3. Phạm vi nghiên cứu
2.5.6.1 Thí nghiệm Jartest
Giá trị pH và liều lượng chất keo tụ là hai thông số quan trọng nhất quyết định hiệu quả của quá trình keo tụ. Tuy nhiên keo tụ là một quá trình phức tạp và bao gồm
nhiều cơ chế kết hợp với nhau nên hai thông số này không thể xác đinh bằng phương
pháp tính toán. Hai thông số này cũng như các thông số vận hành khác như tốc độ
khuấy, thời gian khuấy…chỉ có thể được xác định bằng phương pháp thực nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm thông qua thí nghiệm Jartest.
Hệ thống Jartest bao gồm 6 cánh khuấy có khảnăng điều chỉnh tốc độ khuấy và thời gian khuấy cần thiết. Tùy theo mục đích của thí nghiệm mà hệ thống sẽ vận hành
ở các chếđộ khác nhau.
Các thí nghiệm tiến hành cụ thể:
Bố trí thí nghiệm 1
Thí nghiệm xác định tối ưu hóa quá trình xử lý màu và SS của nhà máy đường
đối với chất keo tụvô cơ Fe2(SO4)3
Thí nghiệm 1.1 Cốđịnh lượng phèn thích hợp để tiến hành tìm pH tối ưu
Lấy 500ml nước thải nhà máy đường Cam Ranh – Khánh Hòa cho vào cốc thủy tinh 1000ml. Cho phèn Fe2(SO4)3 vào và khuấy đều cho đến khi thấy sự xuất hiện của
Thí nghiệm Jartest Thí nghiệm Jartest Đối với chất keo tụ Al2(SO4)3.18H2O Thí nghiệm Jartest Đối với chất keo tụ Fe2(SO4)3 Thí nghiệm Jartest Đối với chất keo tụ PAC Thí nghiệm xác định khoảng pH tối ưu đối với
chất keo tụ sử dụng
Thí nghiệm xác định khoảng liều lượng tối ưu đối với chất keo tụ sử dụng
bông cặn. Dừng và ghi nhận lượng phèn sử dụng. Giữ giá trị lượng phèn này cố định trong thực nghiệm xác định pH tối ưu.
Thí nghiệm 1.2 Xác định pH tối ưu đối với chất keo tụvô cơ Fe2(SO4)3
Lấy 10 cốc thủy tinh 1 lít cho vào mỗi cốc 500ml nước thải nhà máy đường. Dùng NaOH hoặc H2SO4 điều chỉnh pH của mỗi cốc tới các giá trị mong muốn. Cho vào mỗi cốc 1 lượng phèn như nhau và như đã xác định ở thí nghiệm 1.1. Tiến hành khuấy ở tốc độ 120 vòng/phút trong 1 phút. Sau đó chỉnh tốc độ khuấy xuống 15 vòng/phút trong 20 phút. Dừng khuấy và để lắng trong 2h. Lấy mẫu nước trong đi phân tích SS và độ màu.
Thí nghiệm 1.3 Xác định liều lượng chất keo tụ Fe2(SO4)3 tối ưu
Lấy 10 cốc thủy tinh 1 lít cho vào mỗi cốc 500ml nước thải mía đường. Dùng NaOH hoặc H2SO4để điều chỉnh pH tới giá trị pH tối ưu như đã xác định được ở thí nghiệm 1.2. Sau đó tiến hành thay đổi lượng phèn Fe2(SO4)3 ở 10 cốc. Tiến hành khuấy ở tốc độ 120 vòng/phút trong 1 phút. Sau đó chỉnh tốc độ khuấy xuống 15 vòng/phút trong 20 phút. Dừng khuấy và để lắng trong 2h. Lấy mẫu nước trong đi phân tích SS và độ màu
Bố trí thí nghiệm 2
Thí nghiệm xác định tối ưu hóa quá trình xử lý màu và SS của nhà máy đường
đối với chất keo tụ Al2(SO4)3.18H2O.
Thí nghiệm 2.1 Cốđịnh lượng phèn thích hợp để tiến hành tìm pH tối ưu.
