0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

xu ất.......................................................................................

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KHU NEO ĐẬU, CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ TÀU THUYỀN NGHỀ CÁ HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 69 -69 )

suất >20CV.

Nghề khai thác: giã cào, mành đèn, mành trủ là chủ yếu.

Hệ thống bộ máy phục vụ công tác neo đậu:

Hiền Lương và cầu Tréo không có bộ máy tổ chức phục vụ công tác neo

đậu. Ngư dân đi về neo đậu không có tổ chức; thường thì họ cũng neo đậu theo

thói quen như là trước cữa nhà, những nơi dễ lấy đá cây, nhiên liệu, lương thực

thực phẩm…Chỉ khi có thông tin về bão công tác neo đậu mới được ngư dân chú

trọng. Khi đó, chính quyền địa phương sẽ chỉ đạo cho ngư dân đưa tàu vào Cầu

Cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá: Cầu cảng:

Hiện tại, trong bến có một cầu cảng dạng bệ cọc nhô ra. Các thông số của

cầu:

Chiều dài: 60m. Chiều rộng: 5m.

Với một cầu cảng có thông số như trên, cầu cảng không đáp ứng được cho

việc cập cầu để lấy nhiên liệu và làm hàng. Vì thế, tàu cá đi về ít khi cập vào để

làm hàng, lấy nhiên liệu ở cầu. Cầu cảng thường chỉ giành cho các tàu cập vào để

lấy thức ăn cho tôm, cá và vận chuyển hành khách ra đảo.

Bờ kè: Vào mùa lũ, nước từ sông đổ ra cầu Hiền Lương nên trên đoạn sông này hay xảy ra sạt, lở đoạn sông gần biển. Vì vậy, chính quyền địa phương

cũng rất chú trọng đến việc đắp bờ kè chống sạt, lở trên đoạn sông này. Hình 3.14. Cầu cảng ở bến Hiền Lương và Cầu Tréo

Các hạ tầng cơ sở khác như: Hệ thống điện, nước, phao tiêu, đèn tín hiệu, hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc trong khu vực neo đậu chưa được xây dựng.

Việc thu mua cá hoàn toàn diễn ra ngoài trời, chưa có nhà kho, nhà

chứa(hình 3.15).

Về tai nạn trong khu vực neo đậu: Tại bến neo đậu này chưa có vụ tai nạn nào

đáng kể.

3.2.3.2. Nguy cơ tiềm ẩn tai nạn: Ưu điểm:

Toàn bộ phía Đông Nam được che chắn bỡi những hòn đảo, bán đảo có cấu tạo là những hòn núi có độ cao trung bình. Vì vậy, khi có sóng, gió đi vào

khu vực neo đậu sẽ bị những hòn đảo này chắn lại nên phần nào đó nó làm giảm

tốc độ gió và độ cao của sóng và khu neo đậu ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió

cũng như sóng lan truyền từ ngoài khơi vào.

Là bãi ngang rộng, luồng ra vào là luồng mở các tàu thuyền có thể tự do neo đậu ít bị giới hạn bỡi không gian.

Khi có bão tàu thuyền có thể triển khai nhanh việc tránh bão tại cầu Hiền Lương – Cầu Tréo và Đầm Môn, Khải Lương, Vũng Ké.

Vị trí bến neo đậu nằm gần với Thị Trấn Vạn Giã nên việc cung cấp các

dịch vụ cho nghề cá có thể phục vụ nhanh, và cá đánh bắt được về có thể vận chuyển nhanh đến nơi tiêu thụ.

Nhược điểm:

Cơ sở hạ tầng trong khu neo đậu chưa đầy đủ như cầu cảng còn quá nhỏ,

kích thước ngắn không đáp ứng được cho nhiều tàu cập vào cùng một lúc. Trong khu vực neo đậu chưa hệ thống cung cấp các dịch vụ như xăng dầu, đá, thuốc men, lương thực, thực phẩm. Vì vậy, mất rất nhiều thời gian và chi phí trong việc

lấy nhiên liệu, lấy cá đưa đến nơi tiêu thụ. Đặc biệt, việc lấy cá từ tàu ra; đưa lương thực, nhiên liệu lên tàu thông qua những bè nổi dễ gây nguy hiểm cho người lao động.

Là bãi ngang tuy được che chắn bỡi nhiều đảo nhưng chưa nằm sâu trong

vịnh nên không được kín gió. Vì vậy, khi gặp thời tiết xấu như bão, gió vẫn gây

nguy hiểm cho tàu.

Chất đáy của khu vực hoàn toàn là cát dễ gây rê neo khi có sóng to gió lớn.

