Một số biện pháp kỹ thuật hạn chế xói mòn đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng Tây Bắc Việt Nam (Trang 91)

3.4.1. Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc

Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc (SALT) là hệ sinh thái canh tác nhằm sử dụng đất dốc được bền vững đã được Trung tâm đời sống nông thôn Minđanao (Philipin) tổng kết, hoàn thiện và phát triển từ năm 1970, đã có một số mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nông nghiệp đất dốc bền vững được ghi nhận và ứng dụng tại Việt Nam:

+ Mô hình SALT 1: Mô hình này bố trí trồng những băng cây ngắn ngày xen kẽ với những băng cây dài ngày sao cho phù hợp với đặc tính và yêu cầu đất đai của các loài cây đó và đảm bảo thu hoạch đều đặn. Các băng này được trồng theo đường đồng mức, giữa những băng cây trồng chính rộng từ 4-6m còn có những băng hẹp trồng cây cố định đạm để giữ đất chống xói mòn, làm phân xanh hoặc lấy gỗ. Cây cố định đạm được trồng dày theo hàng đôi, khi cây cao 1m thì cắt bớt cành, lá xếp vào gốc. Cơ cấu cây trồng trong mô hình thường là 75% cây nông nghiệp, 25% cây lâm nghiệp (trong cây nông nghiệp thì 50% là cây hàng năm, 25% là cây lâu năm). Đây là mô hình canh tác đất dốc đơn giản, người nông dân có thể thu nhập cao hơn gấp 1,5 lần so với cách trồng sắn thông thường. Kỹ thuật này làm giảm xói mòn 50% so với hệ thống canh tác vùng cao theo tập quán.

+ Mô hình SALT 2- Mô hình kỹ thuật nông súc kết hợp đơn giản: ở mô hình này người ta bố trí trồng trọt kết hợp với chăn nuôi bằng cách dành một phần đất trong mô hình để canh tác nông nghiệp cho chăn nuôi. Việc sử dụng đất dốc được thực hiện theo phương thức nông-lâm-súc kết hợp. ở Philipin người ta thường nuôi

dê để lấy thịt, sữa. Một phần diện tích khác được dành để trồng cỏ và cây làm thức ăn cho dê.

+ Mô hình SALT 3 - Mô hình kỹ thuật canh tác nông- lâm kết hợp bền vững: Mô hình kỹ thuật canh tác này kết hợp một cách tổng hợp việc trồng rừng qui mô nhỏ với việc sản xuất lương thực, thực phẩm. Cơ cấu sử dụng đất thích hợp là 40% danh cho nông nghiệp và 60% cho lâm nghiệp. Bằng cách đó đất đai được bảo vệ có hiệu quả đồng thời cung cấp được nhiều lương thực, thực phẩm, gỗ củi và các sản phẩm khác, tăng thu nhập cho nông dân. Thực chất mô hình này cũng là sự điều hoà phối hợp và mở rộng qui hoạch hợp lý các mô hình trên nhưng có sợ chú trọng đặc biệt tới phát triển rừng. Mô hình này có thể mở rộng cho một hộ có quĩ đất đai tương đối rộng (khoảng 5-10ha) trên nhiều dạng địa hình, hay qui mô lớn hơn cho một nhóm hộ.

+ Mô hình SALT 4 - Mô hình kỹ thuật canh tác nông nghiệp - cây ăn quả qui mô nhỏ. Trong mô hình này các loài cây ăn quả nhiệt đới được đặc biệt chú ý do sản phẩm của nó có thể bán để thu tiền mặt và cũng là những cây lâu năm nên dễ dàng duy trì được sự ổn định và lâu bền hơn về môi trường sinh thái so với cây hàng năm. Đối với cây ăn quả yêu cầu đất đai phải tốt hơn, có đầu tư thâm canh cao hơn (về biện pháp làm đất, bón phân, chọn giống). Do đó, giúp nông dân hiểu biết hơn về khoa học và kỹ thuật. Mô hình này có ý nghĩa lớn, ngoài lương thực, thực phẩm thu được còn có sản phẩm của cây cố định đạm chống xói mòn, cải tạo đất, đặc biệt là có thêm sản phẩm hàng hoá, hoa quả bán thu tiền mặt, mua sắm thêm các vật dụng cần thiết khác.

