Tiết 9: THƢƠNG VỢ (Tú Xương) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con.
- Thấy được tình cảm thương yêu, quý trọng của Tú Xương dành cho người vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ. - Nắm được những thành công về nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào.
2. Về kĩ năng
- Đọc – hiểu một tác phẩm trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
- Làm quen với hướng tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp.
- Trân trọng tài năng của Tú Xương và bồi đắp thêm tình yêu, sự cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức cho học sinh cảm thụ tác phẩm - Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
- Định hướng cho học sinh phân tích, cắt nghĩa, khái quát hóa bằng các phương pháp nêu vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
- Tổ chức cho học sinh tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ, các bài tập trắc nghiệm và tự luận.
1.2. Giáo viên chuẩn bị các tư liệu, tài liệu có liên quan 1.3. Giáo viên chuẩn bị các phương tiện dạy học
- Máy tính, máy chiếu (Projector), các trang giáo án điện tử, sách giáo khoa.
2. Học sinh
- Chủ động tìm hiểu về tác phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về tác phẩm. Có thể trình bày những thu hoạch của nhóm. - Đọc kỹ tác phẩm, xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích, tìm hiểu tác phẩm. Phân tích bài thơ theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới
* Giới thiệu bài * Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt I.HĐ1: HƢỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU TIỂU DẪN
+ Theo em tiểu sử của nhà thơ có những nét đáng chú ý nào để giúp người đọc hiểu thêm về tác phẩm của ông? ( khuyến khích học sinh giới thuyết những điểm mở rộng ngoài sách giáo khoa từ việc tham khảo các tài liệu khác )
+ GV nhấn mạnh thêm về bối cảnh thời đại – Yếu tố tác động rất lớn đến sự nghiệp sáng tác của nhà thơ. + Trình bày những hiểu biết cơ bản về tác giả. I. TIỂU DẪN 1. Tác giả + Trần Tế Xương (1870 – 1907), thường được gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, Mĩ Lộc, Nam định (nay là phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định).
+ Tú Xương sinh ra và lớn lên trong buổi thực dân xâm lược, Hán học đã suy tàn, thân phận nhà nho càng thấm thía nỗi nhục của người trí thức nô lệ. + Cuộc đời Tú Xương gắn với bi kịch thi cử: Ông học giỏi, thông minh, nhưng mang cá tính của người nghệ sĩ không làm sao khuôn nổi vào các phép tắc luật lệ của chốn trường ốc. “Tam khoa chưa khỏi phạm trường quy”, ông đi thi từ năm 17 tuổi (1886), đến lần thứ tư (1894) mới đỗ tú “rốt bảng” (tú tài thiên thủ - lấy thêm). Trải bốn khoa thi nữa cho đến năm 1906, Tú Xương
+ Sáng tác văn học của Tú Xương cần chú ý những điểm gì ?
+ Bình chốt
+ Bài thơ viết về đề tài gì? Em có nhận xét gì về đề tài này trong văn học truyền thống?
- Thuyết giảng thêm về đề tài này trong văn học trung đại.
+ Bài thơ được viết theo hình thức thể thơ nào? Trình bày hiểu biết của em về thể thơ đó?
+ Yêu cầu một học sinh đọc thể nghiệm trên cơ sở định hướng cách đọc: giọng đọc xót xa, thươg cảm khi viết về thân phận và cuộc sống lam lũ, vất vả của bà Tú. Hai câu luận đọc với giọng ngậm ngùi, nhấn vào các chữ âu đành phận như một + Trình bày ngắn gọn + Nghe, ghi chép. + Nêu đề tài và nhận xét. + Nêu thể thơ và một số đặc điểm của thể thơ. + Đọc theo định hướng của giáo viên
vẫn không sao vượt khỏi danh vị tú tài.
+ Tú Xương để lại khoảng trên 100 tác phẩm, chủ yếu là thơ Nôm và một số vài văn tế, câu đối, phú. Sáng tác của ông gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình.
2. Tác phẩm (bài thơ)
+ Đề tài viết về vợ hiếm có trong văn học trung đại
+ Thể thơ Nôm thất ngôn bát cú đường luật.
tiếng thở dài. Hai câu kết đọc với giọng mạnh hơn, bật lên ngữ điệu của tiếng chửi, vừa mỉa mai, tự trào, vừa cay đắng, thấm thía bi kịch.
+ Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ
+ Hướng tìm hiểu bài thơ?
+ Chốt, ghi bảng hoặc màn hình
II. HĐ 2: HƢỚNG DẪN HS ĐỌC HIỂU CHI TIẾT
+ Câu thơ đầu Tú Xương đã vận dụng thành ngữ nào để nói về thời gian làm việc của bà Tú?
+ “Mom sông” gợi địa điểm làm việc như thế nào?
+ Trình bày hướng tìm hiểu bài thơ. + Nghe, ghi vở + Phát hiện thành ngữ dân gian được Tú Xương vận dụng trong câu mở đầu và phân tích. + Giải thích + Kết cấu theo hình thức thể thơ thất ngôn bát cú: đề, thực, luận, kết
II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Hai câu đề
+ Thành ngữ “quanh năm suốt tháng” – được vận dụng để chỉ thời gian làm việc liên tục của bà Tú- ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác không được nghỉ ngơi.
+ “Mom sông” đây là một phần đất nhô ra bờ ngoài sông, gợi sự chênh vênh không vững chắc nguy hiểm .
+ Phép đếm số trong câu hai có gì đặc biệt? Hiệu quả nghệ thuật của phép đếm số đó?
+ Đọc lời bình của Xuân Diệu về câu thơ này để học sinh thấy rõ hơn hiệu quả nghệ thuật của câu thơ.
+ Bà Tú được giới thiệu trong câu mở đầu như thế nào?
+ Hai câu thực, Tú Xương đã vận dụng hình ảnh nào trong ca dao? Em hãy đọc một vài câu ca dao có hình ảnh đó.
+ Phân tích sự sáng tạo của Tú Xương qua việc vận dụng hình ảnh đó trong câu thơ của mình? + Để khắc họa hình ảnh bà + Phân tích phép đếm số. + Khái quát + Chỉ ra hình ảnh “con cò” trong ca dao và đọc một vài câu ca dao có hình ảnh đó. + Phân tích + Phép đếm số kết hợp với việc tách “năm con với một chồng” thành hai vế giống như gánh nặng cơm áo gia đình đang đè nặng lên đôi vai bà Tú. Dù vậy, cuộc sống mưu sinh đầy khó khăn, vất vả bà Tú vẫn luôn đảm đang để lo đủ, chu đáo cho chồng con.
Công việc buôn bán của bà Tú nơi bến sông diễn ra liên tục hết ngày này qua ngày khác là một công việc cực nhọc, nguy hiểm nhưng bà tỏ ra đảm đang, tháo vát lo cho chồng, cho con.
2. Hai câu thực
+ Hình ảnh “thân cò” (vận dụng sáng tạo ca dao) vất vả, cơ cực, bơ vơ tội nghiệp, âm thầm hi sinh gợi nỗi đau, thân phận thấp kém của con người (bà Tú)
+ Từ láy, đảo ngữ (lặn lội, eo sèo) nhấn mạnh nỗi gian truân, vất vả .
+ Tác giả sử dụng nghệ thuật đối về từ ngữ: khi quãng vắng
Tú trong hai câu thực, Tú Xương còn sử dụng những tín hiệu nghệ thuật nào khác? và phân tích hiệu quả sử dụng?
+ Chốt lại nội dung cơ bản. + Bình thêm: Trong xã hội trọng nam khinh nữ, Tú Xương biết ơn, nói lên được những phẩm chất cao quý của người vợ - người phụ nữ. Đó chính là biểu hiện thái độ kính trọng, thương yêu người phụ nữ. Đây là cái mới, cái hiện đại của Tú Xương.
+ Chuyển ý
+ Em hiểu thế nào về “duyên” và “nợ”?
+ Nét nghệ thuật đặc sắc trong hai câu luận?
+ Phát hiện các tín hiệu nghệ thuật và phân tích hiệu quả sử dụng. + Lí giải từ ngữ. + Phát hiện, phân tích các tín hiệu nghệ thuật trong hai câu thơ.
(không gian, thời gian rợn ngợp, eo hút, đầy lo âu) >< buổi đò đông (chen lấn, xô đẩy, tranh giành, cãi cọ…) sự bươn bả vật lộn với cuộc sống của bà Tú .
