Một số giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên hiện nay (Trang 88)

7. Kết cấu của luận văn

3.2 Một số giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ

trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hƣng Yên

3.2.1 Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức, thống nhất hành động của toàn bộ hệ thống chính trị cấp cơ sở về xây dựng nông thôn mới

Đây là giải pháp hết sức quan trọng đối với công cuộc đổi mới, đối với sự phát triển của cách mạng nước ta, không chỉ nhằm giải quyết những việc bức xúc hiện nay mà còn tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa IX) đã bàn và quyết định nhiều vấn đề, trong đó lưu ý đặc biệt tới vấn đề phát triển nông thôn. Các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa IX) đã đề cập không chỉ vấn đề hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn mà còn là phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Do vậy, việc tuyên truyền, phổ biến nghị quyết của Đảng vào trong xã hội cần làm cho đông đảo cán bộ, đảng viên, nhất là trong các tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn thấm nhuần sâu sắc những quan

điểm của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của việc xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Thực tiễn cho thấy, trong nhiều trường hợp, những khó khăn, vướng mắc trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, cơ sở lại xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ của chính cơ sở về vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị cấp xã cùng các bộ phận cấu thành cũng như vị trí, vai trò của việc xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Các khuynh hướng coi nhẹ cơ sở, ỷ lại vào cấp trên; hoặc tuyệt đối hóa vai trò của cơ sở sẽ dẫn tới những hiện tượng dân chủ quá trớn, vi phạm kỷ cương, phép nước; hoặc coi việc xây dựng nông thôn mới chỉ là một cuộc vận động mang tính hình thức, không có tính khả thi… đều là những minh chứng về sự hạn chế trong nhận thức của nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như một bộ phận quần chúng nhân dân.

Thực tiễn đó đòi hỏi phải nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới. Cần thấy rằng, xây dựng nông thôn mới là một cuộc vận động xã hội sâu sắc nhằm cải biến toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân, tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng… Mục tiêu mà chương trình xây dựng nông thôn mới hướng đến chính là vì con người. Vì vậy, việc xây dựng nông thôn mới không phải là trách nhiệm của một cơ quan, một tổ chức hay một bộ phận cá nhân riêng lẻ nào đó. Nó là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả các tổ chức, ban ngành, đoàn thể, của cả hệ thống chính trị. Trong khối lực lượng đông đảo đó cần thấy được vai trò định hướng của Đảng, tổ chức quản lý của chính quyền, tuyên truyền vận động của các tổ

chức chính trị - xã hội trong việc xây dựng nông thôn mới. Chỉ có trên cơ sở định hướng, tổ chức triển khai thực hiện và đôn đốc kiểm tra của toàn bộ hệ thống chính trị cơ sở ở các địa phương mới có thể tạo ra được sự đồng thuận, chung tay góp sức của toàn thể xã hội đối với việc xây dựng nông thôn mới.

Việc nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về vị trí, vai trò của chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ giúp người dân hiểu rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của Đảng bộ xã, của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cũng như các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, góp phần tăng cường sự ổn định chính trị, xã hội ở nông thôn; tạo được niềm tin của toàn thể quần chúng đối với sự thành công của việc xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên nói riêng, trong cả nước nói chung; đồng thời giúp mỗi người dân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ của mình đối với việc xây dựng nông thôn mới, đối với công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở cũng giúp mỗi cán bộ, đảng viên hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình với tư cách là những người được nhân dân tin tưởng, ủy quyền trong thực thi quyền lực, chăm lo đời sống cho nhân dân và trách nhiệm của họ chính là làm tròn nghĩa vụ với hai tư cách là công dân và người được ủy quyền. Để làm được nghĩa vụ đó cần quán triệt đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là đối với đội ngũ cán bộ đảng viên ở nông thôn; những nhận thức mới đó cần phải được thể hiện trong nội dung, chương trình giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các trường lý luận - chính trị tại địa phương; tiến hành phổ biến sâu rộng và thường xuyên kết quả những nghiên cứu mới nhất về hệ thống chính trị cấp cơ sở, nhất là vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở đối với việc xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao trình độ

nhận thức của toàn xã hội; đồng thời, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vị trí, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới đến toàn dân, góp phần giáo dục văn hóa chính trị và văn hóa pháp luật cho nhân dân.

