Giáo dục lý tưởng cách mạng, lối sống cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa cho sinh viên các trường Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội (Trang 27)

Giáo dục lý tưởng cách mạng, lối sống cho thanh thiếu nhi luôn là một yêu cầu, nhiệm vụ công tác quan trọng, đặt ra thường xuyên, liên tục, trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong Di chúc: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

Nghị quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X đã xác định mục tiêu chung về phát triển thanh niên: “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước…”. Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X đã xác định một trong các phương hướng của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2012- 2017 đó là:

“Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng, truyền thống, lịch sử dân tộc, văn hoá, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu nhi. Xác định nội dung xuyên suốt trong công tác giáo dục của Đoàn là bồi đắp lý tưởng, ước mơ, hoài bão, niềm tin, khát vọng cao đẹp của thanh niên đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới; góp phần hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế thừa trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, “vừa hồng, vừa chuyên” theo tư tưởng của Bác Hồ”.

Để đạt được mục tiêu và những nội dung trên, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho sinh viên cần tập trung vào những nhiệm vụ sau:

- Giáo dục lý tưởng cách mạng:

+ Thường xuyên tổ chức học tập và làm theo tấm gương, tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chú trọng làm theo những lời dạy của Bác, cụ thể hóa thành những tiêu chí chuẩn mực đạo đức, rèn luyện thường xuyên trong quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên.

+ Triển khai sâu, rộng các nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống gắn với các phong trào hành động cách mạng của Đoàn. Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, “Rèn luyện đoàn viên” ; cuộc vận động “Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên”. Xây dựng diễn đàn, khuyến khích sinh viên tổ chức diễn đàn trên các Website về chủ đề lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống của sinh viên hiện nay.

+ Tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về chính trị tư tưởng, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thông qua đó từng bước nâng cao nhận thức của sinh viên về tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là vị trí và vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

+ Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, các ngày kỷ niệm quan trọng của Đảng, Đoàn và các đoàn thể chính trị-xã hội; các thành tựu kinh tế - xã hội đạt được trong sự nghiệp đổi mới. Trên cơ sở đó hình thành niềm tin, lý tưởng của sinh viên vào đường lối đổi mới mà Đảng, nhân dân đã lựa chọn;

+ Chú trọng tuyên truyền, giáo dục về truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, sáng tạo và khát vọng vươn lên trong mọi hoàn cảnh, bồi dưỡng, xây dựng lớp thanh niên có bản lĩnh, tự tin đảm nhận vai trò chủ nhân tương lai của đất nước. Giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn, ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống của quê hương, gia đình, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại; đấu tranh với các biểu hiện, hành vi đi ngược với truyền thống dân tộc. Tổ chức các hình thức thi tìm hiểu về truyền thống văn hóa, lịch sử của đất nước, dân tộc

- Giáo dục đạo đức lối sống

+ Chủ động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên nhằm xây dựng lớp sinh viên hôm nay biết yêu cuộc sống, giàu lòng nhân ái, kế thừa và phát huy những giá trị nhân văn của dân tộc, ứng xử văn minh, thanh lịch, nghĩa tình; chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt; bày tỏ chính kiến, đấu tranh với cái xấu. Kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, từng bước bài trừ các tệ nạn xã hội.

+ Triển khai sâu, rộng chương trình giáo dục ý thức công dân như viết “Nhật ký làm theo lời Bác”; “Sổ vàng học tập và làm theo lời Bác”, “Sổ tay tự rèn”, cuộc thi “Tôi yêu Tổ quốc tôi, tôi yêu đồng bào tôi”, mô hình “Quỹ đồng đội”, khẩu hiệu “Mỗi ngày một việc tốt vì nhân dân”... ; phong trào thanh niên tình nguyện; triển khai cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa trong học tập, lao động, sinh hoạt, giải trí trong sinh viên…

+ Tăng cường giáo dục sinh viên thông qua những tấm gương điển hình tiên tiến, cá nhân có thành tích vượt trội. Thường xuyên chú trọng xây dựng, phát hiện, nhân rộng những mẫu hình cá nhân tiêu biểu, vượt trội ở sinh viên. Lấy “xây” để “chống”, làm cho các giá trị tốt đẹp có sức lan tỏa trong cộng đồng sinh viên.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về Luật thanh niên, Luật Giao thông đường bộ, Luật hôn nhân gia đình, Luật lao động, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em...; nhân rộng có hiệu quả mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật, mô hình điểm về chấp hành pháp luật góp phần xây dựng ý thức pháp luật, lối sống tuân thủ pháp luật trong sinh viên, thực hiện nếp sống văn minh; giáo dục nâng cao nhận thức của người công dân trẻ khi đến tuổi trưởng thành, có ý thức vươn lên trong lập thân, lập nghiệp, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

- Giáo dục kỹ năng xã hội:

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX cho tới nay, giáo dục kỹ năng xã hội cho thanh thiếu nhi đã trở thành một trào lưu mới, thu hút được giới trẻ và cả xã hội. Trên cơ sở đó nhà trường cần kết hợp với Đoàn Thanh niên phát triển nhiều mô hình giáo dục kỹ năng như: chương trình “Học làm người có ích”, “Học kỳ trong quân đội”, “Học từ thiên nhiên”, “Trải nghiệm nông thôn”… Những mô hình này khi được triển khai rộng khắp sẽ là những phương thức mới thực sự hấp dẫn sinh viên mang lại hiệu quả lớn trong việc giáo dục kiến thức và các kỹ năng xã hội cho đối tượng này.

