Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Huyện Kiến Thụy

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Markov – Cellular Automata dự báo biến đổi lớp phủ mặt đất huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng (Trang 55)

6. Cấu trúc của luận văn

2.4.1. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Huyện Kiến Thụy

Di chỉ khảo cố học ở Núi Voi cho thấy vào thời văn hóa Phùng Nguyên- Đông Sơn, ở vùng đất này đã có ngƣời Việt cổ sinh sống. Quá trình biển lùi đến đâu, con ngƣời tiến ra khai phá lập làng đến đó. Đa số ngƣời Kiến Thụy là ngƣời Việt cổ - ngƣời Kinh. Quá trình lịch sử có thêm ngƣời Hoa, ngƣời Mã Lai cổ di cƣ đến vùng đất này. Trải qua quá trình khai khẩn lập làng, dựng xây quê hƣơng diễn

ra đồng thời với tiến trình đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta, lớp lớp ngƣời Kiến Thụy, ngƣời đến trƣớc, ngƣời đến sau đều cùng nhau đoàn kết xây dựng quê hƣơng. Mỗi tên làng, tên núi, tên sông ở Kiến Thụy đều ghi dấu tích và thấm đẫm biết bao mồ hôi, công sức, máu xƣơng của các thế hệ ngƣời Kiến Thụy.

Huyện Kiến Thụy xưa

Trong lịch sử Kiến Thụy thời trung đại, việc Mạc Đăng Dung, ngƣời làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan làm quan tại triều Lê nhận thấy sự bất lực của nhà Lê trƣớc chính sự của đất nƣớc mà phế truất vua Lê Cung Hoàng, lập nên nhà Mạc. Huyện Nghi Dƣơng (Kiến Thụy ngày nay) quê hƣơng của Mạc Đăng Dung đƣợc chọn làm Dƣơng Kinh - Kinh đô thứ 2 của Vƣơng triều Mạc từ năm 1527 đến năm 1592. Năm 1527, sau khi lên làm Vua, Mạc Đăng Dung đặt Nghi Dƣơng làm Dƣơng Kinh, trích phủ Thuận An của trấn Kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hƣng, Kiến Xƣơng, Thái Bình của trấn Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dƣơng Kinh. Trung tâm của Dƣơng Kinh là Làng Cổ Trai (nay là xã Ngũ Đoan Huyện Kiến Thụy), đất phát tích của Nhà Mạc. Đƣơng thời, nhà Mạc đã xây dựng ở đây một kinh đô bề thế với nhiều cung thất, lầu phủ, chùa chiền. Năm 1592, sau khi đánh bật nhà Mạc ra khỏi Thăng Long, Trịnh Tùng đã cho quân đánh chiếm và đốt phá toàn bộ các công trình kiến trúc - nghệ thuật này. Kiến Thụy thời ấy xứng đáng với một trung tâm chính trị và kinh tế ở miền Duyên Hải phía Đông Tổ Quốc.

Trong lịch sử Việt Nam, thời cận đại đƣợc phân kỳ từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc nƣớc ta (1858), cho đến khi Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta làm nên cuộc cách mạng tháng Tám 1945 vĩ đại. Trong tiến trình lịch sử này, với truyền thống yêu quê hƣơng, đất nƣớc nồng nàn, ngƣời Kiến Thụy đã mở đầu thời kỳ lịch sử cận đại của quê hƣơng mình bằng việc tổ chức và tích cực tham gia các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại sự xâm lƣợc và đô hộ của thực dân Pháp.

Huyện Kiến Thụy thời kỳ đổi mới

Những năm 1980-1988, huyện Kiến Thụy cũng hợp nhất với thị trấn Đồ Sơn thành huyện Đồ Sơn, đi đầu trong thực hiện đổi mới cơ chế quản lý sản xuất nông nghiệp trong cả nƣớc. Trƣớc tình hình mới, căn cứ đề nghị của thành phố Hải Phòng, ngày 5/3/1980, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) ra Quyết định số

55

71/QĐ-HĐBT điều chỉnh địa giới huyện An Thụy, thị xã Đồ Sơn, thị xã Kiến An thành lập huyện Đồ Sơn và huyện Kiến An. Huyện Đồ Sơn gồm huyện Kiến Thụy (cũ) và thị xã Đồ Sơn, huyện lỳ đóng tại thị trấn Núi Đối. Cũng tại thời kỳ này Kiến Thụy trở thành quê hƣơng của cơ chế khoán sản phẩm.

Xuất phát từ yêu cầu của quá trình triển khai thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, ngày 6/6/1988, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 100/QĐ-HĐBT điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đồ Sơn, tái lập huyện Kiến Thụy gồm 23 xã và 1 thị trấn.

Cuối năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 145/NĐ-CP về điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Kiến Thụy để thành lập quận mới Dƣơng Kinh và quận Đồ Sơn. Huyện Kiến Thuỳ hiện nay còn lại bao gồm 17 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 10.753 ha. Phía Bắc và Tây bắc giáp quận Dƣơng Kinh, và quận Kiến An, phía Tây giáp huyện An Lão, phía Nam và Tây nam giáp huyện Tiên Lãng, phía Đông và Đông nam giáp quận Đồ Sơn và Vịnh Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Markov – Cellular Automata dự báo biến đổi lớp phủ mặt đất huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)