Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu ghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cho ăn và một số chất phụ gia đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) giai đoạn từ 5cm đến 7cm (Trang 31)

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Tên khoa học: Hippocampus kuda (Bleeker, 1852) Tên tiếng Anh: Spotted seahorse, Yellow seahorse. Tên Việt Nam: cá ngựa đen

Vị trí phân loại:

Lớp cá xương: Osteichthyes Bộ cá gai: Gasteroteiformes

Bộ phụ cá chìa vôi: Syngnathoidei Họ cá chìa vôi: Syngnahtidae

Giống cá ngựa: Hippocampus Hình 2: Cá ngựa đen Loài cá ngựa đen: Hippocampus kuda (Bleeker, 1852)[7]

3.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.

Thời gian: Từ ngày 15- 08- 07 đến 15-10-07.

Địa điểm: cơ sở sản xuất cá ngựa, 43/3 tổ 2A – Ba Làng, Nha Trang.

3.2 Dụng cụ thí nghiệm

- Thí nghiệm được thực hiện trong bể nhựa 120 L, mực nước nuôi là 100 L, bể nhựa đặt dưới mái che bằng bạt trắng, ngoài trời, mỗi bể được bố trí một dây sục khí, một dây bám.

- Ống nhựa xi phong, vợt vớt cá và các dụng cụ đo môi trường.

3.3 Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin gián tiếp qua các báo cáo khoa học, các tài liệu nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu từ các tác giả trong và ngoài nước.

- Thu thập thông tin trực tiếp qua cách bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm.

3.3.1 Phương thức tiến hành thí nghiệm

- Chuẩn bị nước:

Nguồn nước được lấy từ biển, qua hệ thống lọc thô cho vào bể chứa (bể xi măng với thể tích 8 m3). Nước được xử lý bằng chlorine nồng độ 20 ppm, sục khí liên tục, sau 5 -7 ngày kiểm tra dư lượng Chlorin, nếu nước hết Chlorin thì cho qua hệ thống bể

lọc tinh và đưa vào các bể nuôi. Nguồn nước khi đưa vào sử dụng không có mầm bệnh, không có các chất vẩn lửng.

- Chuẩn bị cá:

Cá được tuyển chọn từ trại với kích thước khoảng 5 cm, cá khoẻ mạnh, màu sáng đẹp, cá không mang mầm bệnh, bơi lội nhanh nhẹn.

3.3.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

3.3.3 Thí nghiệm ảnh hưởng của chế độ cho ăn

o Mật độ nuôi: 0,5 con / L

o Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần vào cùng một thời điểm.

 Nghiệm thức 1: cho cá ăn theo chế độ ngày 1 lần vào lúc 8h (CĐ 1)

 Nghiệm thức 2: cho cá ăn theo chế độ ngày 2 lần vào lúc 8h và 16h (CĐ 2)  Nghiệm thức 3: cho cá ăn theo chế độ ngày 3 lần vào lúc 7h, 11h và 16h (CĐ 3)

Chếđộ cho ăn Sử dụng chất phụ gia

CĐ1 CĐ2 CĐ3 Lô Đ/C Vitamin C Khoáng

Tốcđộ tăng trưởng

Tỷ lệ sống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét - kết luận

Sau khi kết thúc thí nghiệm đánh giá so sánh sự ảnh hưởng của chế độ cho ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá. Từ đó sử dụng kết quả của thí nghiệm này để làm thí nghiệm tiếp theo.

3.3.4 Thí nghiệm ảnh hưởng của một số chất phụ gia

Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.  Nghiệm thức 1 ( NT 1): lô đối chứng không bổ sung chất phụ gia.

 Nghiệm thức 2 ( NT 2): thức ăn có bổ sung vitamin C, liều lượng 10g/kg thức ăn.

 Nghiệm thức 3 ( NT 3): thức ăn có bổ sung khoáng (Mutagen), liều lượng 15g/kg thức ăn.

Sau khi kết thúc thí nghiệm đánh giá sức đề kháng của cá ngựa qua các nghiệm thức bằng cách gây sốc cá bằng formon, liều lượng 500 ppm và 550 ppm, quan sát hoạt động bơi lội của cá và thời gian cá chết. Thí nghiệm được tiến hành như sau: pha 10 L formon nồng độ 500 ppm, và 10 L formon nồng độ 550 ppm, chia đều mỗi nồng độ ra 3 xô khác nhau. Sau đó lấy ở mỗi nghiệm thức 10 con thả vào mỗi nồng độ 5 con. Quan sát hoạt động bơi lội và thời gian cá chết

3.3.5 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm

 Hàng ngày đo các yếu tố môi trường: sáng 7h, chiều 14h  Si phong thay nước:

- Trước khi cho cá ăn khoảng 30 phút si phong hết phân cá và lượng thức ăn thừa lắng dưới đáy.