3.2.2 Nhóm giải pháp về cơ chế tổ chức thực hiện của từng bộ phận trong hệ thống chính trị đối với việc xây dựng nông thôn mới ở cơ sở

Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã chỉ rõ những hạn chế của hệ thống chính trị cơ sở hiện nay đó là: chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ, nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Do đó, cần phân định rõ cả nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp cơ sở. Có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng của cấp trên với cơ sở, mở rộng quyền dân chủ của cơ sở, song phải có sự kiểm tra, kiểm soát để không có sự vi phạm pháp luật, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân; hơn nữa cũng không để xảy ra tình trạng các cơ sở phải làm tất cả mọi việc về quản lý hành chính nhà nước thuộc chức năng của cấp trên, vượt quá khả năng, trình độ của cán bộ cơ sở. Việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị được coi là một trong những giải pháp quan trọng để đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn hiện nay. Điều này cần được cụ thể hóa trong từng tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở nông thôn của tỉnh Hưng Yên.

Đối với tổ chức cơ sở Đảng

Theo thống kê năm 2010, toàn tỉnh Hưng Yên hiện có 585 tổ chức cơ sở Đảng. Đảng bộ xã, phường, thị trấn là 161, trong đó tổng số Đảng bộ trong sạch vững mạnh là 118 (chiếm 73,04%), Đảng bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ là 24 (chiếm 18,39%), Đảng bộ hoàn thành nhiệm vụ là 19

(chiếm 7,95%), không có Đảng bộ yếu kém. Tổng số đảng viên ở khu vực xã, phường, thị trấn là 45.304 đảng viên.

Để phát huy tốt vai trò của Đảng bộ, chi bộ cơ sở đối với việc xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên hiện nay đòi hỏi các Đảng bộ, chi bộ cơ sở phải giữ được vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện các mặt công tác xây dựng nông thôn mới ở cơ sở. Đảng bộ cơ sở phải bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương, chỉ đạo tốt việc thực hiện nhiệm vụ đó, từng bước cải thiện đời sống nhân dân; củng cố chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị hướng vào phục vụ nhân dân, để đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với chương trình xây dựng nông thôn mới được người dân thực hiện nghiêm túc ở cơ sở.

Đảng bộ cơ sở cần phải chú trọng đến việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và sắp xếp cán bộ, nhất là đối với các cán bộ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng nông thôn mới ở từng địa phương, cơ sở; đồng thời phát triển đảng viên trong các tầng lớp nhân dân ở nông thôn để bổ sung lực lượng và sức chiến đấu cho Đảng. Một khó khăn lớn hiện nay là việc phát triển đảng trong thanh niên nông dân ở nông thôn rất chậm. Đây là một thực tế không chỉ ở Hưng Yên mà còn ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Điều này có nhiều nguyên nhân, song một nguyên nhân cơ bản vẫn là ý thức chính trị của số đông thanh niên nông thôn còn kém; trình độ hiểu biết thấp, cộng thêm đời sống lại khó khăn. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đòi hỏi Đảng bộ cơ sở cần biết dựa vào dân để kiểm tra, đánh giá tổ chức Đảng và cán bộ đảng viên; đồng thời kiểm tra được hiệu quả hoạt động của cả tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể nói chung. Đây là tiêu chuẩn khách quan nhất mà các chi bộ, Đảng bộ cơ sở cần phát huy. Ngoài ra, cần chú trọng đề cao tính dân chủ và công khai, tính nguyên tắc, tính đảng trong việc chấp

hành nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tự phê bình và phê bình, nhất là trong cấp ủy, lắng nghe và tiếp thu ý kiến phê bình của dân với Đảng, với chính quyền, với cán bộ đảng viên để kịp thời sửa chữa những khuyết điểm của mình.

