QUY TRÌNH XẾP DỠ HAÌNG RỜI

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ xếp dỡ một số mặt hàng ở cảng đà nẵng (Trang 37 - 50)

I. Loại hàng

B. QUY TRÌNH XẾP DỠ HAÌNG RỜI

I. LOẠI HAÌNG: HAÌNG CLINKER: 1. Tính chất hàng hoá:

Clinker được sản xuất từ quặng đá vôi qua quá trình nung và nghiền nhỏ thành hạt, có đường kính từ 0,5 - 5cm là bán thành phẩm chính trong công nghệ sản xuất ximăng, nên có những đặc tính tương tự như ximăng như hút ẩm, hút nước mạnh, có tính bay bụi cao, nếu bị lẫn với đường, mật sẽ biến chất và có khi bị hỏng, rất kỵ amôniắc (NH3). Nếu để gần NH3 thì chất lượng sẽ giảm nhiều.

2. Phương pháp chất xếp bảo quản:

2.1. Phương pháp chất xếp:

+ Ở hầm tàu:

Clinker ở Cảng Đà Nẵng được đưa xuống tàu bằng các thiết bị như ngoạm, ben, được chất xếp theo kiểu đổ đống xả tự do.

+ Ở ôtô:

Hàng được bốc lên ôtô bằng ben hoặc ngoạm và được đổ ra tự do từ các thiết bị này xuống thùng xe hoặc đổ lên phễu đã có xe hứng ở dưới.

+ Ở kho:

Clinker được đưa tới kho bằng xe ben tự đổ, được đổ rơi tự do xuống thành đống và được xe ủi vun thành đống có độ cao bằng độ cao kỹ thuật cho phép (độ cao 2m và độ nghiêng là 30 - 500)

2.2. Phương pháp bảo quản:

Do đặc điểm của khí hậu của khu vực, Clinker được bảo quản ở kho kín, không bốc dỡ hàng hoá khi trời mưa, gió, không xếp hàng gần các loại hàng dễ bắt bụi, hàng đường mật, phân bón và các loại hàng lỏng.

2.3. Kỹ thuật an toàn lao động:

Công nhân trước khi làm hàng phải kiểm tra kỹ dụng cụ, thiết bị bốc dỡ và chỉ được xuống hầm tàu khi hầm đã mở trước đó 30 phút.

Không được ăn, uống, hút thuốc dưới hầm tàu; sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ khi làm hàng.

Không đàu xâu moi hàng kiểu hàm ếch, chú ý sự di chuyển của các thiết bị bốc dỡ di chuyển ra hầm tàu.

Không đứng gần bên ngoạm khi các công cụ này chưa ở vị trí ổn định, vững chắc.

Khi nâng gần hoặc ben ra khỏi hầm tàu hoặc ngược lại độ cao của công cụ này phải cách mép cao nhất của thành tàu 1m.

Phải đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng của công nhân hầm tàu, lái cẩu, tín hiệu riêng khi di chuyển ben trong hầm tàu.

Cố gắng tối đa đừng để hàng tiếp xúc trực tiếp với cơ thể.

Đứng so le nhau khi dùng xẻng xúc hàng vào ben.

2.4. Các phương án bốc dỡ:

1a - tàu - cẩu - ngoạm - ôtô - kho 1b - tàu - cẩu - ben - ôtô - kho

2a - tàu - cẩu - ngoạm - ôtô đi thẳng 2b - tàu - cẩu - ben - ôtô đi thẳng 3a - kho - xe xúc - ôtô đi thẳng

3b - kho - xe ben - nâng - cẩu - ôtô đi thẳng

2.5. Các sơ đồ bốc dỡ:

(Xem trang sau)

