0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Khu vực neo Cầu Ông Hưởng và Cầu Bà Thương.........................

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KHU NEO ĐẬU, CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ TÀU THUYỀN NGHỀ CÁ HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 64 -64 )

Số lượng tàu thuyền bố trí neo đậu trong mùa bão:

Vũng Rô là nơi có dân cư thưa thớt nên trong những ngày bình thường, số lượng tàu cá neo đậu tại khu vực này ít, có khoảng 20 đến 30 tàu có công suất

nhỏ từ 20 đến 45 CV neo đậu trong khu vực.

Khi có thông tin bão có khoảng hơn 100 tàu từ các khu vực lân cận về

Vũng Rô để trú bão. Ngoài ra còn một số tàu từ các tỉnh khác đến làm ăn và trú bão tại Vũng Rô.

Hệ thống bộ máy phục vụ công tác neo đậu:

Hệ thống bộ máy phục vụ công tác neo đậu, cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề

cá: chưa có bộ máy tổ chức phục vụ công tác neo đậu. Tàu thuyền neo đậu trong

khu vực thường neo hai neo: một neo mũi và một neo lái, chiều dài dây neo khoảng 60 đến 70m.

Hệ thống cơ sở hạ tầng như cầu cảng, luồng, phao tiêu, hệ thống cung cấp xăng dầu, hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt… đều có nhưng nó

chỉ phục vụ cho tàu biển. Tuy nhiên, trong trường hợp trời có bão tàu cá có thể

liên lạc với cán bộ cảng vụ trên kênh có tần số 16 Hz để được sự hướng dẫn và

giúp đỡ của cán bộ Cảng Vụ.

3.2.2.2. Nguy cơ tiềm ẩn tai nạn trong khu vực neo: Ưu điểm:

Có địa hình che chắn tốt, đựợc che chắn cả 3 mặt: Bắc, Tây, Đông nên khi

sóng gió đi vào khu vực neo đậu sẽ bị cản lại làm suy giảm tốc độ gió và độ cao

của sóng.

Dòng chảy trong khu vực Cảng hầu như không có nên tàu thuyền neo đậu

không bị trôi dạt.

Vũng Rô có độ sâu lớn nên không cần phải nạo vét luồng lạch.

Chất đáy là bùn, cát và có pha sét nên neo có thể bám đáy tốt.

Có hệ thống đường giao thông thuận lợi (gần đường quốc lộ 1A) có mạng lưới điện, nước cung cấp cho sinh hoạt đầy đủ.

Nhược điểm:

Là Cảng biển nên thường xuyên có tàu biển ra vào sẽ rất nguy hiểm cho tàu cá, sóng tàu biển dễ làm chìm tàu cá.

Các nhà nghiên cứu về khu vực neo đậu khi đến nghiên cứu tại Vũng Rô đều cho rằng Vũng Rô là khu vực rất lý tưởng cho việc neo đậu tàu tránh bão. Và thực tế khi đến nơi này tôi cũng cảm thấy như vậy, nhìn từ Đèo Cả xuống Vũng

Rô, 3 mặt đều có núi che chắn (chỉ có hướng Nam là luồng tàu đi vào). Nhưng

qua nghiên cứu địa hình kết hợp với phỏng vấn, tôi thấy Vũng Rô có một nguy cơ tiềm ẩn tai nạn rất lớn: bình thường nếu địa hình trống nếu có gió bão đi qua,

nó sẽ thoát qua ngay. Nhưng Vũng Rô có cấu tạo như một cái chai (hình 3.10). Vì vậy, nếu trời có bão từ hướng Đông Nam đi vào Vũng Rô, gió đi vào không

có lối thoát (do núi cản) nên sẽ bị thổi ngược lại cùng phương ngược với hướng ban đầu. Hai hướng gió này hợp lại sẽ tạo thành một cơn gió xoáy, xoáy xuống đúng vào khu vực neo đậu. Với tàu cá của chúng ta có mớn nước nhỏ, lại chưa có

trụ neo nên gặp gió xoáy dễ bị chìm tàu. Và thực tế trong cơn bão năm 1993 đã

có hơn 20 tàu chìm tại Vũng Rô trong quá trình tránh bão.

