Xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên hiện nay (Trang 25)

7. Kết cấu của luận văn

1.2Xây dựng nông thôn mới

1.2.1 Nông thôn và những đặc trưng của nông thôn mới

Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Ở Việt Nam, nông thôn gắn liền với địa danh làng, xã, nơi tụ cư chủ yếu của nông dân, lấy nông nghiệp làm nghề chính. Hiện nay, ở nước ta nông thôn là địa bàn sinh sống, lao động của gần 70% dân số. Việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới chính là áp dụng lý luận phát triển nông thôn bền vững vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Theo đó, nâng cao chất lượng sống cả về vật chất và tinh thần của nông dân và dân cư nông thôn nói chung, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp phát triển nông thôn. Nội dung của phát triển nông thôn bao gồm 4 quá trình: 1- công nghiệp hóa, hiện đại hóa; 2- đô thị hóa; 3- kiểm soát dân số; 4- bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn theo những tiêu chuẩn của nền văn minh nhân loại và truyền thống văn hóa Việt Nam. Thực hiện 4 quá trình này, tỉ lệ dân số và sức lao động nông nghiệp trong tổng dân số và lực lượng lao động xã hội phải giảm tương ứng với tỉ lệ GDP nông nghiệp trong GDP của nền kinh tế. Do đó, phát triển nông thôn bền vững đã bao hàm việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Xây dựng nông thôn mới là vấn đề thời sự trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Văn kiện đã khẳng định: “Phát triển

nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy ưu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn. Khuyến khích tập trung ruộng đất, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, mở rộng xuất khẩu. Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân” [24, tr.38 - 39], góp phần xây dựng đất nước, để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khoá X) ban hành tháng 8/2008 về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn” đã tạo điều kiện cụ thể hóa việc xây dựng nông thôn mới. Cơ sở lý luận của Nghị quyết là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước ta, trọng tâm là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn do Đại hội VIII của Đảng đề ra, tiếp tục được phát triển trong Nghị quyết Đại hội IX và X của Đảng về nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (Khoá IX) về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2010” đã nhấn mạnh: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Như vậy, xây dựng nông thôn mới là quá trình xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo hướng hiện đại, trong đó những người nông dân thực sự làm chủ, họ vừa là chủ thể, vừa là đối tượng để hướng tới xây dựng nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với nước ta, có tới trên 56% dân số làm nông nghiệp, gần 70% dân số sống

ở nông thôn (2010) thì vấn đề phát triển nông thôn không những mang ý nghĩa phát triển kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, an ninh quốc phòng và trật tự xã hội. Cho đến nay, nước ta về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, dân số sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao, đóng góp của nông - lâm nghiệp vào GDP là khá lớn. Nông nghiệp, nông thôn còn là nơi sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội và đóng góp ngày càng nhiều, làm nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu (năm 2010 kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thuỷ sản lên tới trên 18 tỷ USD). Bên cạnh đó, khu vực này còn cung cấp lao động, đất đai cho công nghiệp hoá, đô thị hoá và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cả nước, từ đó đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, việc xây dựng nông thôn mới không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn góp phần bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội để phát triển đất nước.

Thực tiễn nông thôn nước ta sau hơn 25 năm đổi mới cũng là những căn cứ để khẳng định tính tất yếu của sự ra đời chương trình xây dựng nông thôn mới. Thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Nhiều mặt hàng nông sản của nước ta trở thành hàng hóa xuất khẩu mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp; chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế; nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế… còn yếu kém; môi trường ngày càng ô nhiễm; đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều vấn đề xã hội

bức xúc. Thực tế này cho thấy, không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nhân dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước. Đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn.

Xuất phát từ thực tiễn nông thôn nước ta trong quá trình đổi mới, ngày 5/8/2008, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-TW “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” nhằm cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Song song với những vấn đề trên, Nghị quyết số 26 cùng các văn bản, nghị quyết của Đảng được ban hành sau đó đều khẳng định mô hình nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước ta xây dựng là một mô hình có: kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; an ninh tốt, quản lý dân chủ và chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao. Đây được coi là những đặc trưng cơ bản của mô hình nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 mà Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân ta đang phấn đấu xây dựng.

1.2.2 Bộ tiêu chí về nông thôn mới

Sau khi Nghị quyết số 26 được ban hành, ngày 16/4/2009 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới với 5 nhóm cùng 19 tiêu chí. Cụ thể như sau:

Năm nhóm bao gồm:

Nhóm 1: Quy hoạch

Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất

Nhóm 4: Văn hóa - xã hội - môi trường

Nhóm 5: Hệ thống chính trị 19 tiêu chí bao gồm:

1- Quy hoạch, 2- Giao thông, 3- Thủy lợi, 4- Điện, 5- Trường học, 6- Cơ sở vật chất văn hóa, 7- Chợ, 8- Bưu điện, 9- Nhà ở dân cư, 10- Thu nhập, 11- Tỷ lệ hộ nghèo, 12- Cơ cấu lao động, 13- Hình thức tổ chức sản xuất, 14- Giáo dục, 15- Y tế, 16- Văn hóa, 17- Môi trường, 18- Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, 19- An ninh, trật tự xã hội.

Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã cụ thể hóa đặc tính của xã nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí nông thôn mới. Đồng thời là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của các địa phương trong từng thời kỳ; đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới; đánh giá trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền xã và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Cùng với Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, ngày 21/8/2009 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ra Thông tư số 54/2009 TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, trong đó đã thống nhất nội dung, cách hiểu, cách tính toán và các quy chuẩn áp dụng đối với các tiêu chí nông thôn mới. Cùng với Thông tư này, tháng 6/2010 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 800/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Đây là những văn bản quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước ta.

1.2.3 Nguyên tắc trong xây dựng nông thôn mới

Trong xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí đã ban hành.

Thứ hai, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.

Thứ ba, kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.

Thứ tư, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ năm, công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.

Thứ sáu, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.

1.2.4Các bước tiến hành xây dựng nông thôn mới

Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện.

Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3: Khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn theo các tiêu chí mà Nhà nước đã ban hành.

Bước 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã.

Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã.

Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án.

Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện chương trình.

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên hiện nay (Trang 25)