Giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa cho sinh viên các trường Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội (Trang 25)

khoa học.

“Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”[13, tr 167]. Điều đó đã khẳng định niềm tin lớn lao của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vào thế hệ trẻ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Thế hệ thanh niên ngày nay ra sức học tập, rèn luyện phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, làm theo lời dạy của Bác đã đạt được nhiều thành tích trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,... góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Để đạt được điều đó, thanh niên Việt Nam nói chung, sinh viên nói riêng phải tự giác, phát huy sự sáng tạo, quyết tâm, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Tự giác là một trong những đức tính quan trọng cần có ở mỗi con người. “Tính Tự giác" thực sự giúp cho chúng ta biết suy nghĩ về những việc mình làm và đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Đồng thời là đích mà chúng ta

muốn đạt được để đi đến thành công sau này. “Ý thức tự giác” là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen mới trong cách nghĩ, cách hành động và diễn thuyết nhằm mục đích nâng cao bản thân và hướng đến thành công.

“Ý thức tự giác học tập, nghiên cứu” của sinh viên được thể hiện thông qua việc sinh viên tự xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động, tự tổ chức, điều chỉnh hoạt động của mình, thực hiện chương trình kế hoạch và tự đánh giá quá trình hoạt động tự rút ra những kết quả đã đạt được và hạn chế thiếu sót, từ đó đưa ra nguyên nhân để có những giải pháp cho lần sau thực hiện. Ý thức tự giác trong sinh viên sẽ giúp phát huy được tính tích cực, chủ động trong các hoạt động của mình.

Ý thức tự giác còn được hiểu là quá trình từng sinh viên tự điều khiển hoạt động của mình trong học tập, rèn luyện và các hoạt động khác để đạt được mục tiêu đề ra. Trong học tập, ý thức đó được thể hiện thông qua sự tự học, tự nghiên cứu; tự giác chấp hành nội quy, quy chế về học tập và tổ chức các phong trào học tập, rèn luyện và các hoạt động khác đó là việc tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức một cách thường xuyên, tự giác theo nội quy, quy định của Nhà trường, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Mục đích của nhà trường XHCN ở nước ta hiện nay là: Giáo dục những người phát triển toàn diện, có ý thức xã hội chủ nghĩa, có ý thức và khả năng tổ chức, có thế giới quan đầy đủ, sâu sắc, có hiểu biết rõ ràng về toàn bộ những cái đã xảy ra xung quanh trong tự nhiên cũng như đời sống xã hội. Đó là những người đã được chuẩn bị về kỹ thuật cũng như thực hành tốt cho bất cứ một hình thức lao động nào, lao động chân tay cũng như lao động trí óc. Đó là những con người biết xây dựng một cuộc sống có nội dung đẹp và hạnh phúc. Ý thức tự giác trong học tập và nghiên cứu khoa học sẽ đóng một vai trò rất quan trọng hình thành nên những con người đó.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa cho sinh viên các trường Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội (Trang 25)