2.6. Bảng phân bố công cụ, thiết bị, nhân lực, năng suất lao động:

T

T Công cụ, thiết bị,m năngsuất lao động, nhân lực

Phương án bốc dỡ (ký hiệu) 1a 1b 2a 2b 3a 3b A Công cụ thiết bị: 1 Gầu ngoạm (0,5-2T; 1,5m3) 01 01 2 Bộ cáp móc dùng cho gầu ngoạm (2,1T) 01 01 3 Thùng ben (05-2T-0,8-1,5m3) 03 03 4 Bộ cáp móc ben 01 01 5 Xẻng xúc 02 08 02 08 02 08 6 Trang cào 01 03 01 03 02 03 7 Cuốc chim 02 03 02 03 00 03 8 Xà ben 01 01 01 01 00 00 9 Xe ben 02 01 10 Xe cẩu 01 11 Xe nâng 01 12 Xe xúc ủi 01 01 01 B Nhân lực

13 Công nhân ở hầm tàu 02 08 02 08

14 Công nhân ở thùng xe 01 01 01 01 01

15 Tín hiệu viên - lái cẩu 02 02 02 02 02

16 Công nhân lái xe xúc nâng,

cẩu, ben 03 01 01 00 01 02

17 Công nhân ở kho 00 00 00 02 08

18 Tổng cộng nhân lực

phương án 08 12 06 11 03 12

C Năng suất cơ động

T/máng/ca 126 91 126 91 126 114

3. Diễn tả quy trình:

3.1. Thao tác ở hầm tàu và cầu tàu:

3.1.1. Sử dụng ngoạm làm hàng:

3.1.1.1. Thao tác đưa gầu xuống hầm tàu (phương án 1a, 2a)

Khi hầm tàu đã được mở, công nhân ở cầu tàu ra hiệu cho lái cẩu hạ cáp đưa móc câu xuống để móc vào vành khuyên của ngoạm. Sau khi treo vành khuyên vào móc câu, người công nhân tiếp tục móc phụ vào ngoạm, leo xuống khỏi ngoạm, lùi vào vị trí an toàn. Tín hiệu viên ra hiệu cho lái cẩu cuốn cáp nâng gầu, sau đó thực hiện thao tác quay. Đặc gầu lên đống hàng ở trạng thái mở, nhờ trọng lượng của bản thân và gia tốc rơi mà khi gầu đặt lên đống hàng, hai má ngoạm đã ăn sâu vào hàng.

3.1.1.2. Thao tác ngoạm hàng:

Khi ngoạm đã ổn định, lái cẩu xuống cáp để công nhân ở hầm tàu leo lên ngoạm mở móc phụ, mở móc phụ xong người công nhân lùi vào vị trí an toàn, tín hiệu viên ra hiệu cho lái cẩu cuốn cáp gầu để thực hiện quá trình ngoạm.

3.1.1.3. Thao tác đưa gầu tới thùng xe:

Khi quá trình ngoạm kết thúc, lái cẩu tiếp tục cuốn nâng gần và thực hiện các thao tác cần thiết, đưa gầu đầy hàng tới thùng xe ở cầu tàu, chú ý không đưa gầu ra khỏi hầm khi gầu chưa được đóng kín hoàn toàn.

3.1.1.4. Thao tác móc cáp xả hàng:

Khi gầu còn cách mép trên thùng xe khoảng 1m, tín hiệu viên ra lệnh cho lái cẩu dừng lại để định vị gầu. Sau đó đặt gầu đã hạ vững chắc trong thùng xe lái cẩu tiếp tục xuống áp, để công nhân ở thùng xe trèo lên ngoạm móc phụ và ngoạm sau khi móc phụ đã được móc, công nhân ở thùng xe đã ở vào vị trí an toàn, tín hiệu viên ra lệnh cho lái cẩu. Cuốn cáp nâng gầu nhờ có đoạn cáp mang móc phụ chịu tải mà đoạn cáp mang gầu được tự do, lực đóng gầu không còn nên má gầu được mở theo kiểu rơi tự do.

3.1.1.5. Thao tác đưa gầu trở lại hầm tàu:

Khi gầu đã hết hàng, lái cẩu tiếp tục cuốn cáp nâng gầu sau đó thực hiện thao tác quay và cuối cùng đặt gầu lên đống hàng ở trạng thái mở. Kết thúc một chu kỳ khi làm hàng.