=>Hai câu thơ nói lên thực cảnh của bà Tú đồng thời cho thấy tấm lòng xót thương da diết của tác giả đối với vợ.
3. Hai câu luận
+ “Duyên”, “nợ”: vất vả, gian nan trong công việc bà Tú và niềm hạnh phúc trong cuộc sống gia đình mà bà được hưởng.
+ “Nắng mưa” chỉ sự vất vả, nhọc nhằn
+ “Môt hai, năm mười” số lượng phiếm chỉ, thành ngữ chéo, kết hợp nghệ thuật đối nói lên sự vất vả gian truân vừa thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó vì chồng, vì con của bà Tú không phàn nàn, không than thân, không trách chồng con, lặng lẽ chấp nhận
+ Có người cho rằng hai câu kết là Tú Xương tự chửi mình theo em có đúng không?
Bình: chính cái lận đận, chính những giọt nước mắt thương vợ, chửi đời đã tạo nên một Tú Xương độc đáo, đầy cá tính và rất đáng ngưỡng mộ chứ không phải đã là “đồ bỏ đi” như ông từng nhận.
+ Trao đổi thảo luận.
mọi công việc dù khó khăn, vất vả.
Giàu đức hi sinh.
4. Hai câu kết
+ Thói đời ăn ở bạc
- Chửi mình là kẻ ăn ở bạc, hờ hững trước nỗi lo toan vất vả, tảo tần của vợ, là sự vô tích sự của mình
- Chửi đời: chửi thói đời đen bạc, giá trị hợp lí của cuộc sống bị đảo lộn. Người có tài như Tú Xương không được chấp nhận rơi vào hoàn cảnh ăn bám vợ.
- Có chồng hờ hững cũng như không - Có chồng mà như
không có, không có thì còn hơn Đây chính là bi kịch, là nỗi đớn đau của Tú Xương, nhà thơ tự nhận mình là người vô tích sự, là người thừa cho vợ con. Tú Xương nhận lỗi về mình, ăn năn khi thấy mình không giúp gì được cho gia đình. Càng cảm thương xót xa cho sự vất vả của vợ. Một sự xót xa đau đớn và bất lực trước thời
III. HĐ 3: HƢỚNG DẪN HS TỔNG KẾT.
+ Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
+ Xác định chủ đề tư tưởng của bài thơ? + Khái quát những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. + Xác định chủ đề tư tưởng bài thơ.
cuộc. Nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của Tú Xương.
III. TỔNG KẾT 1. Giá trị nghệ thuật
+ Thể thơ: Đường luật, kết cấu chặt chẽ, hàm súc
+ Ngôn ngữ: giản dị, từ ngữ nôm na rất đỗi quen thuộc trong đời sống hàng ngày.
+ Vận dụng sáng tạo chất liệu văn học dân gian.
+ Giọng điệu: thân tình, hóm hỉnh mang những nét tự trào. Bộc lộ tình cảm tha thiết của nhà thơ.
Thể hiện rõ tài thơ Nôm đường luật của Tú Xương.
2. Giá trị nội dung
Thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp: dựng lên bức chân dung người vợ vất vả, đảm đang, chịu thương chịu khó điển hình cho người phụ nữ Việt Nam. Nhà thơ bày tỏ lòng thương yêu quý trọng biết ơn vợ. Qua đó thấy được tâm sự và nhân cách cao đẹp của nhà thơ.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Đưa câu hỏi luyện tập để học sinh về nhà làm : Thơ Tú Xương từ cái
tâm mà phát triển thành hai nhánh: trào phúng và trữ tình. Thực ra thơ ông có tiếng cười mà thấm đượm chất trữ tình với tâm trạng cười cợt mà buồn với nhiều tâm sự ẩn chứa... Hãy làm sáng tỏ điều đó qua bài Thương vợ.