Độ sâu < 2m trong khu vực neo đậu chiếm một diện tích khá lớn nên việc neo đậu trong vùng này phải phụ thuộc thủy triều nhất là những tàu neo đậu gần

bờ.

Nguy cơ tiềm ẩn tai nạn trong khu vực neo:

Do chất đáy của khu vực neo:

Chất đáy của khu vực neo đậu hoàn toàn là cát. Với chất đáy là cát có mặt

tốt là dễ bị bám đáy và khi thu neo dễ. Nhưng vì là cát nên neo bám đáy không

tốt, dễ gây ra hiện tượng rê neo trong lúc thủy triều rút, sóng to gió lớn hoặc xuất

neo đậu các tàu thường neo đậu sát vào nhau nên nếu xảy hiện tượng rê neo sẽ làm cho các tàu va đập nhau làm hư hỏng và chìm tàu.

Nguy cơ tai nạn do công tác neo đậu không có tổ chức và hướng dẫn

Trong khu vực neo đậu do thiếu trụ neo để buộc tàu. Nhiều bà con ngư dân đã tận dụng nhiều vật cố định trên bờ như cây dừa đã bị chết, những trụ cây

mục trên bờ… để buộc tàu vào đó. Cách neo đậu như vậy rất nguy hiểm vì muốn

buộc tàu vào cọc phải nới dây thật dài. Vì thế, là khi gặp thời tiết xấu như sóng

gió lớn sẽ làm cho dây buộc tàu này quấn vào dây buộc tàu kia, dây buộc tàu chồng chéo lên nhau và hai tàu sẽ bị đập vào nhau gây nguy hiểm cho tàu và

người lao động trên tàu.

Do luồng vào khu vực neo đậu tránh bão không đảm bảo:

Vào mùa khô nước sông cạn nhưng không được nạo vét, khi thủy triều lên tàu có thể vào được để tránh sóng, gió lớn ngoài biển. Nhưng thủy triều rút tàu không thể ra được làm cho tàu nằm trên bãi cạn dễ gây thủng vỏ tàu.

Vào mùa lũ, nước sông đổ về sẽ tạo nhiều bãi cạn do phù sa bồi đấp trên

đoạn sông vào cầu Hiền Lương. Nhưng những bãi cạn này không được đánh dấu

một cách kịp thời làm cho tàu ra vào luồng sông dễ bị mắc cạn.

Trên sông có bên bồi, bên lở và có nhiều bãi cạn. Điều này dễ gây ra hiện tượng đảo lái khi đưa tàu vào tránh bão mà gặp lũ đổ về.

3.2.3.3. Nhận xét, đánh giá khu vực neo đậu cầu Hiền Lương và cầu Tréo:

Về khu vực neo: khu vực neo đậu cầu Hiền Lương và cầu Tréo nằm trong

Vịnh Vân Phong nên được che chắn bỡi nhiều đảo lớn, nhỏ như Hòn Lớn, Hòn Gốm, Hòn Dung… Do đó, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng gió từ ngoài biển

tràn về khu vực neo đậu. Tuy đã có những hòn đảo chắn sóng gió nhưng do đặc điểm của khu vực này là bãi ngang, chưa được khuất gió nhất là sóng gió trong bão. Còn khu thường tránh trú gió trong cầu Hiền Lương và cầu Tréo tuy ảnh

hưởng của sóng, gió nhỏ.Nhưng luồng vào không đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật,

nhất là độ sâu: vì đặc điểm của các tỉnh miền trung là sông suối ngắn, dốc vào mùa lũ thì đầy nước nhưng vào mùa khô muốn vào được phải phụ thuộc vào thủy

triều.

Về cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá: cơ sở hạ tầng trong khu vực neo đậu chưa được xây dựng. Trong khu vực neo đậu chỉ có một cầu cảng nhưng còn quá nhỏ không đảm bảo cho nhiều tàu cập vào một lúc. Các dịch vụ hậu cần khác như

trạm xăng dầu, nhà máy nước đá… chưa được xây dựng tại khu vực neo đậu để đảm bảo phục vụ trực tiếp cho tàu thuyền, phải vận chuyển từ những khu vực khác đến.

Qua kết quả điều tra và phân tích khu vực neo đậu cầu Hiền Lương và cầu

Tréo, tôi thấy Hiền Lương và Cầu Tréo hiện tại chưa đảm bảo được yêu cầu về

an toàn cho tàu cá, nhất là nghề câu cá ngừ đang dần phát triển ở Khánh Hòa.

Như vậy cầu Hiền Lương và cầu Tréo không phải là nơi tránh trú bão tốt.