Hiện nay đã phát triển một số mô hình cải biên từ các loại mô hình SALT như:

1) Rừng + Nương + Vườn + Ruộng + Mặt nước 2) Rừng + Nương + Vườn + Ruộng

3) Rừng + Nương + Vườn

Trong đó mô hình thứ nhất hoàn thiện hơn cả vì có rừng bố trí ở đỉnh dốc hoặc sườn núi dốc rất mạnh. Nương ở sườn dốc vừa, dốc mạnh, vườn có thể đặt tại

chân dốc hoặc nơi dốc nhẹ, ruộng làm tại nơi thấp bằng và mặt nước ao hồ ở nơi thấp trũng nhất. Mô hình 2 cũng như mô hình 1 nhưng thiếu mặt nước nên không hoàn thiện bằng. Tuy nhiên tính phổ biến lại cao hơn và nhiều nơi có thể sử dụng. Mô hình 3 không có ao hồ và đồng ruộng nhưng lại là mô hình cơ bản nhất do có tính phổ biển cao. Vì vậy đây cũng là mô hình mà hộ nào cũng có thể áp dụng được.

3.4.2. Một số biện pháp kỹ thuật khác

- Canh tác theo đường đồng mức: là nguyên tắc xuyên suốt mọi hoạt động sử dụng đất dốc, cần tuân thủ từ khi khai hoang, cày bừa đến trồng trọt, chăm sóc.

- Trồng trong rãnh: Một số cây như chè. mía, dứa... được trồng mới theo rãnh (rạch) là biện pháp chống xói mòn rất hiệu quả.

- Trồng trong hố: Biện pháp này cần vận dụng triệt để khi trồng mới cây thân gỗ (cà phê, cao du, điều, cam, vải, cây rừng). Mỗi cây được trồng trong 1 hố, các hố có tác dụng giữ đất giữ màu. Hiệu quả bảo vệ tăng lên nếu đắp đất lên hai bên bờ và phía dưới hố. các cây bố trí theo kiểu nanh sấu có tác dụng tốt hơn trồng thẳng hàng. Biện pháp này đặc biệt quan trọng để kiểm soát trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

- Tạo bồn: Một số cây lâu năm mật độ thưa (cà phê, cam, cao su) cần được tạo bồn. Bồn là bờ nhỏ dạng vành khăn bao quanh gốc ứng với mép tán lá cây, được tạo ra khi chăm sóc, làm cỏ, bón phân. Chất lượng đất trong bồn tốt hơn ngoài bồn.

- Phủ đất: Đây là biện pháp trực tiếp làm giảm sự phá huỷ cấu trúc đất do hạt mưa, làm giảm dòng chảy phát sinh trên mặt đất, làm giảm đáng kể xói mòn và tăng độ ẩm đất. Đay cũng là biện pháp hạn chế sự phát triển của cỏ tranh rất có hiệu quả.

- Tủ gốc: Khi vật liệu phủ đất hạn chế thì ưu tiên tủ gốc để chống xâm kích của hạt mưa trực tiếp và dòng chảy từ tán cây, giữ cho nhiệt độ, độ ẩm ổn định, giữ chất dinh dưỡng khoáng khi bón vào đất.

- Xới xáo, làm cỏ: Biện pháp này nếu làm theo đường đồng mức rất có tác dụng giữ đất, tránh tạo ra rãnh khơi đầu cho dòng chảy phát sinh. Công việc này cần tránh làm vào thời kỳ mưa to, nếu không sẽ làm xói mòn trầm trọng thêm. Một lớp

cỏ xanh có kiểm soát duy trì trong mùa mưa dông rất có lợi cho việc chống mất đất, do đó không nên làm cỏ trắng vào thời kỳ mưa dông.