3.2.2.3. Nhận xét và đánh giá khu neo đậu Vũng Rô

Qua việc nghiên cứu thực trạng khu vực neo đậu và ưu nhược điểm của

Cảng Vũng Rô, ta thấy Vũng Rô là khu vực có địa hình che chắn rất tốt (được

che chắn bỡi 3 mặt Tây, Bắc, Đông), độ sâu lớn, dòng chảy hầu như không có, không có chướng ngại vật. Có thể nói, Vũng Rô là nơi rất thuận lợi cho việc neo đậu và trú bão cho tàu cá. Tuy nhiên Vũng Rô là Cảng biển có thể trong vài năm

tới số lượng tàu biển đến khu vực này sẽ tăng lên đáng kể nên Vũng Rô không

thể là khu neo đậu trú bão cho tàu cá trong tương lai. Vì nó dễ gây tai nạn cho tàu cá và ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của tàu biển.

3.2.3. Hiền Lương và Cầu Tréo: 3.2.3.1. Thực trạng khu vực neo Đặc điểm khu vực neo:

Vị trí địa lý: nằm ở hạ lưu cầu Hiền Lương và cầu Tréo trong Thị Trấn

Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, có tọa độ vào khoảng (12040/44//N - 109013/07//E).

Theo định hướng quy hoạch của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Khánh Hòa khu vực cầu Hiền Lương và cầu Tréo sẽ được thả 5 bến phao, 10 trụ bờ và 150m

tường kè – nạo vét luồng lạch với diện tích 20 ha.

Nhưng hiện tại khu vực này chưa được đầu tư quy hoạch xây dựng theo định hướng trên. Hiền Lương và Cầu Tréo hiện tại là bến tự nhiên, tàu thuyền đi

về neo đậu rải rác trên bãi ngang trải dài gần 2Km từ hạ lưu cầu Hiền Lương

chạy về hướng Bắc.

Chất đáy của khu vực: là bãi cát rộng trải dài.

Chướng ngại vật: không có chướng ngại vật.

Độ sâu :

Độ sâu < 2m cách bờ từ 10 đến 20m chiếm một diện tích khoảng 3ha. Độ sâu từ 2 đến 5m cách bờ từ 30m đến 80 -100m chiếm khoảng 10 ha.

Ra xa cách bờ hơn 100m độ sâu thay đổi nhanh và có chiều hướng tăng sâu hơn nhiều..

Đặc điểm khí tượng thủy văn:

Gió:

Gió mang đặc trưng gió mùa:

Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3

Gió mùa Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 9.

Tốc độ gió trung bình trong năm dao động trong khoảng trung bình từ 2,4 đến 2,8 m/s và chênh lệch tốc độ gió trung bình của các tháng không vượt quá

0,7m/s. Bão:

Cũng giống như đặc điểm của tỉnh Khánh Hòa đều có núi cao che chắn, ít có bão, ảnh hưởng của bão không lớn, số trận bão hàng năm đổ bộ vào khu vực

là 0,75 trận bão/năm. Bão thường xảy ra các hướng Đông Bắc đến Đông Nam

(chiếm 67%) còn lại là các hướng khác nhưng chủ yếu là hướng Nam và hướng

Bắc.

Thủy triều: là triều hỗn hợp ngày Nhật triều trong tháng từ 18 đến 20 ngày.

Biên độ triều khoảng từ 1,5 đến 2 m.

Độ cao sóng trong khu vực này nhỏ thường dao động trong khoảng 0,5 đến 1m.

Đặc điểm địa hình che chắn:

Toàn bộ khu vực vịnh Vân Phong nói chung và khu vực neo đậu Cầu Hiền Lương và Cầu Tréo nói riêng ở phía Đông được che chắn bỡi các đảo, bán đảo

được cấu tạo bỡi các đồi núi cao trung bình (hình3.13). Một số đảo che chắn khu

vực này là Hòn Lớn, bán đảo Hòn Gốm và một số đảo nhỏ khác như Hòn Vung, Hòn Dung, Hòn Me…Các đảo này cách khu neo đậu khoảng 10Km về phía Đông. Độ cao của những đồi núi ở những vùng biển từ 10 đến 15 m, ở vùng trung tâm từ 30 - 40m , có những nơi cao đến 70 - 80m.

Số lượng tàu thuyền neo đậu trong khu vực:

Khi thời tiết bình thường Hiền Lương và Cầu Tréo là nơi đi về neo đậu thường xuyên tàu của những ngư dân trong khu vực. Nhưng khi có bão toàn bộ

tàu thuyền neo đậu trên sẽ vào trong cầu Hiền Lương – Cầu Tréo hoặc ra Đầm

Môn để tránh trú bão.

Theo số liệu phỏng vấn số lượngtàu neo đậu trong bến thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3. Số lượng tàu thuyền neo đậu trong khu vực Hiền Lương-Cầu

Tréo.

Công suất (CV) >20 <20 Tổng

Số tàu (chiếc) 63 62 125

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KHU NEO ĐẬU, CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ TÀU THUYỀN NGHỀ CÁ HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 64 -64 )

×