Vì là bãi ngang, ảnh hưởng của sóng gió từ hướng Đông thổi về vẫn còn lớn. Còn trong Cầu Hiền Lương và cầu Tréo thì chưa đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật của

một khu tránh bão nhất là độ sâu chưa đảm bảo và tàu thuyền lớn không thể vào

đựợc. Ở đây, nên xây dựng một khu neo đậu cho tàu thuyền đi về và cung cấp

các dịch vụ hậu cần nghề cá còn khu tránh bão có thể xây dựng ở khu Vũng Ké,

Khải Lương.

3.2.4. Một số khu neo đậu khác: Vũng Ké, Khải Lương, Đầm Môn.

3.2.4.1. Thực trạng khu vực neo:

Toàn bộ những khu vực neo này nằm sâu trong bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn

thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh.

Đặc điểm khu neo đậu:

Vũng Ké:

Vị trí địa lý: 12039/36//N - 109022/45// E. Diện tích khu vực 400 ha.

Khải Lương:

Vị trí địa lý: 12035/30//N - 109024/03//E.

Mặc dù, đây là những khu neo đậu được tỉnh quy hoạch nhưng do đặc điểm của bán đảo Hòn Gốm là có nhiều vũng vịnh, hóc núi nhỏ, ba bốn mặt đều được núi che chắn. Vì vậy, trong bán đảo Hòn Gốm sóng gió rất êm. Nên tàu thuyền ở trong xã Vạn Ninh thuộc bán đảo Hòn Gốm neo đậu không tập trung

như những khu neo đậu khác, thường thì tàu thuyền được neo đậu trước cữa nhà

để thuận tiện cho việc quan sát. Chỉ khi nào có bão ngư dân mới điều động tàu

đến những vũng, những hóc núi nhỏ để trú bão. Chất đáy: Chủ yếu là bùn pha cát.

Chướng ngại vật: Ở trong vùng này có rất nhiều chướng ngại vật nhân tạo dưới nước như những bè nổi, lồng nuôi tôm, cá, nuôi ngọc trai.

Về đặc điểm khí tượng thủy văn: Hoàn toàn giống với đặc điểm khí tượng thủy văn của các bến neo đậu trong huyện Vạn Ninh.

Gió:

Gió mang đặc trưng gió mùa:

Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3

Gió mùa Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 9.

Tốc độ gió trung bình trong năm dao động trong khoảng trung bình từ 2,4 đến 2,8 m/s và chênh lệch tốc độ gió trung bình của các tháng không vượt quá

0,7m/s.

Nhìn chung tốc độ gió trung bình của các tháng mùa đông lớn hơn so với

các tháng mùa hè, từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau tốc độ gió đạt từ 3,3 đến

Đặc điểm địa hình che chắn:

Toàn bộ 3 khu vực neo đậu: Đầm Môn, Khải Lương và Vũng Ké nằm hoàn toàn trong bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn. Cả 3 khu vực này ở phía Đông

Bắc được che chắn bỡi bán đảo Hòn Gốm, phía Tây được che chắn bỡi bán đảo

Hòn Lớn. Những đảo và bán đảo này có độ cao trung bình là 50 - 60m. Muốn đi

vào những khu vực này phải đi qua lạch (hình 3.18). Những con lạch này có độ

sâu từ 5 đến 20m và ở đoạn hẹp nhất của hai con lạch này cũng hơn 1Km.

Hình 3.19. Khu neo đậu Khải Lương

Số lượng tàu thuyền theo nghề, cỡ loại được bố trí trong mùa bão:

Hiện trong toàn xã Vạn Thạnh có 140 chiếc tàu neo đậu rải rác ở rất nhiều nơi nhất là ở trước cữa nhà của ngư dân. Theo số liệu phỏng vấn số lượng tàu thuyền phân theo công suất ở xã Vạn Thạnh được thể hiện qua bản sau:

Bảng 3.4. Số lượng tàu thuyền phân theo công suất ở xã Vạn Thạnh

Công suất (CV) >20CV <20CV Tổng

Số lượng(chiếc) 38 112 140

Phần lớn tàu thuyền trong xã làm những nghề chính sau: giã cào, mành

đèn, mành trủ và một số nghề khác. Vào những ngày có bão, có khoảng hơn 100

tàu thuyền của một số xã khác của huyện Vạn Ninh về bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn tránh bão. Tính cả số tàu thuyền trong xã, vào những ngày có bão có khoảng

250 tàu tránh bão trong khu vực này. Một số địa điểm tránh bão trong khu vực Đầm Môn, Vũng Ké, Khải Lương là:

Thôn Đầm Môn núp bão ở khu vực Lỗ Gũ, Hóc Nại, Xuân Đừng, Sũng

Cây Xoài.