- Sắp xếp cơ cấu cây trồng: Xét về mặt bảo vệ đất thì nguyên tắc chung là bố trí sao cho vào vụ mưa cây trồng hiện diện liên tục trên mặt đất thông qua trồng xen, trồng gối.... phối hợp cây dài ngày và cây ngắn ngày.

- Lịch gieo trồng, thu hoạch: Liên quan trực tiếp đến xói mòn là việc cày vỡ và thu hoạch cây có củ. Gieo trồng đương nhiên phải làm vào vụ mưa, còn làm đất (nhất là cày vỡ) thì cần tiến hành sớm ngay đầu vụ khi chưa có mưa lớn. Tương tự nên tránh đào bới đất thu hoạch cây có củ vào thời kỳ cao trào mưa.

Ngoài các biện pháp kỹ thuật nêu trên, Nhà nước cũng cần có các chính sách hỗ trợ cho các tỉnh của vùng Tây Bắc trong vấn đề bảo vệ tài nguyên đất. Ủy ban nhân dân, các cấp, các ngành của các tỉnh vùng Tây Bắc có liên quan cần hoạch định những chính sách và chiến lược khoa học để thực hiện việc hạn chế xói mòn đất, bảo vệ tài nguyên đất nói riêng và môi trường nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Luận văn đã xác định được các hệ số xói mòn (R, K, SL, C và P) trong phương trình mất đất phổ dụng của USLE.

1.2. Nghiên cứu ứng dụng GIS trong luận văn đã xây dựng được bản đồ dự báo xói mòn đất vùng Tây Bắc Việt Nam gồm: Bản đồ xói mòn đất tiềm năng vùng Tây Bắc Việt Nam, bản đồ xói mòn đất tiềm năng tỉnh Hòa Bình, bản đồ xói mòn đất tiềm năng tỉnh Sơn La, bản đồ xói mòn đất tiềm năng tỉnh Điện Biên, bản đồ xói mòn đất tiềm năng tỉnh Lai Châu, bản đồ xói mòn đất hiện trạng vùng Tây Bắc, bản đồ xói mòn đất hiện trạng tỉnh Hòa Bình, bản đồ xói mòn đất hiện trạng tỉnh Lai Châu, bản đồ xói mòn đất hiện trạng tỉnh Sơn La và bản đồ xói mòn đất hiện trạng tỉnh Điện Biên.

1.3. Đối với xói mòn đất tiềm năng

+ Diện tích đất của vùng có nguy cơ xói mòn tiềm năng nằm ở cấp VIII là 539.206,7314ha, cấp VII là 93.612,27975ha, cấp VI là 71.145,33261ha, cấp V là 205.947,0155ha, cấp IV là 108.590,2445ha, cấp III là 2.321.584,538ha, cấp II là 37.444,9119 và cấp I là 366.960,1366ha.

+ Diện tích đất của tỉnh Hòa Bình có nguy cơ xói mòn tiềm năng nằm ở cấp VIII là 27.571,4622ha, cấp VII là 21.597,64539ha, cấp VI là 4.595,2437ha, cấp V là 16.542,87732ha, cấp IV là 5.054,76807ha, cấp III là 267.443,1833ha, cấp II là 15.164,30421ha và cấp I là 101.554,8858ha.

+ Diện tích đất của tỉnh Điện Biên có nguy cơ xói mòn đất tiềm năng nằm ở cấp VIII là 71.243,63257ha, cấp VII là 21.038,38814ha, cấp VI là 22.950,96888ha, cấp V là 88.935,00441ha, cấp IV là 56.421,13183ha, cấp III là 495.358,4117ha, cấp II là 49.727,09924ha và cấp I là 150.615,7333ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Diện tích đất của tỉnh Sơn La có nguy cơ xói mòn đất tiềm năng nằm ở cấp VIII là 119.915,7624ha, cấp VII là 119.915,7624ha, cấp VI là 45.499,9524ha, cấp

V là 121.333,2064ha, cấp IV là 48.901,818ha, cấp III là 782.429,088ha, cấp II là 63.784,98ha và cấp I là 185.685,164ha.