- Khi thấy nước dơ (khoảng 2 – 3 ngày) thì tiến hành thay nước, thay khoảng 30 ÷50%, khi rong bám nhiều trên thành tiến hành vệ sinh toàn bộ hệ thống bể.  Cho ăn:

- Chuẩn bị thức ăn: thức ăn cho cá ngựa là Mysisdace đông lạnh, lấy thức ăn ngâm vào trong nước cho rã đông, sau đó rửa sạch qua nước ngọt lấy lượng thức ăn vừa đủ cho vào ca chứa nước ngọt rồi cho cá ăn.

Thức ăn có bổ sung vitaminC: lấy 1 gram vitaminC hoà tan trong 400 ml nước ngọt sau đó cho 100 gram thức ăn vào. Sau 15 phút thì cho cá ăn.

Thức ăn bổ sung khoáng (Mutagen): lấy 15 gram khoáng hoà tan trong 400 ml nước ngọt, sau đó cho 100 gram thức ăn vào. Sau 15 phút thì cho cá ăn.

- Cho ăn: do tập tính cá bắt mồi di động nên khi cho cá ăn, cho ăn từ từ, khi cá ăn hết lại cho ăn tiếp, tránh không để thức ăn lắng đáy. Cá ăn gần no thi tốc độ cho ăn chậm lại. Nhất là khi cho cá ăn thức ăn có bổ sung vitamin C và khoáng chất thì phải cho ăn ít và chậm.

 Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá.

Định kỳ 10 ngày thu 15 con/bể để đo các chỉ tiêu về chiều dài và khối lượng. Khi cá đạt kích cỡ 7 cm/con ở một nghiệm thức thì thí nghiệm dừng lại.

3.3.6 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

 Xác định tỷ lệ sống của cá bằng cách hàng ngày vớt cá chết (nếu có) ra khỏi môi trường và ghi lại.

 Theo dõi một số yếu tố môi trường:

- Nhiệt độ đo hàng ngày bằng nhiệt kế phân bách có độ chính xác 1o - pH đo bằng máy đo điện tử, độ chính xác 0,1

- Đo độ mặn bằng Sali kế, độ chính xác 1‰  Dụng cụ đo kích thước:

- Dùng giấy kẻ ô ly để đo chiều dài của cá. Chiều dài của cá được tính từ đỉnh đầu đến hết mút đuôi.

- Cân cá bằng cân điện tử Startorius do Đức sản xuất, độ chính xác 1mg.(hình 3)

Hình 3: Cân điện tử

 Phương pháp xử lý số liệu: các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học, sử dụng phần mềm Mirosoft Excel.

3.3.7 Các công thức tính toán

 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình ngày về chiều dài cá ( cm/ngày)

1 2 1 2 T T L L ADGL   

 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình ngày về trọng lượng cá (g/ngày) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 2 1 2 ¯W T T W W ADG     Tỷ lệ sống: * (%) 1 2 n n TLS  100 % 1

L , L2 là chiều dài của cá ở thời điểm T1, T2

1

W , W2là trọng lượng của cá ở thời điểm T1, T2

1

n là số cá thả ban đầu

2

n số cá còn lại sau thí nghiệm,

 Sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài (GRL) GRL = Lt – L0 (cm)

Lt: Chiều dài cá ở thời điểm t (cm)

L0: Chiều dài cá ở thời điểm ban đầu (cm)  Sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng (GRw)

GRW = Wt – W0 (g)

Wt: Khối lượng cá ở thời điểm t (g)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Ảnh hưởng của chế độ cho ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ngựađen giai đoạn từ 5 cm đến 7 cm đen giai đoạn từ 5 cm đến 7 cm

4.1.1 Một số yếu tố môi trường trong đợt thí nghiệm

Như chúng ta đã biết sự sinh trưởng và phát triển của cá đều bị chi phối bởi các yếu tố thuỷ lý thuỷ hoá. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình hô hấp, tuần hoàn trao đổi chất của cá và qua đó ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển cũng như tỷ lệ sống của chúng. Đặc biệt là giai đoạn cá con vì giai đoạn này khả năng chống chịu cũng như khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường kém. Cá ngựa trong giai đoạn 5 cm đến 7 cm sức đề kháng chưa cao. Do đó để cá ở giai đoạn này sinh trưởng và phát triển tốt thì yêu cầu các yếu tố môi trường biến động không nhiều và phải nằm trong khoảng dao động thích ứng của cá.