Thôn Khải Lương núp bão ở Bãi Nận.

Thôn Ninh Tân núp bão ở Vũng Ké.

Thôn Vĩnh Yên núp bão ở Hòn Tri.

Thôn Điệp Sơn Núp bão ở bãi sau Điệp Sơn.

Tàu thuyền ở những xã khác cũng đến núp bão xen vào những tàu trong xã Vạn Thạnh để tránh bão.

Hệ thống bộ máy phục vụ công tác neo đậu tàu, cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề

cá:

Trong những khu vực này chưa có hệ thống bộ máy phục vụ công tác neo đậu tàu. Về cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá cũng chưa có. Trong 3 khu vực neo đậu này chỉ có Đầm Môn có cầu cảng nằm gần ủy Ban Nhân Dân xã Vạn Thạnh nhưng có kích thước rất nhỏ chủ yếu phục vụ cho những tàu cập vào để lấy thức ăn nuôi tôm, cá. Kích thướt của cầu cảng:

Dài: 20m Rộng: 3m.

Cầu cảng có 4 cọc bít.

3.2.4.2. Nguy cơ tiềm ẩn tai nạn trong khu vực neo: Ưu điểm của khu vực neo:

Những khu vực neo đậu này nằm hoàn toàn trong những vũng, hóc của bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn và ở 4 hướng đều được che chắn. Vì vậy, ảnh hưởng của sóng gió đến những khu vực này tương đối nhỏ.

Diện tích khu vực tương đối rộng lớn nên có thể tập trung được nhiều tàu thuyền từ những nơi khác đến để tránh trú bão.

Độ sâu của khu vực tương đối lớn, từ 5 đến 20m nên tàu thuyền có thể đi

lại và neo đậu một cách an toàn không sợ mắc cạn.

Chất đáy của khu vực chủ yếu là bùn, có pha cát và một ít vỏ sò nên dễ neo và neo bám đáy tốt.

Nhược điểm của khu vực neo:

Thứ nhất, trong khu vực neo có rất nhiều bè nổi, lồng nuôi tôm, cá nên

ảnh hưởng đến việc đi lại, neo đậu. đây có thể coi là nguy cơ tiềm ẩn tai nạn lớn

nhất trong khu vực neo này. Bỡi lẽ lúc tàu thuyền hoạt động vào ban đêm sẽ khó

có thể nhận ra những bè nổi hay lồng nuôi tôm, cá. Vì ít khi những vật này được

thấp điện vào ban đêm vì thế tàu cá dễ đâm vào đó.

Thứ hai, trong khu vực neo còn thiếu cơ sở hạ tầng rất nhiều. Ví dụ như

do thiếu cầu cảng để lấy xăng, dầu, lương thực, thực phẩm do đó các tàu thuyền

tự cập vào nhau hoặc thông qua những bè nổi. Điều này dễ gây ra tai nạn cho người lao động trong quá trình làm việc.

Ngoài ra, do chưa có bộ máy phục vụ công tác neo đậu mà các tàu quen

đậu sát vào nhau nên nếu gặp sóng gió lớn trong bão tàu này dễ đập vào tàu khác trong quá trình trú bão.

3.2.4.3. Nhận xét, đánh giá các khu neo đậu trong xã Vạn Thạnh:

Qua việc nghiên cứu về các khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng và dịch vụ

nghề cá trong xã Vạn Thạnh. Tôi thấy cả 3 khu vực Đầm Môn, Vũng Ké và Khải Lương về cơ sở hạ tầng và dịch vụ nghề cá dựa vào tiêu chí đánh giá thì nó chưa

thõa mãn đáp ứng yêu cầu về an toàn cho nghề cá nói chung và nghề câu cá ngừ đại dương nói riêng. Tuy nhiên, về địa hình che chắn sóng gió do nằm trong các hóc đảo nên tốc độ gió cũng như độ cao sóng thấp; độ sâu lớn, dòng chảy hầu như không có. Vì vậy, cả 3 khu vực neo đậu này có thể đáp ứng được. Những nơi

này cần phải triển khai nhanh xây dựng khu tránh bão cho tàu cá tránh bão. 3.2.5. Khu vực neo đậu được chọn lựa:

Qua việc điều tra hiện trạng khu vưc neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ tàu thuyền nghề cá các khu vực neo đậu phục vụ tàu thuyền nghề cá thì khu vực neo

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KHU NEO ĐẬU, CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ TÀU THUYỀN NGHỀ CÁ HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 69 -69 )

×