Đối với các đảng viên cần phải thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với chương trình xây dựng nông thôn mới, phải phát huy vai trò tiên phong gương mẫu trước dân của cán bộ, đảng viên. Tiến hành lãnh đạo nhân dân bằng chính sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Đó là phương thức lãnh đạo có tác dụng thuyết phục nhất ở cơ sở. Nó nâng cao uy tín và sự tín nhiệm của Đảng, của cán bộ đảng viên trước quần chúng, được quần chúng thừa nhận. Song, để làm được điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập, phấn đấu, rèn đức luyện tài, trở thành những công dân, những cán bộ mẫu mực. Từ đó mới có thể lãnh đạo quần chúng nhân dân làm theo đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Thông qua các cấp ủy Đảng, qua các đảng viên và quần chúng ngoài Đảng mà tổ chức Đảng cơ sở tác động vào các tổ chức của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo tốt việc xây dựng và củng cố chính quyền, nêu rõ yêu cầu, phương hướng hoạt động cho chính quyền cơ sở theo thẩm quyền của luật định, các nghị quyết của Đảng phải hướng vào mục tiêu tổ chức tốt cuộc sống của dân, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân, đồng thời phát huy được sức mạnh tổng thể của dân trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

Để phát huy hơn nữa vai trò của Đảng bộ, chi bộ cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cần tập trung giải quyết những việc cụ thể sau:

Thứ nhất, đổi mới việc ra nghị quyết và chỉ đạo thực hiện nghị quyết của Đảng đối với chương trình xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết của tổ

chức Đảng ở cơ sở phải hết sức ngắn gọn, rõ ràng, sát với thực tiễn ở cơ sở. Bởi nó liên quan đến những vấn đề quan trọng, bức xúc trong phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, xoay quanh những vấn đề như việc làm và thu nhập cho người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề, huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế…

Phải thực sự phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng, lắng nghe những góp ý của dân ở những địa phương đã triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới. Phải làm cho toàn thể đảng viên và quần chúng nhân dân tích cực thấm nhuần nghị quyết của Tỉnh ủy, bắt tay vào hành động, vừa tuyên truyền, thuyết phục quần chúng vừa triển khai thực hiện với sự xung phong, gương mẫu đi đầu của đảng viên. Phân công đảng viên phụ trách từng việc, đến với dân, tuyên truyền trong dân, làm cho dân hiểu, dân nhất trí với nghị quyết và làm theo nghị quyết. Phải đặc biệt chú trọng theo dõi, điều chỉnh, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Trung ương cũng như của Tỉnh ủy đối với chương trình xây dựng nông thôn mới để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, cần đổi mới phương thức, cách thức lãnh đạo, tác động của tổ chức Đảng ở cơ sở vào chính quyền, đoàn thể và vào dân. Theo hướng này, Đảng bộ, chi bộ ở cơ sở chỉ nên ra những định hướng quan trọng nhất về những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, nhấn mạnh những chủ trương, phương hướng, những chỉ đạo về nguyên tắc đối với việc xây dựng nông thôn mới. Còn việc cụ thể hóa, tổ chức thực hiện thì giao cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các đoàn thể triển khai, quản lý, tổ chức vận động quần chúng theo thẩm quyền, chức năng của từng tổ chức.

Tổ chức Đảng cơ sở cần lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể và cá nhân phụ trách cần phải được quán triệt trong mọi

mặt, mọi quan hệ lãnh đạo của tổ chức Đảng và công tác Đảng nói chung. Đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các hoạt động tự quản ở thôn xóm, tổ chức Đảng cần phải nhấn mạnh tới ý thức tôn trọng pháp luật, chính sách, kiểm tra đảng viên hoạt động trong lĩnh vực này để không xảy ra những hoạt động cố ý làm trái, những biểu hiện tùy tiện coi thường luật pháp, gây phiền hà, sách nhiễu dân chúng dẫn tới quan liêu tham nhũng.

Thứ ba, chú trọng chất lượng trong công tác kết nạp đảng viên, lựa chọn những quần chúng tiên tiến, tiêu biểu nhất cho phong trào xây dựng nông thôn mới nói riêng, phong trào phát triển kinh tế - xã hội nói chung để bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới. Với tinh thần dân chủ, đổi mới, cần kết nạp vào Đảng những quần chúng lao động sản xuất giỏi, được quần chúng tín nhiệm, có trình độ học vấn, hiểu biết và kinh nghiệm, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đồng thời, phải tiến hành giao nhiệm vụ thiết thực, cụ thể cho đảng viên, nhất là đảng viên trẻ, đảng viên dự bị để đưa họ vào môi trường rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng thường xuyên.

Thứ tư, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức trong Đảng bộ, chi bộ, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng và định kỳ lấy ý kiến của quần chúng góp ý phê bình cán bộ, đảng viên phụ trách chương trình xây dựng

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên hiện nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)