Bảng 5: Các yếu tố môi trường trong đợt thí nghiệm 1

Qua bảng trên ta thấy các yếu tố môi trường trong đợt thí nghiệm biến động ít, sự biến động này vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho cá. Mặc dù nuôi cá trong bể có thể tích nhỏ nhưng biên độ biến động nhiệt độ không nhiều. Nhiệt độ lên 31,5 oC chỉ xảy ra vào những buổi chiều trong những ngày nắng to. Vào những ngày trời mưa thì nhiệt độ và độ mặn có giảm. Giá trị pH tăng cao khi nước trong bể thí nghiệm có màu nâu đục (thường khoảng 2 ngày sau khi thay nước), do lúc này hàm lượng dinh dưỡng trong môi trường nuôi cao, tảo phát triển. Trong suốt quá trình nuôi sục khí liên tục mà lượng oxy luôn đảm bảo, do đó không tiến hành đo hàm lượng oxy trong nước. Giữa các nghiệm thức sự sai khác về các chỉ tiêu môi trường là không đáng kể.

Nhìn chung ngưỡng môi trường trong quá trình thí nghiệm đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá ngựa.

Thời gian thí nghiệm Nhiệt độ

(oC) pH

Độ mặn ( ppt)

15/08/07 đến

4.1.2 Ảnh hưởng của chế độ cho ăn đến tốc độ tăng trưởng của cá.

 Chiều dài trung bình của cá đạt được trong thời gian thí nghiệm: được thể hiện qua bảng 6 và hình 4.

Trong cùng một hàng số mũ khác nhau là sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)

(GRL 1 = L10 – L1; GRL 2 = L20 – L1; GRL 3 = L30 – L1 )

Hình 4: Chiều dài trung bình c ủa cá nuôi ở các chế độ khác nhau 0 1 2 3 4 5 6 7 8 1 10 20 30 Ngày CĐ 1 CĐ 2 CĐ 3

Từ kết quả trình bày trên bảng 6 cho thấy: sự khác biệt về chiều dài của cá qua các lô thí nghiệm là rõ rệt, sự khác biệt này thể hiện rất rõ trong CĐ1 và CĐ3. Cá cho ăn ngày 1 lần, nếu quan sát bằng mắt thường thì chiều dài hầu như không thay đổi so với lúc ban đầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua phân tích phương sai một yếu tố ( Anova: Single Factor), chiều dài ban đầu của cá đưa vào thí nghiệm không có sự sai khác giữa các nghiệm thức với độ tin

Bảng 6: Chiều dài trung bình của cá nuôi ở các chế độ khác nhau Lô thí nghiệm Ngày thí nghiệm CĐ1 CĐ2 CĐ3 1 4,92 ± 0,26a 4,92 ± 0,21a 4,96 ± 0,29a 10 5,23 ± 0,16a 5,56 ± 0,12b 5,91 ± 0,18c 20 5,41 ± 0,14a 6,2 ± 0,21b 6,71 ± 0,12c 30 5,63 ± 0,16a 6,53 ± 0,14b 7,01 ± 0,11c GRL 1 0,31 0,64 0,95 GRL 2 0,49 1,28 1,75 GRL 3 0,71 1,61 2,05

cậy 95% ( phụ lục), nhưng bắt đầu từ ngày nuôi thứ 10 trở đi thì sự sai khác về chiều dài giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Sau 10 ngày nuôi thì sự sai khác về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá là rất lớn. Sau 30 ngày nuôi tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày về chiều dài của cá có sự sai khác rõ rệt. Cá nuôi theo CĐ1 sự tăng trưởng về chiều dài không đáng kể, điều này giải thích vì sao quan sát bằng mắt thường không thấy sự sai khác về chiều dài.

Chiều dài trung bình của cá ở các nghiệm thức tăng dần theo thời gian nuôi, khi cá càng lớn thì tốc độ tăng trưởng về chiều dài càng chậm lại. Điều này cũng phù hợp với quy luật tăng trưởng của các loài cá

Như vậy ảnh hưởng của chế độ cho ăn đến tốc độ tăng trưởng của cá là rất lớn. Cá nuôi ngày cho ăn 3 lần có mức tăng trưởng nhanh hơn và quan sát thì thấy tỷ lệ đồng đều về kích thước của cá nuôi ở chế độ này là hơn hẳn. (điều này thể hiện qua độ lệch chuẩn)

 Khối luợng trung bình của cá đạt được trong thời gian thí nghiệm

Trong cùng một hàng số mũ khác nhau là sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)

(GRW 1=W10 – W1; GRW 2=W20 – W1; GRW 3=W30 – W1)

Cũng giống như chiều dài, khối lượng trung bình cúa cá có sự chênh lệch rất lớn giữa các nghiệm thức. Đến ngày nuôi thứ 20 thì sự khác biệt này càng thể hiện rõ. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá cho ăn theo CĐ3 là lớn nhất, gần gấp 4 lần so với cá nuôi trong CĐ1.

