Địa hóa của granitoid

Một phần của tài liệu Phân loại địa hóa các đá granitoid mesoi muộn - cenozoi vùng Tây Bắc Việt Nam (Trang 29)

- Địa hóa nguyên tố chính (major elements):

Các đá granitoid thuộc nhóm đá acid (hay felsic) có hàm lƣợng SiO2 > 63%. Trong nhóm đá acid, còn có các đá núi lửa hay phun trào (rhyolit – dacid) và đá nông hay đá mạch (pegmatit, alaskit...). Các đá granit, granit feldspar kiềm thƣờng có hàm lƣợng K2O cao và Na2O thấp hơn granodiorit, tonalit và ngƣợc lại.

Dựa vào mối tƣơng quan giữa SiO2 – (Na2O + K2O), Cox và nnk (1979) đã xây dựng biểu đồ phân loại gọi tên cho các đá magma cả xâm nhập và phun trào với quan niệm các nhóm đá magma có cùng thành phần nhƣng khác tƣớng (xâm nhập và phun trào). Trên biểu đồ này M. Wilson (1989) đã đƣa thêm đƣờng cong phân chia hai loạt kiềm (AL) và á kiềm (SA) của Miyashiro (1968).

Dựa vào tƣơng quan của ∑(Na2O + K2O) – FeO – MgO để phân biệt các đá granitoid loạt kiềm – vôi (CA) và loạt tholeit (TH) trong loạt á kiềm (SA).

Trên cơ sở tƣơng quan giữa chỉ số kiềm – Alkaline Index (AI) = Al2O3/(Na2O + K2O) và chỉ số Shand (1943) hay còn gọi là chỉ số bão hòa nhôm (ASI) (mol) = Al2O3/(CaO + Na2O + K2O) để phân chia ra: Các đá granitoid quá bão hoà kiềm - “Peralkaline” khi Al2O3/(Na2O + K2O) < 1; Các đá granitoid quá bão hoà nhôm - “Peraluminous” khi Al2O3/(CaO + Na2O + K2O) > 1; và granitoid bão hòa nhôm - “Metaluminous” khi Al2O3/(CaO + Na2O + K2O) < 1. Nhằm phân biệt nguồn gốc của

30

granitoid đƣợc hình thành từ manti, lớp vỏ lục địa, và nguồn gốc trộn lẫn giữa vỏ và manti.

Hình 2.2: Phân loại granitoid theo chỉ số bão hoà nhôm

(dựa trên tỷ lệ giữa Al2O3 /(CaO + Na2O + K2O) - (A/CNK)) (theo Shand, 1927).

Dựa vào tỷ lệ các oxyt Fe+2

và Fe+3, Ishihara(1977) và Czemanske (1981) đã chỉa ra loạt ilmenit và magnetit granit để chỉ ra nguồn gốc vỏ và dƣới vỏ của granitoid.

- Địa hóa nguyên tố vết (trace elements):

Đặc điểm nguyên tố vết và đồng vị của đá magma là những thông tin đặc biệt về nguồn gốc magma cũng nhƣ bối cảnh địa động lực hình thành chúng trong tự nhiên. Tùy theo từng loại đá granit (peralkaline, peraluminous, metaluminous...) mà các nguyên tố vết (các nguyên tố đất hiếm – REE, nguyên tố có trƣờng lực mạnh – HFSE nhƣ Ti, Ta, Nb, Zr, Hf, Y) có sự phân bố khác nhau trong pha lỏng khi nóng chảy từng phần hoặc kết tinh phân đoạn. Sự phân bố của các nguyên tố vết trong đá magma nói chung thƣờng đƣợc biểu diễn bằng việc chuẩn hóa với hàm lƣợng các nguyên tố vết của thiên thạch (chondrit), basalt sống núi đại dƣơng (MORB), manti nguyên thủy (PM) hoặc granit sống núi đại dƣơng (ORG). Ngoài ra, đối với các đá granitoid trên

31

biểu đồ nhện REE, dị thƣờng âm/dƣơng của Eu thƣờng chỉ thị cho số lƣợng của feldspat kiềm/plagioclase.

- Địa hóa nguyên tố đồng vị (isotopic elements):

Tỷ lệ đồng vị δ18

O của hầu hết các đá granitoid nói chung dao động từ 5,5 - 6 đến >10 0

/00 và tỷ lệ 87Sr/86Sr dao động từ 0,7050 ÷ 0,7070.

Một phần của tài liệu Phân loại địa hóa các đá granitoid mesoi muộn - cenozoi vùng Tây Bắc Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)