Vừa học vừa làm về công nghệ

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại việt nam kết quả điều tra năm 2010 (Trang 56)

6. Sự cải tiến công nghệ: Đổi mới dựa trên sự khuếch tán

6.2. Vừa học vừa làm về công nghệ

Như vậy đến nay, chúng tôi đã tập trung vào tất cả các doanh nghiệp tham gia tiến hành cải tiến công nghệ, có và không có hoạt động R&D, nhưng không phân biệt các nỗ lực cải tiến công nghệ đó thành công hay thất bại. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu được đầy đủ các cản trở hiện tại để xây dựng các giải pháp chính sách hiệu quả. Dựa vào tính chất không chắc chắn của quá trình cải tiến công nghệ, điểm đáng chú ý đó là 98% các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động cải tiến công nghệ báo cáo rằng họ chưa bao giờ trải qua một dự án thất bại nào (Hình 13).

Không được sản xuất nữa Không sẵn có Quá đắt Không thể tiếp cận Khác

Hình 13: Thất bại trong cải tiến công nghệ (%)

98% 2%

Không

Chúng tôi không cho rằng các công ty né tránh báo cáo các thất bại, vì vậy các kết quả trong Hình 13 nêu bật rằng một khi một doanh nghiệp tham gia vào cải tiến công nghệ, thì gần như chắc chắn thành công. Điều này có thể lý giải là các doanh nghiệp không thích sự rủi ro cao và chỉ sẵn sàng để đầu tư nguồn lực nếu họ chắc chắn thành công. Tỷ lệ thất bại thấp như vậy là một tin tốt lành và sẽ khích lệ các doanh nghiệp khác hướng tới các sáng kiến đổi mới tương tự. Tuy nhiên, đồng thời, các kết quả cũng chỉ ra việc thiếu sự hỗ trợ và các mạng lưới an toàn để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động đổi mới “thử và sai' theo lẽ tự nhiên. Học tập thông qua thử nghiệm là một lĩnh vực trong đó nên được cung cấp hỗ trợ chính sách đầy đủ hơn.

Trong số 2% doanh nghiệp báo cáo rằng họ thất bại trong các dự án cải tiến công nghệ, tỷ lệ các doanh nghiệp không bao giờ trải qua một dự án thành công nào (so với những doanh nghiệp đã trải qua cả sự thành công lẫn thất bại) là gần như bằng nhau (Hình 14).

NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÔNG NGHỆ Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NĂM 2010 59

Hình 14: Tỷ lệ các doanh nghiệp thất bại lẫn thành công trong cải tiến công nghệ so với tỷ lệ doanh nghiệp luôn thất bại (%)

49% 51%

Cải tiến công nghệ thành công lẫn thất bại

Cải tiến công nghệ luôn thất bại

Các kết quả có thể chỉ ra rằng việc rút ra bài học từ thất bại không phải là phổ biến, và một lần nữa lý do đằng sau có thể là do thiếu động cơ để báo cáo và thừa nhận thất bại và/hoặc thiếu các nguồn lực hay năng lực để thực hiện lại sau khi thất bại. Trong mọi trường hợp, các biện pháp chính sách phù hợp nhằm vào những đối tượng thực hiện cải tiến công nghệ chắc sẽ có tác động đáng kể đến các hoạt động đổi mới và cải tiến công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp.

Xem xét sự khác biệt giữa các doanh nghiệp thực hiện và không thực hiện R&D trong các dự án cải tiến công nghệ, bức tranh thu được cũng tương tự, nhưng tỷ lệ thất bại trong các doanh nghiệp không thực hiện R&D quá bán một chút (Hình 15).

Hình 15: Cải tiến công nghệ thất bại và R&D (%)

44% 56%

R&D

Không tiến hành R&D

Tập trung xem xét động cơ và các hạn chế của các hoạt động bị thất bại, Hình 16 và 6.8 cho thấy 37% các dự án cải tiến công nghệ thất bại đã hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm trong khi hơn 20% hướng tới việc khắc phục tình trạng năng suất thấp và năng lực thấp. Trong 63% các trường hợp này, công nghệ phù hợp là sẵn có nhưng được đánh giá là quá đắt để có thể mua (xem Hình 16 và 17).

Hình 16: Động cơ của các dự án cải tiến công nghệ bị thất bại (%)

Hình 17: Cải tiến công nghệ thất bại so với mua công nghệ (%)

Không được sản xuất nữa Không sẵn có Quá đắt Không thể tiếp cận Khác Năng lực thấp Năng suất

thấp Để cải thiện chất lượng sản phẩm Để đa dạng hóa sản xuất Công nghệ lạc hậu Yêu cầu của pháp luật

NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÔNG NGHỆ Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NĂM 2010 61

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại việt nam kết quả điều tra năm 2010 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)