Bảng 7: Trọng lượng trung bình của cá nuôi ở các chế độ khác nhau Lô thí nghiệm Ngày thí nghiệm CĐ 1 CĐ 2 CĐ 3 1 0,434 ± 0,078a 0,466 ± 0,072a 0,422 ± 0,64a 10 0,527 ± 0,03a 0,647 ± 0,034b 0,776 ± 0,049c 20 0,553 ± 0,040a 0,823 ± 0,029b 0,946 ± 0,042c 30 0,584 ± 0,029a 0,939 ± 0,144b 1,130 ± 0,102c GRW 1 0,093 0,181 0,354 GRW 2 0,119 0,357 0,524 GRW 3 0,154 0,473 0,708

Cá nuôi trong CĐ1 hầu như không có sự tăng trưởng về khối lượng, từ ngày nuôi thứ 10 đến ngày nuôi thứ 20 tốc độ tăng trưởng là rất chậm. Trung bình tốc độ tăng trưởng theo ngày (từ ngày 10 đến ngày 20) có 0,003 g / ngày. Trong khi đó nuôi theo CĐ2 là 0,016 g / ngày, nuôi theo CĐ3 là 0,026 g /ngày.

Sự sai khác về khối lượng của cá qua các nghiệm thức đều có ý nghĩa về mặt thống kê, với độ tin cậy 95%. Như vậy cá nuôi theo CĐ3 đạt hiệu quả cao tăng trọng về khối lượng là hơn hẳn. Điều này cho thấy, cá nuôi theo CĐ này đã cung cấp đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho cá, giúp cá sinh trưởng tốt. Sự biến thiên khối lượng trung bình của cá ở các nghiệm thức theo thời gian nuôi được thể hiện qua đồ thị

Hình 5: Khối lượng trung bình của cá nuôi ở các chế độ khác nhau 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1 10 20 30 Ngày Khối lượng (g) CĐ 1 CĐ2 CĐ 3

 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài và khối lượng của cá

Bảng 8: Các chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của chế độ cho ăn đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá

Trong cùng một hàng số mũ khác nhau là sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)

Nghiệm thức Chỉ tiêu CĐ 1 CĐ 2 CĐ 3 L ban đầu (cm) 4,92 ± 0,26a 4,92 ± 0,2a 4,96 ± 0,2a L cuối (cm) 5,63 ± 0,12c 6,73 ± 0,14b 7,01 ± 0,1a ADGL (cm/ngày) 0,024 0,060 0,068 W ban đầu (g) 0,434 ± 0,078a 0,466 ± 0,07a 0,422 ± 0,6a W cuối (g) 0,584 ± 0,02a 0,939 ± 0,144b 1,130 ± 0,102c ADGW (g/ngày) 0,005 0,016 0,024

Qua bảng trên cho thấy có sự sai khác giữa các nghiệm thức về tốc độ tăng trưởng chiều dài và khối lượng tuyệt đối. Giá trị tăng trưởng cao nhất vẫn ở CĐ3, thấp nhất ở CĐ1. Qua quan sát thí nghiệm cho thấy: cá nuôi theo CĐ1 độ đồng đều kém, trong bể xuất hiện một số con cá có kích thước cao hơn hẳn. Cá bơi lội chậm, màu sắc nhợt nhạt, khả năng bắt mồi chậm. Cá nuôi theo CĐ2, CĐ3 đồng đều về kích thước, màu sắc tươi sáng, cá chủ động bắt mồi.

Như vậy chế độ cho ăn có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng của cá. Việc cung cấp thức ăn theo CĐ1 chỉ cho phép cá duy trì sự sống, chứ không giúp cho cá tăng trưởng về chiều dài cũng như khối lượng, chế độ này phù hợp trong nuôi cá cảnh…. Cho cá ăn theo CĐ2, tốc độ tăng trưởng của cá có sự sai khác nhiều so với các nghiên cứu về dinh dưỡng cá ngựa của Trương Sỹ Kỳ (tăng trưởng về chiều dài 0,45 mm/ngày). Kết quả thu được trong thí nghiệm này, phù hợp với chế độ cho ăn trong cơ sở thực tập. Kết quả này cũng cho thấy được tầm quan trọng của việc cung cấp khẩu phần dinh dưỡng cho cá.

4.1.3 Ảnh hưởng chế độ cho ăn đến tỷ lệ sống của cá

Bảng 9: Tỷ lệ sống ( %) của cá sau thí nghiệm

Hình 6: Tỷ lệ sống của cá nuôi ở các chế độ khác nhau 0 20 40 60 80 100 CĐ1 CĐ2 CĐ3

Một phần của tài liệu ghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cho ăn và một số chất phụ gia đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) giai đoạn từ 5cm đến 7cm (Trang 31)