0
Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Thực trạng tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu “ THỰC TRẠNG AN NINH LƯƠNG THỰC TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC”. (Trang 28 -32 )

giai đoạn 2006-2009

An ninh lương thực quốc gia là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho nhân dân không để tình trạng thiếu lương thực, tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu xảy ra. Trong những năm vừa qua, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển tương đối toàn diện, tạo ra lượng hàng hoá nông sản, lâm sản và thuỷ sản lớn, bảo đảm lương thực cho dự trữ quốc gia và xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề an ninh lương thực hiện nay vẫn đứng trước nhiều thách thức, mà trước hết là những hiểm họa do biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán... ngày càng khốc liệt, liên tục và không loại trừ bất cứ quốc gia nào. Ở Việt Nam hiện nay, dù đang dư gạo và chỉ chịu một phần hiệu ứng của tình trạng trên song rất cần coi đây là lời nhắc nhở nghiêm túc. Bởi việc đảm bảo an ninh lương thực

vẫn tiếp tục đặt ra không ít vấn đề cần giải quyết. Đó là: Dân số nước ta đông, trong đó có đến 73% sống ở địa bàn nông thôn, đất canh tác không nhiều, nếu tính theo đầu người thì ở mức thấp nhất thế giới. Hơn thế nữa, mỗi năm lại có thêm hàng chục nghìn hecta đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng để phát triển công nghiệp, đô thị. Đó là chưa kể thiên tai, dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm nước biển xâm nhập, lấn chiếm diện tích đất canh tác. Dự tính, Việt Nam sẽ là 1 trong 5 nước chịu thiệt hại nặng nhất do biến đổi khí hậu toàn cầu. Với kịch bản nước biển dâng 1m, Đồng bằng sông Hồng sẽ mất 5.000km2 đất, Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập 15.000 - 20.000km2; tổng sản lượng lương thực giảm khoảng 5 triệu tấn. Điều quan tâm hơn nữa là có những địa phương nhận thức và hành động không đúng, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực. Có nơi, do nôn nóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã dùng đất “bờ xôi ruộng mật” để triển khai các dự án công nghiệp, dịch vụ mà hiệu quả mang lại không tương xứng. Dự báo, từ nay đến năm 2025, nước ta có thể phải lấy 10 - 15% diện tích đất nông nghiệp và các loại đất khác để phục vụ phát triển công nghiệp.Sự lãng phí đất nông nghiệp còn thể hiện ở khâu quy hoạch: Hai tỉnh liền kề đều mở khu công nghiệp trên đất lúa, thu hút các dự án có công nghệ giống nhau nên không thể lấp đầy; trong khi các địa phương khác còn rất nhiều đất đồi, đất bạc màu bỏ không.

Đề cập đến vấn đề sửa đổi quy hoạch Luật Đất đai 2003, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên khẳng định, vấn đề quy hoạch sử dụng đất đảm bảo an ninh lương thực phải được nghiên cứu kỹ và có bổ sung ngay vào luật. “Trên thực tế, tại nhiều văn bản luật đã đề cập đến các thông số như: 3,7 triệu hecta đất trồng lúa; 4,1 triệu hecta đất dành cho an toàn lương thực. Tuy nhiên, ranh giới giữa các vùng đất này là không rõ ràng” - Bộ trưởng Nguyên nhận xét.

