Khái quát chung về phương trình mất đất phổ dụng (Universal Soil Loss

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng Tây Bắc Việt Nam (Trang 57)

Equation - USLE)

Phương pháp phổ biến dự báo xói mòn đất được áp dụng rộng rãi hiện nay là phương trình mất đất phổ dụng (USLE). Phương trình được xây dựng bởi đồng tác giả Wischmeier và Smith vào năm 1958 và hoàn thiện vào năm 1978, dựa trên số liệu thu thập của 10.000 trạm đo trên khắp nước Mỹ. Phương trình này được lập dựa theo sự ảnh hưởng của các yếu tố chính đến quá trình xói mòn đất là: Mưa, đất, độ dốc, chiều dài sườn dốc, lớp phủ thực vật và các phương pháp canh tác của con người.

Phương trình mất đất phổ dụng của Wischmeier và Smith là:

A=R*K*L*S*C*P

Trong đó:

A: Lượng đất bị xói mòn (tấn/ha.năm)

R: Hệ số về độ xói mòn do mưa (với thang đo độ xói mòn được lập trên cơ sở của EI30)

K: Hệ số tính xói mòn của đất (xác định lượng đất mất đi cho một đơn vị xói mòn của mưa trong điều kiện chuẩn)

L: Hệ số độ dài sườn dốc (tỷ lệ đất mất đi của thửa ruộng nào đó so với lượng đất mất đi từ thửa ruộng dài 22.6m)

S: Hệ số độ dốc (tỷ lệ lượng đất mất đi từ thửa ruộng nào đó so với lượng đất mất đi từ thửa có độ dốc của bề mặt 9%)

C: Hệ số cây trồng (tỷ lệ lượng đất mất đi từ thửa ruộng nào đấy so với lượng đất mất đi từ thửa ruộng được làm đất theo tiêu chuẩn)

P: Hệ số bảo vệ đất (tỷ lệ lượng đất mất đi theo số liệu đã có so với lượng đất mất đi từ thửa ruộng không có các công việc bảo vệ đất).

Phương trình USLE được coi là phổ dụng, bởi vì nó tách hẳn những hạn chế riêng (tính địa phương) và những giới hạn địa lý và khí hậu đặc trưng cho mô hình thực nghiệm. Việc áp dụng rộng rãi phương trình USLE trên nhiều lãnh thổ của các lục địa khác nhau đã khẳng định điều đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng Tây Bắc Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)