0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Giải pháp về quản lý, chính sách

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ RƠM RẠ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI (Trang 78 -78 )

Triển khai và thực hiện tốt các chính sách và quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp. Ứng dụng các biện pháp quản lý phế phụ phẩm nông nghiệp có hiệu quả vào đời sống.

Đổi mới công tác tổ chức hoạt động khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện và đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông có năng lực. Tổ chức mạng lưới đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở tại các xã trên địa bàn huyện với nhiều hình thức phù hợp với nhận thức của nông dân. Liên hệ, hỗ trợ các tổ chức khuyến nông các cấp, các tổ chức thực hiện nhằm phổ biến thông tin về ứng dụng của than sinh học tới nông dân.

Nâng cao nhận thức của người nông dân trong việc sử dụng rơm rạ và phế phụ phẩm nông nghiệp. Giúp cho các nông hộ biết cách sản xuất và sử dụng than sinh học, giúp các hộ nông dân phát huy hết nội lực và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài thông qua các chương trình dự án phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn của thành phố, huyện nhằm tận dụng được hết các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp. Đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các hộ nông dân giúp nhau về vốn, kỹ thuật sản xuất tạo ra sự liên kết mạnh trong sản xuất để nông hộ hiểu được phát triển sản xuất gắn với tạo ra môi trường bền vững. Nông hộ sau khi tự hạch toán sẽ biết cách xây dựng phương án sản xuất và sử dụng phế phụ phẩm có hiệu quả. Nâng cao được nhận thức hiểu biết của người nông dân về các công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất, ứng dụng than sinh học và các kiến thức, thông tin về biến đổi khí hậu và lợi ích của việc hạn chế phát thải khí nhà kính đồng thời để cải thiện năng suất cây trồng nhằm phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn.

Đào tạo và nâng cao năng lực cho nông dân và cán bộ địa phương về công nghệ, kỹ thuật sản xuất than sinh học và việc sử dụng than sinh học trong cải tạo đất thông qua tập huấn, hội thảo. Các cán bộ nông nghiệp của huyện, cán bộ xã cần thực hiện các kế hoạch sản xuất nông nghiệp kết hợp với các cán bộ môi trường của huyện để vừa phát triển sản xuất, vừa bảo vệ môi trường. Góp phần thực hiện tốt chương trình khuyến nông địa phương, tạo diễn đàn trao đổi học tập giữa nông dân và các bên liên quan. Tạo thói quen cho nông dân tìm hiểu và ứng dụng các tiến bộ

khoa học kỹ thuật, công nghệ qua phương tiện truyền thông đại chúng (báo, đài, quảng cáo, sách, quan hệ công chúng PR, Internet, báo mạng…).

Tổ chức tuyên truyền để mọi người dân hiểu về tác dụng và hiệu quả của than sinh học đối với sản xuất nông nghiệp và môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Truyền tải các thông tin đến người nông dân thông qua hệ thống loa phát thanh của các xã, truyền đạt thông tin đến từng thôn, xóm. Để thông tin đến được người dân cần thành lập mạng lưới thông tin từ huyện tới tận xã, thôn, xóm, hộ gia đình về các vấn đề trong quản lý phế phụ phẩm, kỹ thuật, cách thức sản xuất và sử dụng phế phụ phẩm rơm rạ trong sản xuất than sinh học. Tổ chức hội họp, mở các lớp tập huấn hay thăm quan các mô hình sản xuất giỏi.

Huy động sự tham gia rộng rãi của mọi người dân sản xuất nông nghiệp trong việc quản lý và sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp. Nông dân cùng với các cán bộ địa phương xây dựng kế hoạch phát triển và sử dụng rơm rạ làm than sinh học trong những năm tới trên cơ sở tiềm năng của địa phương, sau đó yêu cầu cấp trên hỗ trợ về kỹ thuật, phương tiện dựa vào thực tế sản xuất của địa phương.

Lồng ghép chương trình quản lý phế phụ phẩm nông nghiệp trong các chiến lược phát triển nông thôn, tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường của địa phương.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ RƠM RẠ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI (Trang 78 -78 )

×