Khi lượng hàng ở gần sàn hầm tàu đã hết. Thì bố trí công nhân chuẩn bị mặt bằng để đưa xe ủi xuống

hầm tàu xe ủi có nhiệm vụ lấy hàng ở hầm tàu đưa lên sàn hầm tàu sau một thời gian làm hàng, lượng hàng ở mặt hầm tàu còn ít việc sử dụng ngoạm đạt năng suất thấp, dễ làm hư hỏng sàn tàu và ngoạm thì chuyển qua dùng ben để dọn hầm.

3.1.2. Sử dụng ben làm hàng (phương án 1b, 2b)

3.1.2.1. Thao tác đưa ben xuống hầm tàu:

Người công nhân ở cẩu tàu ra hiệu cho lái cẩu móc cẩu xuống khu vực có ben ở cầu cảng, sau đó lần lượt móc vành khuyên vào móc câu và di chuyển bộ mcó cáp vào móc 4 tai ben của thùng ben. Song tác thao tác này thì lùi vào vị trí an toàn. Tín hiệu viên ra hiệu cho lái cẩu cuốn cáp nâng ben, thực hiện thao tác quay đưa ben xuống hầm tàu.

3.1.2.2. Thao tác xúc hàng vào ben:

Ở hầm tàu công nhân chia thành từng nhóm nhỏ 4 đến 5 người đối với loại ben 0,5 (0,83m3 ben nhỏ) và 6 đến 7 người đối với loại ben 1,5m3 (ben trung) dùng xẻng xúc hàng vào ben, công nhân khu xúc hàng không được đứng đối diện nhau. Mà đứng ở vị trí so le nhau xung quanh ben khi ben đã được xúc đầy, công nhân xúc ben di chuyển bộ móc ben tới móc vào 4 tai ben của thùng ben.

3.1.2.3. Thao tác nâng quay ben vào thùng xe:

Khi thấy công nhân hầm tàu đã ở vào vị trí an toàn, tín hiệu viên ra hiệu cho lái cẩu cuốn cáp từ từ nâng ben rời khỏi sàu tàu hoặc đống hàng, khi thấy ben được nâng khỏi vị trí ban đầu khoảng 0,3m thì ra hiệu dừng lại để định vị ben và kiểm tra an toàn ở các móc cáp, nếu bình thường thì ra hiệu cho lái cẩu tiếp tục các thao tác nâng, quay đưa ben ra khỏi hầm tàu.

3.1.2.4. Thao tác hạ ben xuống thùng xe:

Khi ben còn cách mép trên của thùng xe 1m lái cẩu cho ben dừng lại để định vị ben, sau đó theo chỉ dẫn của tín hiệu viên hạ dần độ cao xuống còn khoảng 0,3m để công nhân ở thùng xe có thể định chuyển ben sao cho khi hạ ben xuống thùng xe an toàn và thuận lợi cho việc móc xả hàng.

Khi ben đã vững chắc trong thùng xe, công nhân ở thùng xe mở 2 móc ben ở 2 tai ben phía trước của ben, xong lùi vào vị trí an toàn, tín hiệu viên ra hiệu cho lái cẩu cuốn cáp nâng ben, độ nghiêng ngày càng lớn của ben làm cho hàng chảy ra khỏi ben.

3.1.1.6. Thao tác đưa ben trở lại hầm tàu:

Lái cẩu thấy ben đã hết hàng thì nâng ben lên theo chỉ dẫn của tín hiệu viên đưa ben trở lại cầu tàu và đặt ben ở vị trí thuận lợi cho việc lấy hàng, công nhân hầm tàu nhanh chóng mở 2 móc ben phía trước và móc cáp vào thùng ben khác đã được xúc đầy, bắt đầu một chu kỳ làm hàng mới.

