Diễn tả quy trình

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ xếp dỡ một số mặt hàng ở cảng đà nẵng (Trang 33 - 37)

I. Loại hàng

5.Diễn tả quy trình

5.1. Thao tác ở hầm tàu:

Công nhân ở hầm tàu, chia thành nhóm nhỏ (mỗi nhóm 2 người), tạo nên nhiều điểm lấy hàng và xác định vị trí bốc dỡ cho phù hợp với phạm vi hoạt động của cần trục. Khi bốc dỡ, dụng cụ bốc dỡ phải đặt ngay ngắn, đối với loại dây nilon dẹt (choàng) công nhân trải dây nilon dẹt ra vị trí tương đối phẳng, sau đó hai công nhân khênh 2 đầu bao hoặc vác xếp lên dây nilon dẹt tạo thành một mã hàng 20 bao.

Dỡ hàng: hàng phải lấy từ giữa hầm hàng ra xung quanh hầm tàu theo từng lớp, không moi sâu quá 5 lớp bao. Hàng sát vách hầm công nhân phải khênh, vác từng bao một đến vị trí thành lập mã hàng, không dùng móc để làm hàng, hay đứng trên lô hàng xô bao rớt xuống gây mất an toàn và bể vỡ hàng hoá. Khi thành lập mã hàng xong, người đánh tín hiệu ra hiệu cho cần trục di chuyển đến mã hàng, công nhân lấy những dây nilon dẹt mở choàng, không có hàng ra khỏi móc cần trục và móc đầu quai của mã hàng vào móc cần trục và tránh vào vị trí an toàn. Người đánh tín hiệu ra lệnh cần trục từ từ nâng mã hàng lên khoảng 20 - 30cm thì dừng lại kiểm tra. Nếu các dây đã căng đều và chắc chắn thì ra hiệu cho cần trục kéo theo chiều thẳng đứng và cách miệng hầm từ 1 - 2m thì dừng lại. Sau đó đánh tín hiệu ra lệnh cho cần trục chuyển hàng ra vị trí xếp hàng.

Mọi trường hợp gây tụt đổ mã hàng đều phải được hạ xuốgn và sửa lại rồi mới được cẩu lên.

- Xếp hàng: hàng bốc từ ôtô, cầu tàu... xuống hầm tàu công nhân phải xếp hàng từ trong vách hầm ra giữa hầm hàng.

Người đánh tín hiệu chuẩn bị chuyển mã hàng từ ôtô, cầu tàu... xuống hầm tàu thì quan sát và ra tín hiệu cho công nhân trên xe, cầu tàu... và ở dưới hầm hàng tránh xe tầm hoạt động của cần trục. Sau đó từ từ nâng mã hàng lên và chuyển xuống hầm tàu. Khi mã hàng hạ xuống cách mặt bằng để xếp hàng 20 - 30 cm thì dừng lại. Công nhân tiến ra chỉnh mã hàng vào vị trí xếp hàng. Người đánh tín hiệu ra hiệu cần trục hạ hẳn mã hàng xuống mặt bằng, công nhân tháo quai mã hàng ra khỏi móc cần trục và móc những dây nilon dẹt

(choàng) không hàng vào móc cần trục để đưa lên lại ôtô, cầu tàu... công nhân tháo mã hàng ra và xếp vào nơi quy định. Hàng xếp ở vách hầm công nhân phải khênh hoặc xếp từng bao, xếp liền một lúc 7 bao theo chiều cao và trải đều khắp mặt hầm, hết lớp này tiếp tục lớp khác...

5.2. Thao tác trên xe:

5.2.1. Xe chuyển hàng nhập kho cảng:

Khi mã hàng được cần trục hạ xuống mặt bằng xếp hàng (sàn xe) 30cm, người đánh tín hiệu ra hiệu cần trục dừng lại, công nhân dùng thang 3 bậc để lên phương tiện, dùng tay đẩy, điều chỉnh mã hàng vào vị trí cần hạ để cần trục hạ hẳn xuống rồi tháo quai mã hàng ra khỏi móc cần trục và móc những dây xích xilin không hàng vào móc cần trục để đưa xuống hầm để tiếp tục thành lập mã hàng khác. Tháo quai mã hàng ra khỏi cần trục "công nhân một tay giữ lấy điểm nút, một tay giữ lẫy qoai mã hàng sao cho các dây luôn căng và vẫn thắt chặt mã hàng, sau đó thắt chặt đầu qoai với đầu dây ở điểm nút để giữ nguyên mã hàng như lúc vừa hạ xuống mà các bao không bị tụt đổ". Sau đó công nhân dời khỏi xe trước khi phương tiện di chuyển.

