Nhu cầu công nghệ

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại việt nam kết quả điều tra năm 2010 (Trang 60)

Phần này liên quan đến nhu cầu và cầu về công nghệ tương lai (nâng cấp) của các doanh nghiệp. Nhu cầu công nghệ được xem xét ở đây đó là bất kỳ sửa đổi, thay thế hoặc thay đổi công nghệ mà các doanh nghiệp mong muốn để nâng cấp năng lực công nghệ và năng lực sáng tạo cho chính mình.

Theo kết quả có 15% các doanh nghiệp hiện đang lập kế hoạch (tiếp tục) thay đổi công nghệ (kết quả không được hiển thị). Con số này bao gồm cả doanh nghiệp có và chưa nâng cấp công nghệ của họ. Tỷ lệ thấp này nhất quán với phát hiện tại ở trên cho rằng trình độ công nghệ của doanh nghiệp đã khá cao.

Hình 18 cho thấy nguồn gốc của cầu công nghệ hiện có. 55% các doanh nghiệp nhấn mạnh về việc nâng cao chất lượng sản phẩm là phù hợp với chiến lược kinh doanh của họ. Việc mở rộng đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao năng lực sản xuất là những lý do quan trọng của các kế hoạch nâng cấp công nghệ, với tỷ lệ tương ứng là 25% và 23%. Như kết quả trước đó, rất ít doanh nghiệp cho rằng, việc nâng cấp công nghệ là do yêu cầu của luật pháp. Những kết quả này dường như cho thấy rằng những doanh nghiệp tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là những doanh nghiệp có nhu cầu cao nhất để nâng cấp công nghệ hơn nữa.

Hình 18: Lý do cho nhu cầu công nghệ

Năng lực thấp Năng suất

thấp chất lượng sản Để cải thiện phẩm Để đa dạng hóa sản xuất Công nghệ lạc hậu Yêu cầu của phápluật

Trong tất cả các sự thay đổi kế hoạch của các doanh nghiệp liên quan đến lý do thay đổi công nghệ, thì, 8% các doanh nghiệp cho rằng kế hoạch phát triển các công nghệ là cần thiết cho bản thân doanh nghiệp, hoặc thông qua R&D hoặc các hoạt động thích ứng công nghệ. Ngược lại, phần lớn các doanh nghiệp có kế hoạch mua các công nghệ “bán đại trà" mà không có kế hoạch hoặc nhu cầu điều chỉnh ngay. Lý do chính của việc các doanh nghiệp đã không mua các công nghệ theo đúng nhu cầu đó là vấn đề giá cả (Bảng 24). Kết quả này cho thấy một tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp cần các công nghệ chuyên ngành, thay vì đòi hỏi các giải pháp tương đối cơ bản. Mô hình này xem như là sự thay đổi trong quá trình thay đổi cơ cấu hướng tới một nền kinh tế tri thức.

Bảng 24: Công nghệ

Doanh nghiệp có xem xét mua công nghệ sẵn có để sử dụng không?

% Số DN

82,1 1,140

Lý do chính rằng việc nâng cấp này vẫn chưa thực hiện là gì? Trung

bình

Trung vị

Không sản xuất nữa 5,5 5

Không biết mua ở đâu 4,0 5

Quá đắt 7,3 8

Không tiếp cận được 4,7 5

Khác 6,0 6

Đối với việc thực hiện các nhu cầu công nghệ như vậy, phần lớn các doanh nghiệp (74%) đối mặt với khó khăn, cản trở hoặc ít nhất là trì hoãn kế hoạch nâng cấp. Những hạn chế này được tóm tắt trong hình 19 và Bảng 25. Với mức thang điểm (0 (không có liên quan) đến 10 (rất có liên quan)), thì khó khăn tài chính và thiếu lao động có tay nghề được đánh giá là những trở ngại nghiêm trọng nhất.

NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÔNG NGHỆ Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NĂM 2010 63

Hình 19: Những trở ngại đối với việc nâng cấp công nghệ

Bảng 25: Mức độ nghiêm trọng của trở ngại

Mức độ nghiêm trọng được xem là những hạn chế cho nâng cấp công nghệ (0=Không nghiêm trọng, 10= Nghiêm trọng)

Trung bình Trung vị

Cơ sở hạ tầng cơ bản (điện, năng lượng, đất đai) 5,5 5 Giao thông vận tải và liên lạc (đường xá, bến cảng) 4,0 5

Trở ngại tài chính 7,3 8

Lực lượng lao động (sẵn có) 4,7 5

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại việt nam kết quả điều tra năm 2010 (Trang 60)