+ Diện tích đất của tỉnh Lai Châu có nguy cơ xói mòn đất tiềm năng nằm ở cấp VIII là 46.928,47118ha, cấp VII là 34.900,20284ha, cấp VI là 18.498,01874ha, cấp V là 34.991,32608ha, cấp IV là 12.301,63808ha, cấp III là 607.609,7977ha, cấp II là 607.609,7977ha và cấp I là 113.448,44ha.

1.4. Đối với xói mòn đất hiện trạng

+ Diện tích đất của vùng có nguy cơ bị xói mòn cấp V là 112.334,7357ha, cấp IV là 599.118,5904ha, cấp III là 2.359.029,45ha, cấp II là 299.559,2952ha và cấp I là 374.449,119ha.

+ Diện tích đất của tỉnh Hòa Bình có nguy cơ xói mòn cấp V là 15.164,30421ha, cấp IV là 98.797,73955ha, cấp III là 200.812,1497ha, cấp II là 42.276,24204ha và cấp I là 102.473,9345ha.

+ Diện tích đất của tỉnh Điện Biên có nguy cơ bị xói mòn cấp V là 23.907,25925ha, cấp IV là 99.454,19848ha, cấp III là 537.435,1879ha, cấp II là 69.809,19701ha và cấp I là 225.684,5273ha.

+ Diện tích đất của tỉnh Sơn La có nguy cơ bị xói mòn cấp V là 17.009,328ha, cấp IV là 154.501,396ha, cấp III là 815.030,3ha, cấp II là 100.638,524ha và cấp I là 330.264,452ha.

+ Diện tích đất của tỉnh Lai Châu có nguy cơ bị xói mòn cấp V là 23.783,16695ha, cấp IV là 117.640,1093ha, cấp III là 550.566,6463ha, cấp II là 71.622,87057ha và cấp I là 147.619,6569ha.

1.5. Đã đề xuất được một số biện pháp giảm thiểu xói mòn đất cho vùng Tây Bắc như: Kỹ thuật canh tác trên đất dốc và một số biện pháp canh tác khác.

1.6. Từ các tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội các tỉnh vùng Tây Bắc cho thấy: Các tỉnh vùng Tây Bắc hầu hết đều có địa hình đồi núi, độ dốc cao, chia cắt mạnh, lượng mưa chung bình cao là những nguyên nhân dẫn đến xói mòn đất là rất lớn. Ngoài ra, do điều kiện xã hội của các tỉnh còn nhiều mặt hạn chế nên việc

áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác để hạn chế xói mòn là chưa cao dẫn đến nguy cơ xói mòn đất tiềm năng là rất lớn.

2. Kiến nghị

2.1. Cần tiếp tục có những nghiên cứu về xói mòn đất bằng GIS trên phạm quy mô cấp tỉnh, cấp huyện của vùng Tây Bắc Việt Nam.

2.2. Trong các nghiên cứu tiếp theo về xói mòn đất, cần kết hợp việc sử dụng công nghệ GIS và các biện pháp xác định xói mòn ngoài thực địa để kiểm chứng, nâng cao giá trị thực tiễn của vấn đề nghiên cứu tại địa phương.

2.3. Khuyến nghị với các cơ quan chức năng và các ngành có liên quan cần bảo vệ đất vùng nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Trần Tuấn Đạt (2008), “Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong việc quản lý tổng hợp lưu vực sông”, Viễn thám và địa tin học, Trung tâm Viễn thám Quốc gia – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Số 5, năm 2008.

