Dựa vào hoàn cảnh, thời điểm, đối tượng học sinh có thể áp dụng theo từng bước hoặc rút ngắn bớt một số bước để đạt được mục đích là giúp học sinh rèn luyện khả năng sử dụng phương pháp giải nhanh.
Bước 1: Gv yêu cầu học sinh giải bài toán bằng nhiều cách Bước 2: chọn phương pháp giải nhanh nhất
Bước 3: so sánh cách giải thông thường với cách giải nhanh
• Đọc đề
• Xác định tham dữ kiện đề cho, đề hỏi
• Nhận dạng bài toán thuộc dạng nào, áp dụng phương pháp giải nhanh nào.
• Tư duy giải nhanh, tính toán để có kết quả nhanh nhất, chính xác nhất. Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm.
Sau khi hướng dẫn học sinh các bước trên giáo viên có thể quan sát xem các thao tác nào các em chưa làm được để kịp thời hướng dẫn giúp các em hoàn thiện kỹ năng của mình.
KẾT LUẬN
Sử dụng bài tập có phương pháp giải nhanh giúp tăng cường rèn luyện các thao tác tư duy, kỹ năng giải bài tập, rèn trí thông minh cho học sinh. Tiết kiệm được nhiều thời gian, giúp học sinh nắm vững bản chất các quá trình hóa học. Từ đó, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú, yêu thích môn hóa học.
Hiện nay, các phương pháp giải nhanh chưa được sử dụng để dạy phổ biến, chủ yếu để dạy luyện thi tuyển sinh. Giáo viên cần khéo léo lồng ghép vào các tiết ôn tập, luyện tập để tránh trường hợp các em bỡ ngỡ khi tiếp xúc. Tổ bộ môn cần có kế hoạch và triển khai thực hiện cụ thể để giảng dạy có chất lượng và sử dụng bài tập có phương pháp giải nhanh để đạt hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Cự Giác, Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học tập 1,2,3 NXB ĐHQG Hà Nội
2. Nguyễn Xuân Trường, Phương pháp giải nhanh hóa hữu cơ NXB Giáo Dục 3. Nguyễn Xuân Trường, Phương pháp giải nhanh hóa vô cơ NXB Giáo Dục 4. http://www.ebook.edu.vn/?page=1.36&view=3015
5. http://olympiavn.org/forum/index.php?topic=5367.0
6. http://www.khieuchi.com/bai_tap.asp?khoi=11
7. http://ngocbinh.dayhoahoc.com/?tag=bai-t%E1%BA%ADp-hoa-h%E1%BB%8Dc