Bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến

Một phần của tài liệu dạy học các tác phẩm thơ nguyễn khuyến, tú xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp (Trang 75)

Tiết 6: THU ĐIẾU (Nguyễn Khuyến) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế.

-Thấy được tài năng thơ Nôm của Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ.

2. Về kĩ năng

- Đọc – hiểu một tác phẩm trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

- Làm quen với hướng tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp.

3. Thái độ

- Trân trọng tài năng của Nguyễn Khuyến và bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên

1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức cho học sinh cảm thụ tác phẩm - Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm bài thơ

- Định hướng cho học sinh phân tích, cắt nghĩa, khái quát hóa bằng các phương pháp nêu vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình.

- Tổ chức cho học sinh tự bộc lộ, tự nhận thức. 1.2. Giáo viên chuẩn bị các tư liệu, tài liệu có liên quan 1.3. Giáo viên chuẩn bị các phương tiện dạy học

- Máy tính, máy chiếu (Projector), các trang giáo án điện tử, sách giáo khoa.

2. Học sinh

- Chủ động soạn bài, thực hiện yêu cầu của giáo viên, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, bảng phụ của nhóm.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

* Giới thiệu bài * Nội dung bài mới

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt I.HĐ1: HƢỚNG DẪN HỌC

SINH TÌM HIỂU TIỂU DẪN

+ Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn rút ra ý chính về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác.

+ Thuyết giảng thêm, kết hợp với kênh hình: Tất cả những phẩm chất cao quý ấy, bằng con mắt xanh của một nhà thơ, Xuân Diệu đã nhận ra qua tấm ảnh chụp bức vẽ chân dung của ông: “Bức ảnh cụ Nguyễn Khuyến cầm chén rượu hạt mít này tôi yêu quý lắm. Người cụ đẹp, đôi lông mày và đôi mắt đa tình hơn trong thơ cụ […], đầu đội khăn lượt nghiêm trang, dáng vẻ đàng hoàng trịnh trọng như như các nhà nho xưa, như ánh lên tài hoa chứ chẳng khô khan chút nào

+ HS đọc SGK nêu các ý -Tác giả - Tác phẩm : -Nội dung sáng tác I. TIỂU DẪN 1. Tác giả - Nguyễn Khuyến (1835- 1909) hiệu là Quế Sơn . - Sinh ở Ý Yên -Nam Định nhưng lớn lên sống chủ yếu ở quê nội xã Yên Đổ- huyện Bình Lục -tỉnh Hà Nam. - Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, Nguyễn Khuyến là người thông minh , học giỏi đỗ đầu cả ba kì thi ( Tam nguyên Yên Đỗ ) - Sáng tác của ông còn lại khoảng trên 800 bài, chủ yếu là thơ. Sáng tác cả bằng chữ Hán, chữ Nôm (Thơ Nôm và câu đối).

- Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương, gia

[…]. Tôi quý trọng cái chén rượu hạt mít thanh cao trong những ngón tay thanh nhã này ở ảnh cụ Tam nguyên Yên Đổ. Trong thời thế ấy nó là một thách thức, một đắc ý, một sáng tạo”.

+ Chốt một vài ý

+ Gọi một học sinh trình bày ngắn gọn về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ bài thơ.

+ Thuyết giảng thêm việc Nguyễn Khuyến chọn con đường cáo quan về hưu khi đất nước rơi vào tay thực dân Pháp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bài thơ viết về đề tài gì? Em có nhận xét gì về đề tài này trong văn học truyền thống ? +Thuyết giảng thêm về đề tài mùa thu trong thơ ca truyền thống và sự sáng tạo của Nguyễn Khuyến trong đề tài

+ Theo dõi và ghi nhanh + Trình bày ngắn gọn về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ. + Nêu đề tài và nhận xét. đình, bạn bè, phản ánh cuộc sống khổ cực, thuần hậu, chất phát của nông dân, châm biếm, đả kích bọn thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái với đất nước.  Nguyễn Khuyến là người tài năng, là một nhà nho có cốt cách thanh cao, thâm trầm, có tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.

2. Tác phẩm (bài thơ)

+ Hoàn cảnh: được viết sau khi ông cáo quan về ở ẩn. + Xuất xứ: Câu cá mùa thu

nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, chùm thơ được đánh giá là “nức danh nhất” của thơ Nôm Nguyễn Khuyến

+ Đề tài: mùa thu – quen thuộc trong văn học truyền thống nhưng lại mang lại mang vẻ đẹp mới lạ.

này.

+ Bài thơ được viết theo hình thức thể thơ nào? Trình bày hiểu biết của em về thể thơ đó?

+ Thuyết giảng thêm về thơ thơ Nôm thất ngôn bát cú đường luật.

+ Định hướng: Bài thơ cần được đọc với giọng chậm, nhẹ nhàng, trầm tĩnh. Nhịp ngắt chủ yếu là 2/2/3 (hoặc 4/3). Chú ý nhấn giọng vào những từ, cụm từ như:

trong veo, bé tẻo teo, hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, lơ lửng, quanh co, tựa gối buông cần.

+ Yêu cầu một học sinh đọc thể nghiệm.

+ Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ

+ Mạch cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ? + Chốt, ghi bảng hoặc màn hình

III. HĐ 2: HƢỚNG DẪN HS ĐỌC HIỂU CHI TIẾT

+ Vẻ đẹp cổ điển của mùa thu

+ Xác định thể thơ và một số đặc điểm của thể thơ. + Đọc theo định hướng của giáo viên

+ Nêu mạch cảm xúc + Nghe, ghi vở

+ Phân tích

+ Thể loại: thơ Nôm Đường luật.