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng bài thơ
- Nhắc các em đọc lại bài cũ và chuẩn bị bài mới. 3.4. Tổ chức thực nghiệm
3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm
Sau khi soạn xong giáo án thể nghiệm, tác giả luận văn đã tiến hành dạy
thực nghiệm ngay tại cơ quan mình đang làm việc: Trường THPT Quốc Tuấn, An lão, Hải Phòng. Năm học 2012- 2013 , lớp thực nghiệm 11b8, 11b9 với tổng sĩ số 100 học sinh (ban cơ bản), thời gian thực nghiệm tháng 8, tháng 9 năm 2012. Đây là thời gian mà tiến độ chương trình cũng đến bài này, chính vì thế khi thực nghiệm sẽ có những thuận lợi khi đánh giá được hiệu quả của bài dạy thực nghiệm với bài dạy của những giáo viên khác.
3.4.2. Dạy thực nghiệm
Đây là khâu quan trọng nhất bởi đây là sự kiểm nghiệm trung thực nhất đối
những vấn đề lí thuyết. Mọi yếu tố cần được chuẩn bị kĩ lưỡng như: giáo viên thực nghiệm, đối tượng thực nghiệm, các phương tiện hỗ trợ dạy học.
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo sát là giáo viên viên
Sau khi dạy thực nghiệm xong hai tiết, chúng tôi đưa phiếu khảo sát để kiểm tra kết quả giảng dạy của hai tiết học đó. Đối tượng điều tra: 10 giáo viên dạy văn lớp trường THPT Quốc Tuấn tham gia dự giờ hai tiết học đó.
PHIẾU HỎI Ý KIẾN GIÁO VIÊN SAU GIỜ DẠY THỰC NGHIỆM
Họ và tên giáo viên : ... Môn dạy: ………...
Thời gian: ... Lớp dạy :...
Bài dạy: ...
Người dự giờ: ...
Xin thầy (cô) đóng góp ý kiến cho người dạy về những vấn đề sau về các tiết dạy “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến và “Thương vợ” của Tú Xương:
STT Nội dung điều tra Kết quả trả lời SL %
1 Mức độ nội dung kiến thức bài dạy: a. Tốt 4 40 b. Khá 4 40 c. Trung bình 2 20 d. Yếu 0 0 2 Kết hợp phương pháp và sử
dụng phương tiện dạy học
a. Tốt 5 50
b. Khá 3 30
c. Trung bình 2 20
d. Yếu 0 0
3 Học sinh trả lời câu hỏi:
a. Tốt 4 40 b. Khá 4 40 c. Trung bình 2 20 d. Yếu 0 0 4 Mức độ tích cực học tập của học sinh: a. Tốt 4 40 b. Khá 3 30 c. Trung bình 3 30 d. Yếu 0 0
5 Hiệu quả của việc rèn tính tích cực, chủ động học bài, chuẩn bị bài trước ở nhà của học sinh trên cơ sở định của giáo viên:
a. Tốt 6 60
b. Khá 2 20
c. Trung bình 2 20
Xin chân thành cảm ơn thầy (cô)!
3.5.2. Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo sát là học sinh
Đối tượng điều tra là: 02 lớp 11B8, 11B9 cùng học ban cơ bản, ở trường THPT Quốc Tuấn, với tổng số học sinh là 100 em.
Nội dung và kết quả điều tra cụ thể như sau:
PHIẾU HỎI Ý KIẾN HỌC SINH SAU GIỜ DẠY THỰC NGHIỆM
Họ và tên giáo viên: ...Môn dạy: ...
Thời gian: ... Lớp dạy : ...
Bài dạy: ...
Họ và tên học sinh: ...
Em hãy đóng góp ý kiến cho người dạy về những vấn đề sau khi học xong tiết học Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú Xương:
STT Nội dung điều tra Kết quả trả lời SL %
1 Mức độ hứng thú của em khi học hai bài thơ này:
a. Hứng thú 45 45 b. Bình thường 23 23
c. Chán 22 22
d. Rất chán 10 20 2 Giáo viên đưa câu hỏi ở mức độ
nào đối với các em? a. Dễ trả lời 45 45 b. Khó trả lời 14 14 c. Bình thường 32 32 d. Rất khó 9 9 3 Em có hứng thú tìm hiểu những tác phẩm văn học có định hướng của giáo viên không?
a. Hứng thú 38 38 b. Bình thường 27 27
c. Chán 25 25
d. Rất chán 10 10 4 Cách truyền đạt của giáo viên: a. Dễ hiểu 41 41