Chuyện “người congái Nam Xương” là một thành công nghệ thuật đặc sắc của

Một phần của tài liệu de cuong on tap van 8 (Trang 50)

- Nét độc đáo của nghệ thuật truyện này là hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần

1.Chuyện “người congái Nam Xương” là một thành công nghệ thuật đặc sắc của

Nguyễn Dữ. Tác giả có những sáng tạo trong cách kể, trong việc hư cấu thêm tình tiết và đưa thêm những yếu tố li kì vào câu chuyện. Trong đó “chiếc bóng trên tường” là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc.

*. Cái bóng được tạo bởi tình yêu thương

- Người vợ trẻ vì nhớ thương chồng, vì muốn nguôi ngoai cảm giác thiếu vắng hơi ấm của người chồng.

- Người mẹ xót lòng cho con trẻ chưa một lần được thấy mặt cha nên đã nghĩ ra trò chơi chiếc bóng.

* Chính chiếc bóng được tạo bởi tình yêu thương ấy đã trở thành cái bóng oan nghiệt cướp đi cuộc sống của VN - người phụ nữ giàu tình yêu thương.

- Vì ghen tuông mù quáng mà TS đã bức tử VN vì chiếc bóng của chính mình

* Nguyễn Dữ đã sáng tạo ra chiếc bóng một cách rất tài tình, chi tiết này chất chứa nỗi niềm phẫn uất của tác giả đối với chiến tranh phong kiến phi nghĩa, với sự độc đoán, đa

nghi phi lý của chàng Trương. Chi tiết cái bóng còn phản ánh nỗi dầy vò đau xót trong lòng tác giả về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến như VN phải trói buộc đời mình mòn mỏi vào những người dường như hình ảnh của những “chiếc bóng oan khiên”.

d. Nghệ thuật xây dựng chi tiết tài tình : thật kết hợp với ảo. Bóng là ảo ảnh, giết chết một con người là sự thật cay đắng, phũ phàng.

2. Chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Mĩ O.Hen ri là một chiếc lá đặc biệt, là chi tiết cảm động, là biểu tượng nghệ thuật bất ngờ, độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chiếc lá ấy đã trở thành một niềm hi vọng của sự hồi sinh được xây dựng bằng tình người.

(học sinh tham khảo phần II - Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác nghệ thuật) ========================

THƠ HỒ CHÍ MINH VÀ NHẬT KÝ TRONG TÙI. Hoàn cảnh và lý do sáng tác Nhật ký trong tù I. Hoàn cảnh và lý do sáng tác Nhật ký trong tù 1. Hoàn cảnh

- Tháng 2/1941, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước, lúc này tình hình trong nước và thế giới đã có những biến động dữ dội, hết sức khẩn trương, Nhật đã đi vào Đông Dương, phát xít Đức và Nhật đang làm mưa làm gió, trên thế giới, Liên Xô và các nước đồng minh đang có nhiều khó khăn

- Tháng 5/1941, Người chủ trì Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 thành lập mặt trân Việt Minh ( Việt minh cần sự thừa nhận và viện trợ của các nước đồng mình, trước hết là của Trung Quốc)

- Vì vậy ngày 13/8/1942, lãnh tụ cách mạng Nguyễn Ái Quốc bắt đầu lấy tên mới là Hồ Chí Minh, từ địa điểm cơ quan bí mật đóng ở vùng Pắc Bó tỉnh Cao Bằng đã lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tề và liên hệ với các lực lượng chống Nhật của người Việt Nam ở Trung Quốc.Sau nửa tháng đi bộ, tới ngày 29/8, khi vừa tới Túc Vinh (Quảng Tây, Trung Quốc) thì HCM chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Người đã bị giam cầm, bị đầy đoạ vô cùng khổ cực, thường bị giải tới, giải lui gần 30 nhà tù khắp tỉnh Quảng Tây hơn một năm trời.

- Trong chuỗi ngày tù đầy gian khổ đó, HCM đã viết tập thơ « Nhật kí trong tù » bằng chữ Hán bao gồm 133 bài, đa số theo thể thơ tứ tuyệt.

2. Lý do :

Trang mở đầu của tập thơ, Người đã nói rõ lý do sáng tác tập thơ : « Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do »

- Suốt thời gian bị cầm tù, Bác bị cách biệt với thế giới bên ngoài, không thể làm chính trị được trong khi công việc cách mạng đang khẩn trương bề bộn. Bác đành phải làm thơ để tiêu thì giờ và vơi nỗi buồn, nỗi đau khổ của người tù cách mạng đang mong đợi tự do cháy ruột.

- Tuy nhiên cần phải hiểu Bác là người rất yêu thơ và văn chương nghệ thuật nói chung. Bác là người có tâm hồn nghệ sĩ và năng khiếu thơ ca bẩm sinh. Nếu không yêu thích thơ thì vì sao để giải trí « cho khuây » trong những ngày tù đày, Bác lại làm thơ ?

- Nhưng vì Bác phải dành toàn bộ cuộc đời, toàn bộ tâm trí, thời gian cho cách mạng nên Người không thể « ham » ngâm thơ và làm thơ. Người chỉ làm thơ cho mình khi điều kiện thời gian cho phép, thường là rất ít. Song lúc này ở trong tù, thời gian quá dư thừa mà người lại không làm được cách mạng nên đành phải làm thơ để « đợi ngày tự do », trở về với phong trào cách mạng mà thôi.

- Song nhờ có năng khiếu làm thơ và tâm hồn thơ, Bác đã sáng tác rất nhiều và có nhiều bài hay, có ý nghĩa sâu sắc.

============================

Một phần của tài liệu de cuong on tap van 8 (Trang 50)