3.1.1.7. Thao tác di chuyển ben ở hầm tàu:

Nhằm giảm sức lao động khi làm ở hông hầm tàu. Khi thùng ben không được đặt lên đống hàng, công nhân hầm tàu móc cáp vào 2 tai ben còn lại tiếp đó lái cẩu theo sự hướng dẫn của tín hiệu viên nâng gầu lên cao khoảng 0,3cm so với sàn tàu hoặc đống hàng, công nhân hầm tàu kết hợp với thao tác của lái cẩu đẩy ben vào nơi lấy hàng, khi ben vừa tới đúng vị trí đã định, lái cẩu lập tức xả cáp và thùng ben đã được đặt vào nơi thuận lợi.

Để giải phóng tàu và cơ giới hoá phần nào công việc làm hàng sau một thời gian làm hàng, nếu thấy độ cao đống hàng ở hầm tàu còn khoảng 1 - 1,2m tính từ sàn tàu, thì công nhân hầm tàu cố gắng tạo cho được mặt bằng ở sàn tàu để đưa xe ủi, xúc xuống hầm xúc hàng đổ vào ben.

3.2. Thao tác vận chuyển trong cảng:

Vận chuyển hàng từ tàu vào kho do xe ben tự đổ đảm nhiệm lái xe đỗ xe ở cầu tàu theo sự chỉ dẫn của lái cẩu tàu. Và cách mép cầu tàu từ 1 đến 1,5m sau đó tắt máy, kéo thắng tay, rời khỏi ca bin. Lái xe khi thấy hàng xếp vào xe đã đủ tải trọng cho phép thì ra hiệu ngưng xếp hàng, tiếp đó kiểm tra cửa hậu và việc chất xếp hàng trên xe, nếu thấy cửa hậu hỏng hoặc chất quá cao thì phải có biện pháp xử lý ngay trước khi cho xe rời khỏi cầu cảng. Khi vận chuyển lái xe phải chạy đúng tuyến đường, tốc độ và tới đúng kho đã quy định. Nếu hàng chuyển thẳng thì phải làm thêm một số

thủ tục theo sự hướng dẫn của nhân viên giao nhận hàng.

3.3. Thao tác ở kho: (phương án 3a, 3b)

3.3.1. Thao tác xúc hàng lên bằng xe xúc:

Xe xúc sẽ lấy vào gầu tàu theo trình tự từ đỉnh đống hàng xuống dần tới chân đống hàng để tải trọng lên nền kho biến thiên ít nhất, sau đó nâng gầu đầy hàng lên độ cao cách mép trên của thùng xe 1m rồi dỡ hàng từ từ vào thùng xe, thao tác này lặp đi lặp lại cho đến khi xe đầy hàng.

3.3.2. Thao tác làm hàng với thùng ben xúc hàng lên xe:

Ở kho công nhân được bố trí thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 5 người cho 1 thùng ben, dùng xẻng xúc hàng vào ben. Khi ben đầy hàng, xe nâng sẽ đưa ben ra khỏi kho tới vị trí do lái cẩu chỉ định; công nhân ở bãi xe móc cáp vào 4 tai ben của thùng ben và lùi vào vị trí an toàn, lái cẩu cuốn cáp nâng ben và thực hiện thao tác quay đưa ben tới thùng xe, đặt ben xuống thùng xe ở vị trí thuận lợi cho việc mở móc và xả hàng.

Công nhân ở thùng xe khi thấy ben đã vững chắc, tiến lại ben mở 2 móc ben ở phía trước xong lùi vào vị trí an toàn và ra hiệu cho lái cẩu nâng ben lên xả hàng. Khi thấy ben đã hết hàng lái cẩu nâng ben khỏi thùng xe thực hiện thao tác quay đưa ben xuống bãi cho xe nâng đưa trả lại kho. Công nhân ở bãi tiến lại ben, mở 2 móc ben còn lại, di chuyển bộ móc cáp tới móc vào thùng ben khác đầy hàng đã được xe nâng đưa ra trước đó để tiếp tục một chu kỳ hàng mới.