- Giáo dục đạo đức mới trong tình bạn, tình yêu.

Việc giáo dục đạo đức mới trong tình bạn, tình yêu cho sinh viên là yêu cầu cấp thiết đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều tổ chức để cùng thực hiện nhiệm vụ là tạo ra những nhân cách sinh viên phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, giáo dục đạo đức mới cần phải giúp cho sinh viên có nhận thức, hành động đúng trong cuộc sống, xây dựng cho mình một tình bạn, tình yêu đẹp. Mặt khác, giáo dục đạo đức mới về tình bạn, tình yêu cho sinh viên cũng cần phải giúp họ khắc phục được những biêu hiện lệch lạc, sai trái trong tình bạn và tình yêu giúp sinh vươn lên trong cuộc sống.

Giáo dục đạo đức mới trong tình bạn

Trong thế giới tinh thần, nhu cầu về tình bạn đối với sinh viên là rất quan trọng. Tình bạn giúp bản thân mỗi sinh viên luôn hướng tới tập thể, quan tâm, giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau, hình thành một tình cảm đạo đức tốt đẹp trong cá nhân sinh viên. Khi gặp những điều khó khăn trong cuộc sống, bạn bè là người đầu tiên họ cần để tâm sự, để sẻ chia những vướng mắc đó.

Trả lời câu hỏi: Khi có những vướng mắc hoặc nguyện vọng gì đó đối với trường lớp, bạn thường giải quyết như thế nào? [55, tr28].

Chúng ta nhận được câu trả lời của sinh viên Hà Nội như sau: 1. Đề đạt với trường, khoa, phòng, ban 15,4 %

2. Đề đạt với lớp 26,3%

3. Đề đạt với Hội sinh viên 3,7 %

4. Đề đạt với Đoàn thanh niên 2,8 %

5. Tâm sự với bạn bè 54,8%

6. Chịu đựng một mình cho qua 15,3 %

Như vậy, tình bạn rất quan trọng trong hệ thống nhu cầu tinh thần của sinh viên. Tình bạn là chiếc cầu nối giữa họ với cộng đồng, với tập thể, tạo lên sự giao thoa tinh thần, góp phần hình thành và phát triển nhân cách đạo đức sinh viên. Có thể nói biểu hiện của đạo đức mới trong tình bạn đó là biết đề cao tính tập thể. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển các tập thể của sinh viên ( tập thể lớp, ký túc xá và các tập thể khác) là rất quan trọng. Tập thể lớp cùng với các tập thể khác là đơn vị cơ bản của cuộc sống sinh viên, là miếng đất chủ yếu để xã hội hoá sinh viên. Nó có ảnh hưởng sâu sắc đối với bộ mặt tinh thần của sinh viên. Bởi vì, tập thể lớp cũng như các tập thể khác có thể thoả mãn nhiều loại nhu cầu tâm lý của sinh viên, nhu cầu thuộc về tập thể, nhu cầu tình bạn, nhu cầu tự tôn, khiến sinh viên tăng thêm lòng tự tin, được

ủng hộ giúp đỡ. Tập thể có thể khơi dậy nhiệt tình học tập của sinh viên, trao đổi với nhau, lấy điểm mạnh bỏ điểm yếu của nhau, cạnh tranh bình đẳng, nâng cao tính tích cực hoạt động của cá thể. Bên cạnh đó, tập thể có thể điều hoà quan hệ giữa người với người, kịp thời giải quyết mâu thuẫn và sự hiểu lầm, tập thể còn có thể giúp cho đạo đức tư tưởng của sinh viên được nâng cao. Cuộc sống của tập thể lớp và các tập thể khác làm cho sinh viên quan tâm đến tập thể, yêu mến tập thể, quan tâm đến người khác hơn, bồi dưỡng tốt tinh thần tập thể

Trong tập thể, làm sao để có được tình bạn chân thành tha thiết, giữ vững sự phát triển của quan hệ bạn bè theo đạo đức mới? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, chí đồng đạo hợp. Chí thú và yêu thích tương đồng là cơ sở của quan hệ với nhau và phát triển quan hệ bạn bè. Không có cơ sở này tình bạn rất khó đi sâu phát triển.

Thứ hai, kiên trì nguyên tắc quan hệ với nhau và phát triển. Quan hệ bạn bè cần tuân thủ nguyên tắc nhất định. Loại nghĩa khí giang hồ không phân biệt phải trái, tuỳ tiện nhân nhượng không kể tốt xấu, quyết không phải là quan hệ tình bạn lành mạnh.