Bài học từ Philippines cho thấy, để đổi lấy các khu công nghiệp, nước này đã mất rất nhiều cánh đồng lúa phì nhiêu, dẫn đến “thảm cảnh” mỗi năm phải nhập 1,5 triệu tấn lương thực, hiện mỗi người dân chỉ được mua 3kg gạo với giá ưu đãi. Chính phủ nước này cũng dự định chi 960 triệu USD thực hiện một kế hoạch tổng thể mang tên “những cánh đồng” để vực dậy ngành nông nghiệp. Việt Nam cũng đã mất rất nhiều đất cho công nghiệp, dịch vụ, vì vậy nếu không có sự điều chỉnh kịp thời, rất có thể đó sẽ là tương lai của chúng ta. Nhận thức được vấn đề đó, việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia luôn được Việt Nam đặt lên hàng đầu. Khi dịch bệnh xảy ra liên miên, đe dọa tới sản lượng lương thực năm 2006, Chính phủ đã yêu cầu xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu gạo để bảo đảm nhu cầu trong nước. Đảng, Nhà nước cũng luôn quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp nông dân phát triển sản xuất. Hiện nay, hệ thống thủy lợi nước ta đã có thể chủ động tưới cho 84,8% diện tích lúa; hơn 90% số xã có đường ôtô đến trung tâm; 80% số hộ nông dân được sử dụng điện; 58% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch; 97,2% số xã có máy điện thoại; 77,6% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã, 35% số xã được tiếp cận Internet… Đó là điều kiện để nông dân tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật sinh học thuận lợi hơn. Không những vậy, nông dân còn được giúp đỡ vay vốn, mua vật tư nông nghiệp trả chậm… phát triển sản xuất. Nhờ đó, dù diện tích sản xuất nông nghiệp cũng giảm, nhưng sản lượng lương thực của Việt Nam vẫn tăng, không chỉ bảo đảm an ninh, lương thực mà còn khẳng định vững chắc vị trí quốc gia xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Năm nay, thiên tai, dịch bệnh hoành hành ở nhiều nơi, đặc biệt là Nam bộ và miền Trung, ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp, nhưng ước tính tổng sản lượng lương thực cả nước vẫn đạt khoảng 36,2 triệu tấn (tăng 400 nghìn tấn so với năm trước). Sản lượng tăng cũng đồng nghĩa với việc không cắt giảm sản lượng xuất khẩu, góp phần vào bảo đảm an ninh lương thực thế giới

Ở nước ta, trong vòng 30 năm trở lại đây, số cơn bão và mức độ ảnh hưởng của chúng đã có xu hướng tăng lên rõ rệt; tình hình lũ lụt lớn xảy ra ở các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng so với đầu thế kỷ trước. Một điều đáng quan tâm là vào các năm 1996, 1999 và 2003 cũng xảy ra rét đậm ở các tỉnh phía Bắc nhưng không khắc nghiệt bằng năm 2008. Trận rét lịch sử kéo dài 39 ngày hồi cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm 2008 đã làm đảo lộn nhiều sinh hoạt cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, thiệt hại nặng nề về kinh tế. Toàn miền Bắc có khoảng 200 nghìn héc-ta lúa, 18 nghìn héc-ta mạ, 25 nghìn héc-ta rau bị hỏng hoàn toàn, 180 nghìn trâu, bò bị chết rét... tổng thiệt hại ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng. Và mặc dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng vấn đề người chết rét, thiếu đói tạm thời ở một số nơi là không thể tránh khỏi; đặc biệt là nước ta nằm trong 5 nước hàng đầu trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, như chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) đã cảnh báo.

Hơn nữa, đây mới chỉ là nhìn ở góc độ tác động kinh tế thuần tuý về mặt lượng, không thể lấy đó làm thước đo duy nhất để phản ánh việc đảm bảo an ninh lương thực. Nhìn toàn diện hơn thì an ninh lương thực còn bao hàm những khía cạnh quan trọng khác, đó là: Khả năng huy động lương thực trong các thành phần kinh tế; khả năng điều phối lương thực từ địa phương này đến địa phương khác, từ vùng này đến vùng khác; khả năng dự trữ cơ số lương thực trên thực tế đảm bảo sức chịu đựng trong một thời gian dài khi có bão, lụt, thiên tai và những tình huống xấu khác. Những vấn đề này từ trước đến nay ít được quan tâm đúng mức; do đó khi xuất hiện tình huống bất thường của lụt, bão, thiên tai chúng ta xử lý hết sức lúng túng.

Bên cạnh đó, một thách thức khác cần phải kể đến là việc giá cả lương thực thế giới có xu hướng tăng vọt do nhiều nguyên nhân khác nhau; đồng thời tiến trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra ở nước ta đã và đang thu hẹp dần đất đai canh tác nông nghiệp; và sự cạnh tranh khốc

liệt của hàng hoá lương thực ở “sân chơi” toàn cầu, các nước đang phát triển thường bị thúc ép, thua thiệt mọi thứ trong thời kỳ đầu hội nhập. Để đảm bảo an ninh lương thực, gần đây chính phủ đề xuất phương án tạm hoãn ký thêm các hợp đồng mới. Nhiều nước cũng đã có bước điều chỉnh về chính sách lương thực như Ấn Độ, về cơ bản đã quyết định ngưng xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực, điều đó nói lên tình hình lương thực thế giới đã bước vào thời kỳ khó khăn không thể xem thường

Từ những phân tích trên, việc đưa ra những giải pháp đối với an ninh lương thực Việt Nam là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu “ THỰC TRẠNG AN NINH LƯƠNG THỰC TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC”. (Trang 28 -32 )

×