình “khối”): khối (kinh doanh) Ngân hàng bán buôn (wholesale Business Group): phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty lớn; khối (kinh doanh) Ngân hàng bán lẻ (Retail Business Group): phục vụ khách hàng cá nhân; và khối Quản lý và Kinh doanh Vốn (Treasury & Trading Group). Bên cạnh đó thiết lập và tổ chức lại các mảng hỗ trợ, bao gồm các khối: Quản lý Rủi ro; Quản lý Tài chính/Kế toán; và Hậu cần và Tác nghiệp. Việc tái cấu trúc lại cơ cấu này giúp NHNT phân cấp quản lý từng mảng dịch vụ một cách chuyên môn hóa hơn tiết kiệm được chi phí quản lý cũng như sử dụng nguồn nhân sự có hiệu quả hơn, đồng thời giúp phân loại được nhóm khách hàng để có những chính sách thích hợp về sản phẩm và dịch vụ, từ đó tạo được uy tín và sự trung thành của khách hàng đối với NHNT về lâu dài.
Nhìn chung NHNT đang thực hiện việc tái cấu trúc cơ cấu tổ chức phù hợp với qui mô của một tập đoàn tài chính - ngân hàng trên thế giới. Đây chỉ là mô hình tổ chức tạm thời áp dụng tại thời điểm hiện nay, nhưng trong tương lai tùy theo diễn biến kinh doanh từng thời điểm mà NHNT sẽ điều chỉnh mô hình cơ cấu tổ chức cho phù hợp với phương hướng hoạt động kinh doanh của mình theo hướng của một tập đoàn tài chính - ngân hàng mang tầm vóc quốc tế.