Thứ ba, yêu mến cuộc sống. Một người thực sự yêu mến cuộc sống, tất sẽ là người thực lòng yêu mến người khác, quan tâm đến bạn bè xung quanh, mới có thể phát hiện được chỗ mạnh của người khác, học tập chỗ mạnh của người khác, người yêu mến cuộc sống lạc quan hướng thượng sẽ sức hấp dẫn đối với mọi người.

Thứ tư, lấy chữ tâm để đổi lấy chữ tâm. Phương pháp tốt nhất để giành được bạn bè là tự mình trở thành bạn của người khác trước, chỉ có thể dùng lòng hữu ái mới có thể đổi lấy được lòng hữu ái, chỉ có quan tâm thông cảm với người khác, mới được người khác thông cảm và quan tâm. Tình bạn là

tương hỗ lẫn nhau, chỉ cần nhận được mà không cần hiến cho thì vĩnh viễn không có tình bạn chân chính

Thứ năm, tăng cường tu dưỡng. Ma lực nhân cách của tự thân tăng cường là then chốt của sự hấp dẫn mọi người. Tự yêu mình thì mới có tình yêu của người khác, tự tôn trọng mình thì mới được người khác tôn trọng. Một người hấp dẫn được bạn bè tất phải là người chân thành, nhiệt tình, chân chính, tự tin.

Thứ sáu, quan hệ bạn bè rộng rãi, bạn bè có thể là tri âm tri kỷ, cũng có thể là bạn bình thường. Trong bạn tri âm tri kỷ còn có thể phân ra bạn thân và bạn tốt. Quan hệ bạn bè rộng rãi không chỉ giúp cho việc tìm tri âm, mà quan trọng hơn là mở rộng tầm mắt, tăng thêm thông tin. Từ đó làm cho tình cảm thăng hoa, đạo đức phát triển.

Như vậy, sự bồi đắp và phát triển tình bạn không chỉ thông qua sự kết giao, mà còn phải tuân theo quy tắc chuẩn mực của sự giao hữu. Tình bạn cần lấy chân thành để gieo trồng, lấy nhiệt tình để tưới tắm, lấy nguyên tắc để bồi dưỡng, lấy lượng giải đê quan tâm. Có như vậy, tình bạn mới lâu dài, bền chặt.

Giáo dục đạo đức mới trong tình yêu

Yêu đương ảnh hưởng đối với quan niệm đạo đức của sinh viên có tính song trùng. Tình yêu cao thượng, tích cực đối với sự hình thành và phát triển của quan niệm đạo đức có tác dụng thuần hoá và đẩy mạnh rất rõ rệt. Yêu đương trên cơ sở chí đồng đạo hợp sẽ giúp cho sự tăng cường tính độc lập, tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy sự thành thục của con người. Ngược lại với nó, tình yêu dung tục làm cho sinh viên lưu luyến hợăc chạy theo thị hiếu thấp hèn, thậm chí có hành vi chệch khỏi quỹ đạo. Vì thế sinh viên chỉ có thể xây dựng quan niệm về tình yêu chính xác, đem tình yêu hoà nhập vào sự nghiệp,

xây dựng tình yêu trên cơ sở cùng phấn đấu cho sự thực hiện lý tưởng cao đẹp, mới có thể khiến tình yêu trở thành sức mạnh hăng hái tiến lên

Để giáo dục đạo đức mới trong tình yêu, giúp sinh viên đặt đúng vị trí của tình yêu trong cuộc sống, xây dựng quan niệm về tình yêu chính xác, thì cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa yêu đương và học tập, yêu đương và tập thể, yêu đương và đạo đức, yêu đương và lòng bác ái.

Một là, quan hệ giữa yêu đương và học tập. Toàn bộ ý nghĩa của cuộc sống sinh viên là thông qua học tập, bồi dưỡng mình trở thành nhân tài xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ. Đứng trước nhiệm vụ học tập nặng nề phức tạp, phải đặt học nghiệp lên hàng đầu, yêu đương phải phục tùng học nghiệp. Chỉ có giải quyết tốt mối quan hệ yêu đương và học tập, mới có thể khiến tình yêtrở thành động lực thúc đẩy học tập, thành tích học tập lại sẽ làm cho tình yêu được củng cố và phát triển.

Hai là, quan hệ giữa yêu đương và tập thể. Trong yêu đương, thanh niên nam nữ không nên tự giam mình trong thế giới có hai người. Bởi điều đó sẽ hạn chế phạm vi quan hệ của mình, trở ngại đến sự tiến bô phát triển của mình, không có lợi cho việc ưu hoá cá tính và nâng cao năng lực thích ứng với xã hội. Một người yêu mến tập thể, quan tân đến người khác, mới có thể đem lại cho người mình yêu tình yêu sâu nặng và vững chắc.

Ba là, quan hệ giữa yêu đuơng và đạo đức. Tình yêu và đạo đức kết hợp với nhau, chỉ có lấy đạo đức cao thượng làm cơ sở, mới có được tình yêu chân chính. Muốn tình yêu được phát triển lành mạnh cần phải quý trọng giá trị đạo đức của tình yêu trong quá trình yêu đương, tuân theo yêu cầu của đạo

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa cho sinh viên các trường Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội (Trang 27)