Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa quá trình xử lý màu và chất rắn lơ lửng trước khi vào hệ thống xử lý sinh học bằng một số chất keo tụ vô cơ đối với nước thải Nhà máy đường Cam Ranh - Khánh Hòa (Trang 28)

3. Phạm vi nghiên cứu

2.2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ

Trong quá trình keo tụ, trong môi trường nước tiến hành keo tụ sẽ xuất hiện các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thực hiện keo tụ, các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình, chính vì thế cần phải kiểm soát các yếu tố này, đưa về giá trị tối ưu khi thực hiện quá trình keo tụ. Các yếu tốảnh hưởng đến quá trình keo tụ cụ thể:

1. Giá trị pH của nước

Ảnh hưởng pH đến độ hòa tan của chất keo tụ như phèn nhôm hoặc phèn sắt. Ví dụ: Đối với Al(OH)3

Đây là một hydroxyt lưỡng tính điển hình. Trị số pH quá cao hoặc quá thấp đều làm cho nó hòa tan, khiến hàm lượng nhôm dư trong nước tăng lên.

 Khi pH < 5,5: Al(OH)3 có tác dụng rõ ràng như một chất kiềm. Al3+ tăng nhiều Al(OH)3 + 3H+→ Al3+ + 3H2O

 Khi pH > 7,5: Al(OH)3 có tác dụng rõ ràng như một acid, AlO2-tăng nhiều Al(OH)3 + OH-→ AlO2- + 2H2O

Ảnh hưởng của pH nước đối với điện tích hạt keo: Điện tích của hạt keo trong

nước có quan hệ với thành phần của ion trong nước, đặc biệt là các ion H+. Khi pH < 5,5, Al(OH)3 tác dụng như một chất kiềm. Khi pH = 8, hạt keo nhôm hydroxyt là trung tính, vì thế nên sẽ dễ dàng kết tủa nhất.

Ảnh hưởng của pH đối với chất hữu cơ trong nước. Khi pH thấp các hạt keo của

acid humic và fulvic mang điện tích âm, do đó dễ dàng bị keo tụ bởi phèn nhôm hoặc phèn sắt. Khi pH cao các hạt keo của acid humic và fulvic mang điện tích dương nên

hiệu quả keo tụ bởi phèn nhôm hoặc phèn sắt sẽ giảm đáng kể.

2. Liều lượng chất keo tụ

Lượng phèn nhôm và phèn sắt được sử dụng trong quá trình keo tụ phải vượt

quá ngưỡng Ksp của các hydroxyt tương ứng.

Nói chung khi làm lượng chất bẩn tăng cao thì lượng chất keo tụ cho vào càng lớn.

3. Cường độ khuấy trộn

Tốc độ khuấy trộn tốt nhất là từ nhanh chuyển sang chậm. Khi mới cho chất keo tụ vào nước thì phải khuấy nhanh vì sự thủy phân của các chất keo tụ trong nước và tốc

độ hình thành hệ keo rất nhanh. Khuấy nhanh mới có thể tạo ra một lượng lớn hạt keo làm cho nó khuếch tán đến các nơi trong nước. Sau khi đã hình thành bông cặn, không nên khuấy quá nhanh vì không những làm cho bông cặn khó lớn lên mà còn có thể phá vỡ chúng.

4. Tạp chất trong nước

Các ion ngược dấu là một loại tạp chất ảnh hưởng đến quá trình keo tụ. Khi trong nước thiên nhiên có chứa một lượng lớn các hợp chất hữu cơ cao phân tử, chúng có thể hấp phụ lên bề mặt dung dịch keo, dẩn tới tác dụng bảo vệ dung dịch keo, làm cho quá trình keo tụ khó khăn, hiệu quả keo tụ trở nên rất thấp.

2.3 Hóa học của quá trình keo tụ bằng các chất keo tụvô cơ [11]2.3.1 Hóa học của quá trình keo tụ bằng PAC.

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa quá trình xử lý màu và chất rắn lơ lửng trước khi vào hệ thống xử lý sinh học bằng một số chất keo tụ vô cơ đối với nước thải Nhà máy đường Cam Ranh - Khánh Hòa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)