Bảng 4: Kết quả phân tích mâu rau
Nơi lấy mẫu Thời gian Phát hiện Nồng độ (ppb)
Chợ An Dương Vương 10/6/2008 Aldicard sulfoxide 54,3
Chợ An Lạc 14/6/2008 - -
Chợ Bình Chánh 14/6/2008 - -
Siêu thị Coop Mark 10/6/2008 - -
Kết quả phân tích đa số các mẫu rau đều không phát hiện dư lượng Carbamate, nếu có nồng độ cũng khá thấp dưới giới hạn cho phép.
Bảng 5: Kết quả phân tích mâu gừng
Nơi lấy mẫu Thời gian Phát hiện Nồng độ ( ppb)
Chợ An Dương Vương 10/6/2008 - -
Chợ An Lạc 14/6/2008 Sevin 90,8
Chợ Bình Chánh 14/6/2008 - -
Siêu thị Coop Mark 10/6/2008 - -
Mẫu gừng lấy tại chợ An Lạc phát hiện Sevin, tuy nhiên nồng độ nhỏ dưới mức cho phép và hầu như không phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu Carbamate
Bảng 6: Kết quả phân tích mâu nước
Loại mẫu Nơi lấy mẫu Thời gian Phát hiện Nồng độ (ppb)
Nước ao rau
muống Thủ Đức 7/6/2008
3-
hydroxycarbofuran 10.1 Nước thải nơi
trồng rau Biên Hòa 5/6/2008 - -
Nước giếng nơi
trồng rau Biên Hòa 5/6/2008 - -
Nước thải khu
công nghiệp Biên Hòa 25/6/2008
3-
Bảng 7: Kết quả phân tích mâu đất
Loại mẫu Nơi lấy mẫu Thời gian Phát hiện Nồng độ (ppb)
Đất trồng rau muống
Biên Hòa 5/6/2008 Sevin 12,08
Đất trồng cải ngọt Thủ Đức 25/6/2008 Carbofuran 30,89 Đất trồng rau muống Thủ Đức 7/6/2008 - - Đất trồng đậu xanh
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN
Phương pháp HPLC đầu dò huỳnh quang để phân tích dư lượng Carbamate được ứng dụng tốt đối với một số mẫu trên thực tế. Giới hạn phát hiện với mỗi chất khác nhau khoảng vài chục ppb trên mẫu thật . Chính vì chọn lọc với Carbamate nên phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao đầu dò huỳnh quang (FD ) được các tổ chức trên thế giới công nhận là phương pháp tiêu chuẩn phân tích dư lượng Carbamate trong đất, nước, thực phẩm.
Phương pháp sắc kí khí được ứng dụng rộng rãi để xác định Carbamate cũng như dư lượng các các chất clo hữu cơ, lân hữu cơ, pyrethroid. Tuy nhiên phương pháp chỉ phân tích được những chất dễ bay hơi, còn các chất khó bay hơi thì phải tạo dẫn xuất nên tốn thời gian và hóa chất. Hơn nữa, để phân tích được đồng thời các chất thì cần thời gian phân tích dài. Do vậy,phương pháp ít được ứng dựng để phân tích Carbamate.
Thuốc trừ sâu là một loại chất được sử dụng để chống côn trùng. Chúng bao gồm các thuốc diệt trứng và thuốc diệt ấu trùng để diệt trứng và ấu trùng của côn trùng. Các loại thuốc trừ sâu được sử dụng trong nông nghiệp, y tế, công nghiệp và gia đình. Việc sử dụng thuốc trừ sâu được cho là một trong các yếu tố chính dẫn tới sự gia tăng sản lượng nông nghiệp trong thế kỷ 21. Gần như tất cả các loại thuốc trừ sâu đều có nguy cơ làm tham đổi lớn các hệ sinh thái; nhiều loại thuốc trừ sâu độc hại với con người; và các loại khác tích tụ lại trong chuỗi thức ăn.
Ngày nay với các dụng cụ và các phương pháp hiện đại, người ta có thể kiểm tra xác định được khá chính xác lượng thuốc tồn dư trên các nông sản có thể tới hàng phần nghìn mg. Ở Thái Lan và nước ta hiện nay có bộ dụng cụ có thể xác định dư lượng tối đa cho phép của các thuốc trừ sâu gốc Lân hữu cơ và Carbamate trên các loại rau, quả và thực phẩm rất nhanh chóng, cho kết quả chỉ sau 1 tiếng đồng hồ, thao tác đơn giản và chi phí thấp. Các cơ sở sản xuất và tiêu dùng có thể dùng bộ dụng cụ này để tự kiểm tra mức an toàn của thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, thực phẩm trước khi cung ứng và sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Nguyễn Trần Oánh, “Hóa học bảo vệ thực vật”, trang 67-69, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
[2] Phùng Tuấn Cẩm, Nguyễn Lý “Sổ tay sử dụng nông dược”, NXB Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 1998. Nguyễn Xuân Thành, “Nông dược bảo quản và sử dụng”, trang 59-61, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1997.
[3] Nguyễn Thanh Khuyến “ Những bài giảng về phương pháp sắc kí”, 1999 [4] Chu Phạm Ngọc Sơn “Những bài giảng về phương pháp sắc kí”, 2000
[5] Phạm Hùng Việt 2005, “Sắc kí khí- Cơ sở lý thuyết và khả năng ứng dụng”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
[6] Nguyễn Xuân Dũng, Lê Thành Hải, “Cơ sở sắc kí khí”, Trung tâm giáo dục và phát triển sắc kí Việt Nam
[7] Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 8320:2010, “chè, cà phê – xác định đa dư lượng thuốcbảo vệ thực vật – phương pháp sắc kí lỏng-khối phổ”
[8] Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 8388 : 2010, “thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất methomyl - yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử”
[9] Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 8983 : 2011. “thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất fenobucarb – yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử”
[10] Tiêu Chuẩn Cơ Sở TCCS 72:2013 /BVTV, “ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Carbaryl – yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử”
[11] Tiêu Chuẩn Cơ Sở TCCS 65-2013/BVTV, “ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Carbosulfan – yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử”
[12] Tiêu Chuẩn Cơ Sở TCCS 31-89, “thuốc trừ sâu Mipcin dạng nhũ dầu”
[13] Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 8171-1:2009, “Xác định dư lượng N-metylcarbamat” [15] Tạp chí phát triển khoa học công nghệ, Tập 12 ,Số 9 , 2009.
[14] AOAC Offcial Method 985.23, “Official Methods of Analysis of AOAC International”, Chapter 10, 36-39, AOAC International 16th Ed, 1995.