Ảnh hưởng của vitam iC và chất khoáng đến tốc độ tăng trưởng của cá

Một phần của tài liệu ghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cho ăn và một số chất phụ gia đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) giai đoạn từ 5cm đến 7cm (Trang 43)

giai đoạn từ 5cm đến 7cm.

 Chiều dài trung bình của cá đạt được sau thí nghiệm.

Trong cùng một hàng số mũ khác nhau là sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)

(GRL 1 = L10 – L1; GRL 2 = L20 – L1; GRL 3 = L30 – L1 )

Chiều dài trung bình của cá theo thời gian nuôi được thể hiện qua đồ thị sau

Hình 8: Chiều dài trung bình c ủa cá nuôi khi sử dụng chất phụ gia 0 1 2 3 4 5 6 7 8 1 10 20 30 Ngày Chiều dài (cm) NT1 NT2 NT3

Qua bảng 9 và hình 8 ta thấy tốc độ tăng trưởng về chiều dài giữa các nghiệm thức có sự sai khác rất ít. Giữa nghiệm thức cho cá ăn có bổ sung vitamin C (NT 2) so

Bảng 11: Chiều dài trung bình của cá nuôi khi sử dụng chất phụ gia Nghiệm thức Ngày thí nghiệm NT 1 NT 2 NT 3 1 4,97 ± 0,31a 5,06 ± 0,3a 5,04 ± 0,1a 10 6,29 ± 0,2a 6,37 ± 0,27b 6,11 ± 0,18a 20 6,70 ± 0,1a 6,82 ± 0,15b 6,76 ± 0,14a 30 7,07 ± 0,1a 7,19 ± 0,1b 6,91 ± 0,14c GRL 1 1,32 1,31 1,07 GRL 2 1,73 1,76 1,72 GRL 3 2,10 2,13 1,87

với lô đối chứng (NT1) thì sự sai khác về chiều dài là không nhiều và không có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05). Ở lô có sử dụng khoáng chất (NT3) chiều dài tăng truởng chậm hơn, và sự sai khác của nghiệm thức này so với 2 nghiệm thức trên là có ý nghĩa về mặt thống kê.

. Như vậy vitamin C có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá, và qua quan sát cá trong quá trình cho ăn, thấy cá bắt mồi nhanh, màu sắc tươi sáng hơn nghiệm thức đối chứng. Cá nuôi ở NT3 hoạt động bắt mồi không nhanh, khả năng phản xạ với con mồi chậm. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài chậm, điều này cho thấy thức ăn có bổ sung khoáng không thích hợp cho cá.

 Khối lượng cuả cá đạt được sau thí nghiệm.

Bảng 12: Khối lượng trung bình của cá nuôi khi sử dụng chất phụ gia

Trong cùng một hàng số mũ khác nhau là sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)

(GRW 1=W10 – W1; GRW 2=W20 – W1; GRW 3=W30 – W1)

Qua bảng số liệu trên ta thấy cá nuôi có bổ sung vitamin C có tốc độ tăng trưởng về khối lượng cao nhất, trong khi đó cá cho ăn thức ăn bổ sung khoáng chất có khối lượng là nhỏ nhất. Như vậy vitamin C có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng của cá, còn khoáng thì không .

Sau khi nuôi được 10 ngày thì sự sai khác về khối lượng của NT1, NT2, và NT3 không có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05). Cá nuôi từ ngày 10 đến ngày 20 tốc độ tăng trưởng về khối lượng là lớn nhất, nhưng trong giai đoạn này thì sự khác biệt lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Sau 30 ngày nuôi sự sai khác về khối lượng ở cả 3 nghiệm thức là khá nhiều, sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê. Càng về sau ta thấy, thức ăn có bổ sung vitaminC cho cá tăng trưởng nhanh hơn.

Nghiệm thức Ngày thí nghiệm NT 1 NT 2 NT 3 1 0,526 ± 0,073a 0,543 ± 0,07a 0,542 ± 0,02a 10 0,955 ± 0,05a 1,033 ± 0,098b 0,934 ± 0,079a 20 1,398 ± 0,12a 1,433 ± 0,102b 1,378 ± 0,130c 30 1,592 ± 0,082a 1,676 ± 0,088b 1,401 ± 0,092c GRW 1 0,429 0,490 0,392 GRW 2 0,872 0,890 0,836 GRW 3 1,066 1,133 0,859

Như vậy sau một thời gian nuôi bổ sung vitamin C, cá sẽ tích luỹ dần lượng vitamin trong cơ thể, giúp cho cá có khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Điều này cũng cho thấy thức ăn làm lạnh đông khả năng hao hụt vitaminC trong thức ăn là rất nhiều, qua đây cũng phản ánh được khả năng hấp thụ vitamin C của thức ăn.

