Khói mù quang hó a( photochemical smo g)

Một phần của tài liệu Bài giảng hoá môi trường (Trang 31)

O 3+ N → N 2+ 2 + N2 → N +

2.3.5. Khói mù quang hó a( photochemical smo g)

Khói quang hóa là hỗn hợp gồm các chất phản ứng và các sản phẩm phản

ứng sinh ra khi các hidrocacbon, các oxit nitơ cùng có mặt trong khí quyển dưới tác dụng của bức xạ Mặt trời.

Cơ chế của sự tạo thành khói quang hóa diễn ra trong một hệ hết sức phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, các nguồn phát tán chất ô nhiễm, cơ chế các phản ứng hóa học. Có thể bao gồm các quá trình phản ứng sau:

- Các hidrocacbon hoạt tính tương tác với O3 thành gốc RCH2. - Gốc RCH2. tương tác với O2, tạo thành gốc tự do RCH2O2.

- Gốc RCH2O2. tương tác với NO tạo ra NO2 và gốc tự do do RCH2O. - Gốc RCH2O. tương tác với O2 thạo thành andenhit bền RCHO và gốc HOO.

- HOO. tương tác với NO khác cho ra NO2 và HO.

- HO. cực kì hoạt động và phản ứng nhanh với các hidrocacbon bền RCH3 tạo ra H2O và gốc RCH2., đồng thời hoàn chỉnh chu trình chuyển hóa. Trong một chu trình tạo ra 2 phân tử NO2, một phân tử RCHO và tái tạo gốc RCH2 để lại bắt đầu chu trình mới và cứ như thế tiếp tục.

- Anđehit RCHO vừa phát sinh lại khởi đầu cho một chuỗi phản ứng khác bằng cách tương tác với gốc HO. dẫn tới sự tạo thành gốc axyl R- C=0, rồi gốc này phản ứng ngay với O2 cho gốc peoxiaxyl để tạo ra peoxiaxyl nitrat (PAN). PAN thường được coi là thành phần chính của khói mù quang hóa, là chất rất

độc.

Khói quang hóa là loại khói mang tính chất oxi hóa rất cao, có màu nâu, gây tác hại cho mắt và phổi, phá hoại đời sống thực vật….

Để giảm hiện tượng tạo thành khói mù quang hóa, chủ yếu chúng ta phải khống chế sự thải NOX và hidrocacbon vào khí quyển.

Một phần của tài liệu Bài giảng hoá môi trường (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)