Chƣơng trình này cung cấp một số khái niệm cơ bản về file, cấu trúc một file dữ liệu trong Microstation và một số các thao tác cơ bản khi làm việc với Microstation:
Làm việc với các Design file. Cấu trúc của một Design file. Đối tƣợng đồ hoạ.
Thao tác điều khiển màn hình. Cách sử dụng các phím chuột. Các chế độ bắt điểm.
Sử dụng các công cụ trong Microstation.
1. Làm việc với các Design file
File dữ liệu của Microstation gọi là Design file. Microstation chỉ cho phép ngƣời sử dụng mở và làm việc với một Design file tại một thời điểm. File này gọi là Active Design file.
Nếu mớ một Design file khi đã có một Design file khác đang mở sẵn, Microstation sẽ tự động đóng file đầu tiên lại. Tuy nhiên có thể xem nội dung của các Design file khác bằng cách tác động đến các file đó dƣới dạng các file tham khảo (Reference file).
2. Cấu trúc của một Design file
Dữ liệu trong file DGN đƣợc tách riêng thành từng lớp dữ liệu. Mỗi một lớp dữ liệu đƣợc gọi là một level. Một file DGN nhiều nhất có 63 level. Các level này đƣợc quản lý theo mã số từ 1 - 63 hoặc theo tên của level do ngƣời sử dụng đặt.
Các level dữ liệu có thể đƣợc hiển thị hoặc không hiển thị trên màn hình. Khi tất cả các level chứa dữ liệu đƣợc bật, màn hình sẽ hiển thị đầy đủ nội dung của bản vẽ.
3. Đối tượng đồ hoạ (Element)
Mỗi một đối tƣợng đồ hoạ xây dựng lên Design file đƣợc gọi là một Element. Element có thể là một điểm, đƣờng, vùng hoặc một chữ chú thích. Mỗi một element đƣợc định nghĩa bởi các thuộc tính đồ hoạ sau:
Level (1 - 63). (bảng phân lớp xem phần phụ chương)
Color (1 - 255). Line Weight (1 - 31).
Line Style (0 - 7, custom style).
Fill color (cho các đối tƣợng đóng vùng tô màu).
4. Thao tác điều khiển màn hình
Các công cụ sử dụng để phóng to, thu nhỏ hoặc dịch chuyển màn hình đƣợc bố trí ở góc dƣới bên trái của mỗi một cửa sổ (Window):
1 2 3 4 5 6 7 8
Hình 34: Các chức năng trên cửa sổ màn hình
1: Update - vẽ lại nội dung của cửa sổ màn hình đó. 2: Zoom in - phóng to nội dung.
3: Zoom out - thu nhỏ nội dung.
4: Window area - phóng to nội dung trong một vùng.
5: Fit view - thu toàn bộ nội dung của bản vẽ vào trong màn hình. 6: Pan - dịch chuyển nội dung theo một hƣớng nhất định.
7: View previous - quay lại chế độ màn hình lúc trƣớc.
8: View next - quay lại chế độ màn hình lúc trƣớc khi sử dụng lệnh View previous.
5. Cách sử dụng các phím chuột
Khi sử dụng chuột để số hoá trên màn hình ta sẽ phải sử dụng thƣờng xuyên một trong ba phím chuột sau: Data, Reset, Tentative.
Phím Data đƣợc yêu cầu sử dụng trong các trƣờng hợp sau:
Xác định một điểm trên file DGN (khi vẽ đối tƣợng hoặc chọn đối tƣợng).
Xác định cửa sổ màn hình nào sẽ đƣợc chọn (khi sử dụng lệnh Fit view hoặc Update màn hình).
Chấp nhận một thao tác nào đó (nhƣ xoá đối tƣợng).
Phím Data đƣợc yêu cầu sử dụng trong các trƣờng hợp sau: Bỏ dở hoặc kết thúc một lệnh hoặc một thao tác nào đó.
Trở lại bƣớc trƣớc đó trong những lệnh hoặc những chƣơng trình có nhiều thao tác.
Khi đang thực hiện dở một thao tác và thực hiện kết hợp với thao tác điều khiển màn hình, thì một (hoặc hai) lần bấm phím Reset sẽ kết thúc thao tác điều khiển màn hình và quay lại thao tác đang thực hiện dở ban đầu.
Phím Tentative đƣợc yêu cầu sử dụng trong các trƣờng hợp bắt điểm (snap).
6. Các chế độ bắt điểm
Để tăng độ chính xác cho quá trình số hoá trong những trƣờng hợp muốn đặt điểm Data vào đúng vị trí cần chọn, phím Tentative sẽ đƣợc dùng để đƣa con trỏ vào đúng vị trí trƣớc. Thao tác đó đƣợc gọi là bắt điểm (Snap to Element). Các chế độ chọn lựa cho thao tác bắt điểm gồm:
Hình 36: Công cụ các chế độ bắt điểm
1: Nearest con trỏ sẽ bắt vào vị trí gần nhất trên element. 2: Keypoint con trỏ sẽ bắt vào điểm nút gần nhất trên element. 3: Midpoint con trỏ bắt vào điểm giữa của element.
4: Center con trỏ sẽ bắt vào tâm điểm của đối tƣợng. 5: Origin con trỏ sẽ bắt vào tâm điểm của đối tƣợng.
6: Intersection con trỏ sẽ bắt vào điểm cắt nhau giữa hai đƣờng giao nhau.
7. Sử dụng các công cụ trong Microstation
1. Công cụ chọn đối tƣợng (Element Selection) 2. Công cụ chọn theo đƣờng rào (Place Fence)
3. Thanh công cụ vẽ đối tƣợng dạng điểm (Points Tools)
4. Thanh công cụ vẽ đối tƣợng dạng đƣờng, tuyến (linear Element tools) 5. Thanh công cụ trải ký hiệu cho các đối tƣợng dạng vùng (Pattern Area) 6. Thanh công cụ vẽ đối tƣợng dạng vùng (Polygons Tools)
7. Thanh công cụ vẽ các cung (Arc) 8. Thanh công cụ vẽ đƣờng tròn (Circle) 9. Thanh công gán nhãn (Tags)
10. Thanh công cụ vẽ và sửa các đối tƣợng dạng chữ (Text)
11. Thanh công cụ dùng để liên kết các đối tƣợng riêng lẻ thành 1 đối tƣợng hoặc phá bỏ liên kết đó (Drop Element)
12. Thanh công cụ vẽ các ký hiệu dạng cell
13. Thanh công cụ tính toán các giá trị về khoảng cách hoặc độ lớn của đối tƣợng (Measure Distance)
14. Thanh công cụ đo các đại lƣợng toán học (Dimension Element)
15. Thanh công cụ thay đổi thuộc tính đối tƣợng (Change Element Attributes) 16. Thanh công cụ dùng copy, dịch chuyển, tăng tỷ lệ hoặc quay đối tƣợng
(Copy)
17. Công cụ xoá đối tƣợng
18. Thanh công cụ sửa chữa đối tƣợng (Modify Element)