5.2.2. Xe chuyển hàng đi thẳng:

Nếu hàng đi thẳng là xe không có mui, mã hàng được hạ hẳn xuống sàn xe và công nhân xếp hàng vào vị trí ngay hàng thẳng lối theo từng dãy, từng cây rõ ràng để việc kiểm đếm và kiểm tra rõ ràng. Công nhân không được kèm hàng và dùng móc làm hàng.

Hàng đi thẳng là xe có mui thì mã hàng được hạ xuống bàn đỡ hàng (tâng), công nhân tháo qoai mã hàng ra khỏi móc cần trục và tháo mã hàng xếp vào vị trí quy định.

5.3. Thao tác ở hầm tàu, sà lan (sang mạn):

Mọi thao tác dỡ hàng ở hầm tàu và xếp hàng ở tàu nhỏ, sà lan (sang mạn) đều đã nói ở trên. Trong phương án này vai trò của người đánh tín hiệu rất quan trọng, phải có sự quan sát rất kỹ ở hầm tàu cũng như sà lan, mọi thao tác phải chắc chắn và cẩn thận để tránh thiệt hại về hàng hoá và an toàn cho công nhân.

Nếu thời tiết xấu, sóng lắc làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân ở tàu nhỏ, sà lan (SM) thì phải dừng làm hàng ngay. Khi lên xuống sà lan tàu nhỏ bằng thang dây. Phải cẩn thận kiểm tra thang dây đã được cột cách xa nơi làm hàng và ngoài tầm hoạt động của cần trục.

5.4. Thao tác ở trong kho:

5.4.1. Xe chở hàng ở kho:

Xe ôtô chở hàng đổ sát vị trí dỡ hàng, tài xế tắt máy xe, kéo thắng tay và dời khỏi cabin. Hai công nhân dùng thang 3 bậc để leo lên thùng xe đứng ở vị trí thuận lợi và an toàn nhất, vì loại hàng này rất trơn, trợt dùng tay mở dây buộc mã hàng. Lưu ý: cần phải mở từ từ để hàng không bung ra đột ngột làm hàng rơi gây nguy hiểm cho người đứng dưới. Sau đó hai công nhân này chuyển từng bao cho nhóm công nhân ở dưới vỡ, vác vào nơi quy định.

Chú ý: Khi "quai đỡ" bao cho công nhân vác phải nhẹ nhàng cân xứng để họ có thể vác được một cách sễ dàng và nhanh chóng. Khi xếp lên cao, công nhân có thể dùng cầu ván để đi lên hoặc xếp hàng tạo thành bậc thang để đi lên.

5.4.2. Từ kho bốc hàng lên xe đi thẳng:

Xe ôtô tiến vào nơi quy định để lấy hàng. Tài xế tắt máy xe, kéo thắng tay và rời khỏi ca bin. Nếu để xe đỗ sát lô hàng, công nhân khênh 2 đầu bao xếp vào xe theo hàng, theo đẫy. Xe đõ xa lô hàng, 2 công nhân quai "đợ" lên vai một công nhân vác hàng đưa lên sàn xe và 2 công nhân trên xe khênh 2 đầu bao xếp vào hàng, vào dãy... Ngoài ra công nhân còn có thể làm cầu vác trực tiếp từ dưới đất lên thùng xe và xếp vào dãy.

Lưu ý: Khi công nhân chất xếp hàng phải ngay ngắn theo yêu cầu của người giao hàng và dễ dàng trong khi kiểm đếm.

5.4.3. Từ kho bốc hàng lên ôtô xuất xuống tàu:

Thao tác này đã nói ở phần trên

5.4.4. Cách lập mã hàng dây nilon dẹt (choàng)

Công nhân xếp các bao hàng lỏng vào một nhánh dây. Sau khi đã xếp hai chồng bao thì bắt dây chéo số 8

để số bao vừa xếp nằm trong vòng của dây. Chỗ dây chéo nhau phải nằm phía dưới và sát với chồng hàng vừa xếp. Sau đó tiếp tục căng dây xếp chồng khác nhưng lúc này cả hai nhánh dây đều nằm dưới bao hàng, 2 nhánh dây cách nhau từ 0,2 - 0,4m và cách đều 2 đầu của bao hàng. Sau khi đã xếp chồng còn lại cho đủ số bao cần xếp đủ một mã hàng thì luồn đầu dây của phần thứ nhất với phần vừa xếp tạo nên quai móc mã hàng. Có thể dùng lập 2 mã hàng sát nhau khoảng cách 20cm. Số bao xếp mỗi mã phải bằng nhau để dễ kiểm đếm khi giao nhận.

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ xếp dỡ một số mặt hàng ở cảng đà nẵng (Trang 33 - 37)