L ỜI MỞ ĐẦ U
3.1 Quy trình xạ trị
Trong quá trình tiến hành điều trị cho bệnh nhân ung thư, người bác sĩ và kỹ thuật viên phải tiến hành quá trình chuẩn bị rất cẩn thận và tỉ mỉ để tránh xảy ra sai sót, ảnh
hưởng tới quá trình điều trị cũng như an toàn của bệnh nhân. Ở các bệnh viện luôn có một quy trình cụ thể để xạ trị cho bệnh nhân. Nhìn chung, quy trình xạ trị tiến hành theo các bước sau [8]:
Hội chẩn: để đánh giá tình hình tổng thể của bệnh nhân như đánh giá khối u,
giai đoạn bệnh, xem xét đưa ra quyết định có nên xạ trị hay không. Từđó đưa ra
quyết định lập kế hoạch xạ trị cụ thể.
Quyết định điều trị: là chữa trị triệt để hay giảm đau cho bệnh nhân. Từđó, đưa
ra tổng liều xạ cho bệnh nhân.
Chụp CT mô phỏng và cốđịnh bệnh nhân: là cốđịnh vùng cần điều trị nhưđầu,
thân người….của bệnh nhân và đánh dấu vị trí để cốđịnh bệnh nhân trong suốt quá trình xạ trị.
19
Xác định thể tích khối u, vùng khối u lan rộng, các bộ phận, cơ quan lành cần bảo vệ.
Lập kế hoạch điều trị: tiến hành chọn kỹ thuật điều trị (3D-CRT, IMRT..), mức
năng lượng, hướng chiếu, hình dạng trường chiếu, các block che chắn. Tính toán sự phân bố liều lên khối u và các cơ quan lành. Sau đó đánh giá kế hoạch dựa vào giản đồ liều thể tích Dose Volume Histogram (DVH) của khối u và các cơ
quan lành.
Đúc chì: dựa vào hình dạng các block đã vẽ trong phần lập kế hoạch, kỹ thuật viên sẽ tiến hành đúc các khối chì theo hình mẫu của từng trường hợp ứng với từng trường chiếu.
Điều trị: tiến hành xạ trị trên máy gia tốc dựa vào kế hoạch đã lập ra. Trong suốt quá trình xạ trị, cần tiến hành kiểm tra thường xuyên và lưu lại các số liệu điều trị cho bệnh nhân.
Kiểm tra tình hình đáp ứng của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị: đánh giá
khảnăng nhận liều của khối u và liều giới hạn điều trị có vượt quá hay không.
Theo dõi bệnh nhân sau điều trị: đảm bảo bệnh nhân sau khi điều trị phục hồi bình thường, không có các biểu hiện khác thường. Khối u không bị di căn hay
biến chứng phức tạp.