Triển vọng và sự phát triển của tổ chức có quan hệ thuận chiều với sự thỏa mãn của nhân viên.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu vực tp hcm (Trang 27)

thỏa mãn của nhân viên.

2.6.6 Cơ hội thăng tiến (H6)

Nhu cầu phát triển Gro th needs : là đòi hỏi bên trong của mỗi con người cho sự phát triển cá nhân. Nó bao gồm nhu cầu tự thể hiện và một phần nhu cầu tự trọng (tự trọng và tôn trọng người). ((Nguyễn Thanh Hội và cộng sự, 2005)

Nhu cầu về sự thành đạt Những người có nhu cầu cao về sự thành đạt có một mong muốn mạnh mẽ về sự thành công và cũng rất sợ bị thất bại. Họ muốn được thử thách, đề ra cho mình những mục tiêu khó khăn vừa phải (nhưng không phải không thực hiện được) và có cách tiếp cận hiện thực với sự rủi ro; họ không thích làm những người mạo hiểm mà trái lại ưa phân tích và đánh giá các vấn đề, chịu trách nhiệm cá nhân về sự hoàn thành công việc, muốn có sự phản hồi thông tin nhanh chóng và cụ thể về kết quả công việc mà họ đang làm, không ưa nhàn rỗi, thích làm việc lâu, không lo lắng quá mức về sự thất bại nếu nó xảy ra và muốn tự điều khiển các công việc riêng của mình. Người có nhu cầu thành đạt cao là người có: (1) Lòng mong muốn thực hiện các trách nhiệm cá

28

nhân; (2) Xu hướng đặt ra các mục tiêu cao cho chính họ; (3) Nhu cầu cao về sự phản hồi cụ thể, ngay lập tức; (3) Nhanh chóng, sớm làm chủ công việc của họ (Nguyễn Hữu Lam, 1998).

Người có nhu cầu thành tựu cao là người luôn muốn công việc được giải quyết tốt hơn. Họ muốn vượt qua khó khăn, trở ngại và thích các công việc mang tính thách thức. Những người có nhu cầu thành tựu cao, muốn được động viên, sẽ làm việc tốt hơn.(McCelland,1999)

Thỏa mãn nhu cầu đào tạo và phát triển cho nhân viên sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt được nhiều thành tích tốt hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn.

H6 Cơ hội thăng tiến có quan hệ thuận chiều với sự thỏa mãn 2.6.7 Sự công bằng (H7)

Khi nhân viên bị đối xử không công bằng, họ sẽ bị ức chế, chán nản, thậm chí bỏ việc (Trần Kim Dung, 2009). Khen thưởng và sự công nhận có mối quan hệ tương quan với sự hài lòng công việc và có tác động đáng kể đến động lực làm việc của nhân viên, và đó là cơ sở cho sự gắn bó lâu dài với tổ chức. (Danish và Usman, 2010).

Lý thuyết công bằng là một quan điểm về động cơ đã trở nên phổ biến nhờ công trình của giáo sư trường Đại học Bắc Carolina, J Stacy Adams (Adams, 1965). Lý thuyết này cho rằng sự bất công nhận thấy được là một động lực. Khi một người tin rằng mình bị đối xử bất công so với những người khác, thì họ sẽ cố gắng phá bỏ sự bất công đó. Mọi người đều cho rằng con người đánh giá sự công bằng bằng tỷ số đầu vào trên đầu ra. Đầu vào đối với một công việc gồm có kinh nghiệm, sự nỗ lực và năng lực. Đầu ra của công việc gồm có tiền công, sự công nhận, việc đề bạt, và các khoản phụ cấp. (James H. Donnelly JR, James L. Gibson, John M. Ivancevich, 2000)

Nếu thù lao nhận được vượt quá mong đợi của họ, họ có xu hướng gia tăng công sức của họ trong công việc, ngược lại nếu thù lao của họ nhận được thấp hơn với đóng góp của họ, họ sẽ có xu hướng giảm bớt nỗ lực, hoặc tìm kiếm giải pháp khác như vắng mặt trong giờ làm hoặc thôi việc ( Pattanayak, 2005).

29

H7 Sự công bằsng có quan hệ thuận chiều với sự thỏa mãn 2.5.8 Công tác đào tạo (H8)

Đào tạo đã được Schmidt (Schmidt, 2007) đánh giá cao tầm quan trọng của nó trong công ty.Kết quản ghiên cứu của ông đã cho thấy sựthỏa mãn đối với đào tạo trong công việc có quan hệ rõ rệt với sự thỏa mãn công việc nói chung.

Theo sách Quản trị nguồn nhân lực của Trần Kim Dung (Trần Kim Dung, 2010), đào tạo là quá trình làm cho người lao động có thể thực hiện chức năng nhiệm vụ hiệu quả hơn trong công tác của họ. Nếu người lao động được tham gia các khóa huấn luyện cần thiết sẽ làm việc hiệu quả hơn, được cung cấp đầy đủ các kỹ năng cần trong công việc, lạc quan về sự phát triển của công ty. Đào tạo và phát triển sẽ tạo cho người lao động cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ và cũng là cơ sở phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc. Được đi đào tạo, người lao động cảm thấy mình có vai trò quan trọng trong tổ chức, từ đó tạo ra một sự gắn bó giữa họ và tổ chức. Điều quan trọng là nó đã tạo động lực làm việc cho người lao động vì nó đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng phát triển của họ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu vực tp hcm (Trang 27)