Lấy 500ml nước thải nhà máy đường Cam Ranh – Khánh Hòa cho vào cốc thủy tinh 1000ml. Cho phèn Al2(SO4)3.18H2O vào và khuấy đều cho đến khi thấy sự xuất hiện của bông cặn. Dừng và ghi nhận lượng phèn sử dụng. Giữ giá trị lượng phèn này cố định trong thực nghiệm xác định pH tối ưu.
Thí nghiệm 2.2 Xác định pH tối ưu đối với chất keo tụvô cơ Al2(SO4)3.18H2O
Lấy 10 cốc thủy tinh 1 lít cho vào mỗi cốc 500ml nước thải nhà máy đường. Dùng NaOH hoặc H2SO4 điều chỉnh pH của mỗi cốc tới các giá trị mong muốn. Cho
vào mỗi cốc 1 lượng phèn như nhau và như đã xác định ở thí nghiệm 2.1. Tiến hành khuấy ở tốc độ 120 vòng/phút trong 1 phút. Sau đó chỉnh tốc độ khuấy xuống 15 vòng/phút trong 20 phút. Dừng khuấy và để lắng trong 2h. Lấy mẫu nước trong đi phân tích SS và độ màu.
Thí nghiệm 2.3 Xác định liều lượng phèn Al2(SO4)3.18H2O tối ưu
Lấy 10 cốc thủy tinh 1 lít cho vào mỗi cốc 500ml nước thải mía đường. Dùng NaOH hoặc H2SO4để điều chỉnh pH tới giá trị pH tối ưu như đã xác định được ở thí nghiệm 2.2. Sau đó thay đổi lượng phèn Al2(SO4)3.18H2O. Tiến hành khuấy ở tốc độ
120 vòng/phút trong 1 phút. Sau đó chỉnh tốc độ khuấy xuống 15 vòng/phút trong 20 phút. Dừng khuấy và để lắng trong 2h. Lấy mẫu nước trong đi phân tích SS và độ
màu.
Bố trí thí nghiệm 3
Thí nghiệm xác định tối ưu hóa quá trình xử lý màu và SS của nhà máy đường
đối với chất keo tụ PAC.
Thí nghiệm 3.1 Cốđịnh lượng phèn thích hợp để tiến hành tìm pH tối ưu.
Lấy 500ml nước thải nhà máy đường Cam Ranh – Khánh Hòa cho vào cốc thủy tinh 1000ml. Cho phèn PAC vào và khuấy đều cho đến khi thấy sự xuất hiện của bông cặn. Dừng và ghi nhận lượng phèn sử dụng. Giữ giá trị lượng phèn này cố định trong thực nghiệm xác định pH tối ưu.
Thí nghiệm 3.2 Xác định pH tối ưu đối với chất keo tụvô cơ PAC.
Lấy 10 cốc thủy tinh 1 lít cho vào mỗi cốc 500ml nước thải nhà máy đường. Dùng NaOH hoặc H2SO4 điều chỉnh pH của mỗi cốc tới các giá trị mong muốn. Cho vào mỗi cốc 1 lượng phèn như nhau và như đã xác định ở thí nghiệm 1.1. Tiến hành khuấy ở tốc độ 120 vòng/phút trong 1 phút. Sau đó chỉnh tốc độ khuấy xuống 15 vòng/phút trong 20 phút. Dừng khuấy và để lắng trong 2h. Lấy mẫu nước trong đi phân tích SS và độ màu.
Lấy 10 cốc thủy tinh 1 lít cho vào mỗi cốc 500ml nước thải mía đường. Dùng NaOH hoặc H2SO4để điều chỉnh pH tới giá trị pH tối ưu như đã xác định được ở thí nghiệm xác định pH tối ưu. Sau đó thay đổi lượng phèn PAC. Tiến hành khuấy ở tốc
độ 120 vòng/phút trong 1 phút. Sau đó chỉnh tốc độ khuấy xuống 15 vòng/phút trong 20 phút. Dừng khuấy và để lắng trong 2h. Lấy mẫu nước trong đi phân tích SS và độ
màu.