là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên ba.
- Thuở nhỏ, ở với bố, ông không được học hành nhiều mà vừa đi học vừa đi lao động. Năm 15 tuổi đã phải thôi học đến làm công kiếm sống tại một hiệu thuốc, ở trại chăn nuôi. Sau đó còn phải làm nhiều nghề khác để kiếm ăn như : nhân viên kế toán, vẽ tranh, thủ quỹ ngân hàng. Nhưng rồi một chuyện không đâu, anh bị cầm tù với mức án 5 năm. Nhưng mới chỉ thụ án 3 năm 3 tháng, anh đã được tự do. Ra tù, anh lấy bút danh là Ô.hen ri từ đó (Ohenri là tên của một người cai ngục nhân hậu mà Po- tơ vô cùng cảm mến, được dùng làm bút danh để nhớ mãi hình ảnh một ân nhân của mình)
- Mười năm cuối đời, ông sống ở New ước, tài năng phát triển một cách kì lạ, và trở thành một nhà văn chuyên nghiệp về sở trường truyện ngắn. Ông sáng tác rất nhiều, lao động sáng tạo miệt mài bèn bỉ. Hầu như tuần nào ông cũng có truyện in trên các báo và tạp chí. Có tháng, ông đăng báo đến 10 truyện ngắn. Có năm như 1904, 1905, ông đã viết 65 truyện ngắn in ở nhiều bào. Danh tiếng nổi lên như cồn
- Có thể kể các tập : Bắp cải và vua chúa (1904), Bốn triệu (1906), Trung tâm miều Tây (1907), Tiếng nói của thành phố (1908), Những sự lựa chọn (1909).
- Truyện của ông phong phú, đa dạng về đề tài, nhưng phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mĩ. Một số truyện mang ý nghĩa phê phán xã hội rõ rệt.
- Về nghệ thuật, truyện ngắn của ông có lối viết nhẹ nhàng, đầy tình huống hấp dẫn, kết cấu chặt chẽ... đã tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong những tác phẩm của O.Hen ri và rất lôi cuốn sự hứng thú của bạn đọc.
- Năm 1910, Ô.Hen ri qua đời, để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ : khoảng 600 truyện ngắn. Nổi tiếng nhất là những truyện ngắn kiệt tác như : Căn gác xép, Cái cửa xanh, Chiếc lá cuối cùng, Quà tặng của những nhà hiền triết, Tên cảnh sát và gã lang thang, Sương mù ở Xen-tôn, Khi người ta yêu.
- Vinh dự lớn nhất của O.Henri là gần 10 năm sau khi ông qua đời, hội nghệ thuật và khoa học Mĩ đã lấy tên ông làm giải thưởng cho 3 truyện ngắn hay nhất hàng năm.