2. Nguyễn Văn Đài (1999), Giáo trình hệ thống thông tin địa lý (GIS), NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Nguyễn Trọng Hà (1996), Xác định các yếu tố gây xói mòn và khả năng dự báo xói mòn trên đất dốc, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội, Hà Nội.

4. Nguyễn Xuân Hải (2009), Cải tạo sử dụng đất, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội.

5. Bảo Huy (2009), GIS và Viễn thám trong quản lý tài nguyên rừng và môi trường,

NXB tổng hợp TPHCM.

6. Nguyễn Kim Lợi (2006), Ứng dụng GIS trong quản lý Tài nguyên Thiên nhiên,

NXB Nông nghiệp TPHCM.

7. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1997), Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Mười, Đỗ Nguyên Hải, Trần Văn Chính, Hoàng Văn Mùa, Phạm Thanh Nga, Đào Châu Thu (2000), Giáo Trình Thổ Nhưỡng học, NXB Nông Nghiệp, Hà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội.

9. Nguyễn Quang Mỹ, Quách Cao Yêm và Hoàng Xuân Cơ (1983), “Nghiên cứu điều kiện hình thành và phát triển xói mòn đất nông nghiệp Tây Nguyên:, S đặc biệt của Tạp chí Khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội.

10. Nguyễn Quang Mỹ (2005), Xói mòn đất hiện đại và các biện pháp phòng chống,

11. Trần Tuấn Ngọc (2008), “Một số ứng dụng của ảnh vệ tinh envisat meris trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường”, Viễn thám và địa tin học, Trung tâm Viễn thám Quốc gia – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Số 5, năm 2008.

12. Lâm Đạo Nguyên, Frank Young Armando, Lê Văn Trung, Lê Toàn Thủy, Alexandre Bouvet (2008), “Những kết quả bước đầu ứng dụng tư liệu viễn thám radar ENVISAT-ASAR để giám sát mùa vụ lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam” , Viễn thám và địa tin học, Trung tâm Viễn thám Quốc gia – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Số 4, năm 2008.

13. Đinh Hồng Phong (2008), “Một số kết quả trong xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa hình thủy văn phục vụ phòng chống lũ lụt và phát triển kinh tế xã hội Đồng bằng sông Cửu Long”, Viễn thám và địa tin học, Trung tâm Viễn thám Quốc gia – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Số 4, năm 2008.

14. Nguyễn Đăng Quang, Lê Đức (2008), “ Giới thiệu khả năng nghiên cứu và khai thác số liệu gió bề mặt biển Quikscat cho khu vực Đông Nam Á” , Viễn thám và địa tin học, Trung tâm Viễn thám Quốc gia – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Số 4, năm

2008.

15. Nguyễn Hồng Quảng, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Hồng Minh, Nguyễn Thanh Hải, Trần Hùng (2008), Thu nhận và sử dụng dữ liệu MODIS phục vụ quản lý lửa rừng tại Việt Nam, Cục Kiểm lâm, Bộ NN và PTNT, Hà Nội.

16. Lê Minh Sơn, Doãn Hà Phong, Lương Chính Kế (2008), “Thành lập bản đồ nhiệt độ bề mặt nước biển và hàm lượng Cholorophyl – A khu vực biển Đông từ ảnh MODIS:, Viễn thám và địa tin học, Trung tâm Viễn thám Quốc gia – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Số 5, năm 2008.

17. Nguyễn Đình Sơn (2009), “Nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh và công nghệ GIS trong việc giám sát hiện trạng tài nguyên rừng thử nghiệm tại một khu vực cụ thể”,

Viễn thám và địa tin học, Trung tâm Viễn thám Quốc gia – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Số 6, năm 2009.

18. Trần Thị Băng Tâm (2006), Giáo trình Hệ thống thông tin địa lý, NXB Nông

19. Lê Trung Thắng (2011), Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý GIS trong y tế và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng Tây Bắc Việt Nam (Trang 91)