Thành phần khoáng vật normative của granit là Q, Ab, Or đƣợc tính toán từ thành phần hóa học nguyên tố chính theo phƣơng pháp CIPW.
Hình 2.3:Biểu đồ Q – Ab – Or xác định nhiệt độ kết tinh ở PH2O = 5kb (Winkler, 1979) cho các đá granitoid
.
Biểu đồ pha P – T đơn giản hóa khối lƣợng nóng chảy đƣợc sinh ra trong quá trình nóng chảy các đá nguồn vỏ chứa biotit – muscovit (Clarke, 1992).
Các đá granitoid có nguồn gốc cả manti và vỏ, đƣợc kết tinh từ các dung thể magma acid. Nhiệt độ và bản chất của nóng chảy phụ thuộc vào thành phần đá, hàm lƣợng nƣớc và đặc biệt là vào đƣờng cong P – T – t nóng chảy từng phần của vỏ. Ví dụ: đối với thành phần vỏ là đá phiến hoặc gneis có thể nhìn thấy đƣờng cong nóng chảy bão hòa H2O bắt đầu ở áp suất 0,45GPa và 640o
C, nếu ở đƣờng cong địa nhiệt 40oC/km và P = 0,7GPa thì điểm nóng chảy ở 620oC... (Clarke, 1992).
32
Ở vào khoảng 680oC và 0,5 GPa muscovit bắt đầu bị dập vỡ và nƣớc thoát ra. Do phản ứng khử nƣớc này mà đƣờng cong nóng chảy bão hòa H2O xuất hiện, nƣớc ngay lập tức làm gia tăng sự nóng chảy. Phản ứng có thể xảy ra: Mu + Plag + Qtz = Kfs + Sil + Melt. Chỉ khi biotit bắt đầu dập vỡ ở 760o
C thì thể nóng chảy granit đƣợc hình thành mới trở nên linh động và dâng lên nhƣ magma thực thụ.
Hầu hết các đá granitoid xuất hiện ở gần rìa mảng hút chìm cổ hoặc hiện đại, do các magma acid điển hình là rất nhớt, nói chung, chúng dâng lên hết sức chậm và có xu thế nguội lạnh ở dƣới sâu. Đôi khi, các magma đó dâng lên tới bề mặt và khi đó lƣợng nƣớc của chúng khá cao, chúng sẽ phun trào thành rhyolit.
Có các loại magma acid nhƣ sau: + Do phân dị từ magma basalt.
+ Magma acid kiểu độc lập (no silic, sản phẩm chủ yếu là rhyolit, dacid..)
+ Magma acid kiểu chuyển tiếp giàu CaO, Al2O3 có thành phần từ trung tính đến acid và phổ biến các đá vụn núi lửa.
+ Magma acid kiểu ignimbrit (giàu chất lƣu – dạng phun nổ).