Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng và quản lý rơm rạ theo định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tại Huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 36)

Sóc Sơn nằm ở phía tây cực Nam dãy núi Tam Đảo, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Huyện thuộc vùng bán sơn địa có những đặc trưng của vùng gò đồi và phù sa cổ kết hợp cho nên có cả vùng đồng bằng và vùng trũng. Từ đặc điểm cơ bản trên đã tạo cho huyện những điều kiện phát triển kinh tế đa dạng, phong phú trên tất cả các ngành kinh tế và các lĩnh vực khác nhau.

Huyện Sóc Sơn là huyện trung du với 3/4 diện tích đất đồng bằng và ruộng bậc thang, 1/4 đất đồi núi. Vị trí của huyện là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng trung du nên địa hình phức tạp, đất đai khá đa dạng và phần lớn là đất bạc màu. Đất có độ dốc cao và bậc thang, thoải dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Căn

cứ vào đặc điểm địa hình và điều kiện tự nhiên thích nghi của cây trồng mà Sóc Sơn được chia thành 3 vùng chủ yếu với những đặc trưng khác nhau về địa hình và thổ nhưỡng, toàn huyện có 25 xã và 1 thị trấn.

- Vùng đồi gò bao gồm 5 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng kỳ, Minh Trí, Minh Phú, là vùng có địa hình ở độ cao 15-200m, sườn núi có độ dốc 5 - 200

, không trồng được cây ngắn ngày, thế mạnh của vùng là trồng chè, mô hình Nông - Lâm kết hợp đại gia súc, có tỷ lệ vườn tạp cao. Trong những năm gần đây, vùng phát triển mạnh du lịch sinh thái kết hợp với kinh tế trang trại.

- Vùng đất giữa bao gồm 07 xã: Tân Minh, Quang Tiến, Hiền Ninh, Phù Linh, Mai Đình, Tiên Dược và Thị trấn, là vùng có địa hình ở độ cao từ 10 -15m, là vùng đất ruộng bậc thang, thiếu nguồn nước tưới, có tầng canh tác mỏng, bị rửa trôi, nghèo dinh dưỡng, sản xuất lương thực gặp khó khăn và kém hiệu quả. Chủ yếu thích hợp với cây màu, cây công nghiệp chịu hạn.

- Vùng trũng ven sông bao gồm 14 xã ven Sông Cầu, sông Cà Lồ: Trung Giã, Tân Hưng, Bắc Phú, Việt Long, Xuân Giang, Đức Hoà, Xuân Thu, Kim Lũ, Đông Xuân, Phú Cường, Phú Minh, Tân Dân, Thanh Xuân có độ cao địa hình từ 8 - 9m, có gần 1.000ha đất trũng, thế mạnh được phát huy khi áp dụng mô hình sản xuất lúa - cá - vịt. Thế mạnh của vùng là trồng cây màu: ngô, đậu, đỗ, có thể bố trí ở các khu đất cao.

Với đặc điểm địa hình chia làm 3 vùng rõ rệt, tạo điều kiện cho việc định hướng phát triển kinh tế theo đặc điểm và thế mạnh của từng vùng tạo nên sự phát triển đa dạng về kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Sóc Sơn .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng và quản lý rơm rạ theo định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tại Huyện Sóc Sơn, Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)