3.3.3. Thao tác nhập hàng vào kho:

Lái xe chở hàng đến đổ ở kho phải theo đúng sự chỉ dẫn của nhân viên kho hàng, nhằm tận dụng tối đa sức chứa của kho và hao phí lao động cho việc vun đống ít nhất: việc lập đống hàng ở kho do xe xúc đảm nhiệm và độ cao đống hàng phải phù hợp với tiêu chuẩn và kỹ thuật của kho.

K

ết luận

Qua thời gian thực tập tìm hiểm quy trình công nghệ xếp dỡ một số nhóm hàng chủ lực và thủ tục giao nhận hàng hoá tại Cảng Đà Nẵng, em có một số nhận xét và kiến nghị như sau:

Cảng Đà Nẵng là một đơn vị kinh doanh bốc xếp vận tải mà trong lĩnh vực kinh doanh vận tải số vòng quay đầu phương tiện là rất cần thiết cũng như công tác xếp dỡ . Điều này Cảng Đà Nẵng đã có những hướng đầu tư, quy trình xếp dỡ hàng hoá. Các khâu trong quá trình xếp dỡ đều hoạt động liên tục và đồng bộ. Cảng đã xây dựng được kế hoạch đầu tư máy móc, trang thiết bị cũng như đầu tư về con người một cách thiết thực, kịp thời nhằm đáp ứng hiệu quả trong quy trình xếp dỡ hàng hoá. Bên cạnh đó cảng đã tổ chức tốt bộ máy quản lý, điều hành cũng như quan hệ chặt chẽ với khách hàng và các đơn vị ngoài cảng như: đại lý hàng hải, hải quan, cảng vụ... tạo nên sự nhịp nhàng, nhanh gọn, mang lại sự yên tâm và uy tín đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Qua thời gian thực tế xem xét quy trình công nghệ xếp dỡ. Để đáp ứng được nhu cầu hàng hoá qua cảng ngày một nhiều, giảm bớt được lao động chân tay, đảm bảo an toàn lao động. Toàn bộ quy trình đã trình bày ở chương IV. Ơí đây em có một vài ý kiến nhằm cải tiến một phần quy trình công nghệ xếp dỡ như sau:

1. Đối với hàng bao nói chung (chiều hàng nhập từ tàu vào kho):

Ta có thể dùng balet gỗ hoặc sắt thả xuống hầm tàu và công nhân dưới hầm chất xếp hàng vào balet đó và dùng cẩu cẩu lên bờ, tiếp theo dùng xe nâng nâng balet hàng đi vào chất xếp nguyên balet trong kho. Có thể chất xếp nhiều balet chồng lên nhau (tuỳ theo áp lực của nền kho cho phép). Thao tác này có thể giảm đi được ít nhất 7 công nhân ở kho so với trước đây là 8 công nhân và đảm bảo an toàn, đỡ bể vỡ hàng hoá.

2. Đối với hàng rời (chiều hàng nhập)

Ta có thể dùng ngoạm 2 dây rót lên phễu. Đối với hàng đi thẳng thì chỉ cần lui xe vào phễu và có một

công nhân đóng mở phễu. Đối với hàng rời đóng bao nhập kho hoặc đi thẳng. Ta có thể dùng ngoạm 2 dây ngoạm lên phễu và sau phễu sẽ có nhiều cửa mở, có một dây chuyền đóng hàng bao gói tại bến bãi, sau đó có thể dùng băng chuyền chuyển hàng lên xe đi thẳng hoặc nhập kho. Phương pháp này có thể tăng năng suất cao, ít hao mòn tổn thất hàng hoá, giảm chi phí.

Trên đây là một vài kiến nghị về cải tiến quy trình công tác xếp dở tại Cảng, rất mong các cấp lãnh đạo Cảng xem xét và cho ý kiến đóng góp để quy trình xếp dỡ tại Cảng Đà Nẵng ngày một hoàn thiện hơn; góp

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ xếp dỡ một số mặt hàng ở cảng đà nẵng (Trang 37 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w