Sau một thời gian sử dụng khoáng chất làm cho tốc độ tăng trưởng của cá chậm lại, như vậy việc bổ sung khoáng chất vào trong thức ăn là không cần thiết cho cá ngựa. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng càng thấp theo thời gian nuôi. Như vậy thành phần của chất khoáng Mutagen có thể là không thích hợp cho cá, và cũng có thể là hàm lượng chất khoáng bổ sung vào thức ăn cho cá là không phù hợp.

Tốc độ tăng trưởng trung bình về khối lượng của cá ngựa trong thí nghiệm này được thể hiện qua đồ thị sau.

Hình 9: Khối lượng trung bình của cá trong thí nghiệm 2 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 1 10 20 30 Ngày Khối lượng (g) NT1 NT2 NT3

 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài và khối lượng của cá sau thí nghiệm. Bảng 13: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá sau thí nghiệm

Nghiệm thức Chỉ tiêu NT 1 NT 2 NT 3 L ban đầu (cm) 4,97 ± 0,31a 5,06 ± 0,32a 5,04 ± 0,19a L cuối (cm) 7,07 ± 0,18a 7,19 ± 0,17b 6,91 ± 0,14c DLG (cm / ngày) 0,07 0,071 0,062 W ban đầu (g) 0,526 ± 0,073a 0,543 ± 0,076a 0,542 ± 0,028a W cuối (g) 1,592 ± 0,082a 1,676 ± 0,088b 1,401 ± 0,092c DWG (g / ngày) 0,036 0,038 0,029

Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá nuôi theo NT2 là cao nhất, chiều dài đạt 0,071 cm/ngày, khối lượng đạt 0,038 g/ngày, cá nuôi theo NT3 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, chiều dài đạt 0,062 cm/ngày, khối lượng đạt 0,029 g/ngày. Sự sai khác giữa NT1 và NT2 là không đáng kể. Điều này cho thấy việc bổ sung việc bổ sung vitamin C có tác dụng tốt cho tăng trưởng của cá trong giai đoạn này. Kết quả này cũng phù hợp với tất cả các nghiên cứu về thức ăn bổ sung vitamin C cho cá tốt hơn khi không bổ sungở hầu hết các đối tượng nuôi.

Trong 10 ngày đầu cá tăng trưởng rất nhanh cả về chiều dài và khối lượng. Chiều dài tăng trưởng bình quân theo ngày là (0,107 ÷0,132 cm/ngày), khối lượng tăng trưởng trung bình là (0,0392 ÷ 0,049 g/ngày). Trong khi đó cá nuôi đến ngày 30 thì tốc độ tăng trưởng chậm lại, chiều dài (0,062 ÷ 0,071 cm/ngày), khối lượng (0,029 ÷ 0,038 g/ngày). Điều này cũng hợp với quy luật sinh trưởng của các loài cá nuôi.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sai khác giữa nghiệm thức có sử dụng vitamin C với các nghiệm thức không sử dụng vitamin C là do vitamin C tham gia vào nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể cá như tổng hợp acid mật, các enzyme và hormon quan trọng từ đó liên quan đến quá trình chuyển hoá lipid, gluxit, và hấp thụ sắt, liên quan tới quá trình sinh trưởng của cá.

Chất khoáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cá, tuy nhiên với tỷ lệ thành phần các chất khoáng không phù hợp với nhu cầu của cá nuôi thì nó sẽ phản tác dụng. Với việc thử nghiệm bổ sung khoáng Mutagen, liều lượng 15 g / kg thức ăn cho cá ngựa là chưa phù hợp với nhu cầu về khoáng của cá ngựaTuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài và khối lượng của cả 3 nghiệm thức trong thí nghiệm này vẫn lớn hơn so với cá nuôi theo chế độ 3 của thí nghiệm trước. Đó là do nguồn cá giống trong thí nghiệm này tốt hơn so với thí nghiệm trước. Như vậy chất lượng con giống có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá.

4.2.5 Ảnh hưởng của vitamin C và chất khoáng đến tỷ lệ sống của cá ngựa giai đoạn 5 cm đến 7 cm.

Một phần của tài liệu ghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cho ăn và một số chất phụ gia đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) giai đoạn từ 5cm đến 7cm (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)