Cấu trúc vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng ngân hàng ngoại thương việt nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng sau cổ phần hóa (Trang 47)

2. 1.1/ Mô hình hoạt động của NHNTVN từ sau cổ phần hóa cho đến

2.1.2.1.Cấu trúc vốn

a) Căn cứ xác định quy mô và cơ cấu vốn điều lệ

Quy mô và cơ cấu vốn điều lệ của NHNTVN được xác định dựa trên các căn cứ sau:

• Hình thức cổ phần hóa và cơ cấu vốn Nhà nước tại NHNT: giữ nguyên phần vốn Nhà nước tại NHNT theo giá trị được xác định lại, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn;

• Các chỉ tiêu đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, hiệu quả sau cổ phần hóa;

• Giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn Nhà nước NHNT tại thời điểm cổ phần hóa;

• Phương án phát hành cổ phần;

• Yêu cầu của việc niêm yết trên thị trường chứng khoán;

• Quy mô, cơ cấu tổng tài sản và nguồn vốn NHTMCP NTVN, vốn đầu tư cho các công ty con hoặc đầu tư cho các hoạt động kinh doanh khác…

b) Cơ cấu vốn phát hành

Thực hiện Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21 tháng 09 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm cổ phần hóa Vietcombank, Vietcombank đã tiến hành các thủ tục chuyển đổi từ ngân hàng 100% vốn Nhà nước thành ngân hàng thương mại cổ phần [cổ phần hóa (CPH)] theo quy định của pháp luật. Quá trình cổ phần hóa Vietcombank có thể được mô tả qua các sự kiện chính như sau:

- Ngày 05/07/2006, Ban Chỉ đạo CPH Vietcombank ký thông báo số 351/TBBCĐ thông báo kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo giao Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Vietcombank tiến hành đàm phán lựa chọn tư vấn tài chính quốc tế cổ phần hóa Vietcombank;

- Ngày 26/01/2007, Văn phòng Chính phủ ký Thông báo số 18/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng về việc lựa chọn Credit Suisse là tổ chức tư vấn cổ phần hóa Vietcombank;

- Ngày 12/02/2007, Vietcombank và Credit Suisse ký hợp đồng tư vấn tài chính; - Ngày 20/04/2007, Văn phòng Chính phủ ký Thông báo số 83/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng về việc đồng ý cho Vietcombank thực hiện việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trước khi bán đấu giá cổ phần lần đầu;

- Ngày 26/09/2007, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký Quyết định số 1289/QĐ- TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Vietcombank. Theo đó, sau khi chuyển đổi, Vietcombank sẽ đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam với vốn điều lệ là 15.000 tỷ VND. Hình thức cổ phần hóa là giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại Vietcombank, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn theo nguyên tắc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam qua nhiều giai đoạn với tỷ lệ vốn Nhà nước giảm dần nhưng không thấp hơn 51% vốn điều lệ, cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 1: tổng khối lượng phát hành trong đợt đầu tối đa 35% vốn điều lệ của Vietcombank, trong đó:

o Cổ phần bán đấu giá công khai trong nước: 6,5% vốn điều lệ.

o Cổ phần bán theo giá ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên và chuyển đổi cho các trái chủ nắm giữ Trái phiếu tăng vốn Vietcombank 2005 không quá 3,5% vốn điều lệ.

o Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược trong nước: 5% vốn điều lệ.

o Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài: tối đa không quá 20% vốn điều lệ. + Giai đoạn 2: phát hành và niêm yết quốc tế không vượt quá 15% vốn điều lệ.

- Quá trình bán cổ phần lần đầu:

+ Tháng 12/2007, Vietcombank đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng theo quy định của pháp luật với tổng số cổ phần chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) là 6,5% vốn điều lệ [(tương đương 97.500.000 cổ phần (CP)] thông qua Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Kết quả:

o Tổng số cổ phần chào bán: 97.500.000 CP.

o Tổng số cổ phần từ chối mua: 3.180.726 CP. o Tổng số cổ phần bán được thực tế: 94.319.274 CP (đạt tỷ lệ 96,74%). o Tổng số tiền thu được thực tế: 10.146.182.246.500 VND.

o Giá bình quân thực tế: 107.572,7 VND/CP

+ Phát hành từ chuyển đổi Trái phiếu tăng vốn Vietcombank 2005: o

Giá chuyển đổi: 107.572,7 VND/CP oTổng số cổ phần bán từ chuyển đổi trái phiếu: 12.634.012 CP.

o Tổng số tiền thu được: 1.359.074.782.830 VND.

+ Phát hành từ bán cổ phiếu theo giá ưu đãi cho cán bộ công nhân viên:

o Giá bán ưu đãi: 64.543,62 VND/CP o Tổng số cổ phần bán theo giá ưu đãi: 5.311.700 CP.

o Tổng số tiền thu được: 342.836.346.354 VND.

Như vậy, tổng số cổ phần bán được qua đợt này là 112.264.986 CP, với tổng số tiền thu được là 11.848.093.375.684 VND. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn phát hành

Nội dung Tỷ lệ Ghi chú

Giai đoạn 1: IPO trong nước và bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài:

30%

+ IPO trong nước 6,5% + Đối tượng nắm giữ Trái phiếu tăng

vốn VCB

chuyển đổi mặc nhiên theo giá đấu thành công bình quân thực tế là 3,5% 107.572,7đồng.

+ Bán cho cán bộ công nhân viên

+ Bán cho đối tác/bạn hàng trong nước 5% khoảng từ 3-5 đối tác - Bán cho nhà đầu tư chiến lược nước

ngoài

15% (tối đa 20%)

tối đa 2 đối tác

Giai đoạn 2: phát hành và niêm yết quốc tế:

Khối lượng phát hành ( dự kiến không quá 15%) và các điều kiện khác có liên quan…sẽ phải thực hiện theo quy định của nước sở tại – cấu trúc vốn của NHTMCP NTVN sẽ được điều chỉnh tương ứng

Nguồn:Bảng công bố thông tin của NHNTVN năm 2007

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng ngân hàng ngoại thương việt nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng sau cổ phần hóa (Trang 47)