+ Kết cấu

- Cảnh sắc mùa thu (6 câu đầu)

- Tâm sự của nhà thơ (2 câu cuối)

II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Cảnh sắc mùa thu

muôn đời được gợi ra qua bài thơ?

+ Những nét thu thanh sơ, gần gũi, quen thuộc, gợi hồn quê dân dã? Không gian và những đường nét, chuyển động trong bức tranh thu?

+ Sự hoà phối màu sắc tinh tế trong bức tranh đó? vể đẹp cổ điển của bức tranh thu. + Phát hiện, phân tích không gian và những đường nét, chuyển động trong bức tranh thu. + Nhận xét về sự phối màu trong với:

- Thi liệu quen thuộc: nước thu, trời thu, lá thu, người câu cá.

- Bút pháp của thơ cổ điển, lấy cái động để thức dậy cái tĩnh. Một không gian tĩnh lặng đến mức gần như tuyệt đối mới có thể thấy rõ cái hơi gợn tí của sóng biếc mặt ao và chút khẽ đưa của lá vàng. Tĩnh đến độ cả con người và thiên nhiên như cùng giật mình bởi âm thanh “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đường nét trong bức tranh thu cũng thật mảnh mai, tinh tế: Đường bao thanh mảnh của rặng trúc, đường gợn của lượn sóng ao thu. Sự chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng, cá đớp động dưới chân bèo nhẹ nhàng , rất khẽ .

+ Và sự hoà phối của màu sắc đã đạt đến sự “thú vị”.

+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả? bức tranh. + Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả.

Có màu xanh của ao, xanh của trúc, xanh của trời, xanh của bèo và có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi. Chỉ thoáng một chiếc lá vàng gọi hồn thu vĩnh cửu trong thơ thu sách vở, các màu xanh trong Thu điếu

thật dân dã, mang đậm nét hồn quê.

+ Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả:

- Sử dụng dày đặc những từ thuần Việt trong sáng, dễ hiểu, giàu sức gợi và người đọc vẫn cảm nhận được ở đấy sự tinh tế, tao nhã, cái tao nhã của một con người đa cảm và khả năng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trời đất, vũ trụ, của mùa thu: xanh ngắt, lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo, gợn tí, vèo, lơ lửng, vắng teo, bèo

- Các từ láy vừa tạo hình, vừa gợi cảm; những tính từ và các từ chỉ mức độ tạo nên ấn tượng nhẹ nhàng, chậm

+ Trên cơ sở học sinh phát biểu, giáo viên tổng hợp, chốt lại nội dung cơ bản.

+ Từ sự phân tích trên, em hãy khái quát lại vẻ đẹp bức tranh thu trong 6 câu đầu.

+ Chuyển: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu”, bức tranh cảnh thu đã hé mở cho chúng ta tình thu của người trong cảnh. Đó là tâm trạng u hoài, một tâm hồn yên tĩnh, một cõi lòng vắng lặng, mênh mang, thăm thẳm, một nỗi cô đơn. Gam màu lạnh của sắc xanh nước, xanh sóng, xanh trời,… được tỏa ra từ khí thu hay cái lạnh trong lòng nhà thơ đang lan toả ra cảnh vật? Tâm trạng đó được thể hiện tập trung trong 2 câu cuối.

+ Khái quát lại vẻ đẹp của bức tranh thu trong 6 câu đầu. chạp, yên tĩnh, vắng vẻ của cảnh thu như: lạnh lẽo, trong

veo, bé tẻo teo, hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, lơ lửng, xanh ngắt, vắng teo, quanh co

- Việc lựa chọn vần “eo” gợi cảm nhận một cái gì mỗi lúc một thu hẹp diện tích.

* Tiểu kết: Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng, đượm buồn, có hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa tĩnh và động gợi nhiều xúc cảm cho người đọc. Làng cảnh Việt Nam hiện lên qua bài thơ với những nét tươi sáng, thanh đạm, hồn hậu; với những hình ảnh giản dị mà thi vị biết bao; với những âm thanh trong trẻo có tính chất vang ngân của những cặp vần. Mỗi hình ảnh, đường nét, âm thanh đều thấm đượm tâm hồn thi nhân. Một nhà thơ yêu quê hương làng cảnh đến say đắm. Đọc thơ ông, người đọc như thấy thêm yêu quê hương đất

+ Hình ảnh con người trong hai câu cuối được miêu tả trong tư thế như thế nào? Hãy phân tích.

+ Có tài liệu cho rằng trong câu: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được”. Ở đây “ôm” hay hơn là “buông”. Quan điểm của em? + Bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu cuối?

+ GV mở rộng thêm cho học sinh: Như ta đã biết, khi câu cá thì con người ta cảm thấy thoải mái nhất. Nhưng ở đây, lòng tác giả đang đầy tâm trạng, trầm ngâm suy lặng. Vậy là trong thơ văn có truyền thống lấy việc câu cá để từ chối việc làm quan và

+ Phát hiện chi tiết miêu tả hình ảnh con người và phân tích. + Thảo luận + Phát hiện bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu cuối và phân tích.

nước mình hơn, thấy những hình ảnh nông thôn Việt Nam hiện lên trước mặt không lẫn vào đâu được. Điều đó tạo nên phong cách thơ khác biệt trong làng quê Việt Nam – thơ Nguyễn Khuyến.

2. Tâm sự của nhà thơ

+ Hình ảnh con người xuất hiện trong tư thế “tựa gối buông cần” – tư thế co lại, như thu nhỏ mình để tránh cái “lạnh lẽo” giữa “ao thu”. “Buông”: thả lỏng để cho tâm hồn thư thái hay hơn từ “ôm”. Trong những ngày từ quan lui về ở ẩn, mùa thu câu cá, đó là thú vui của nhà thơ để hòa mình vào thiên nhiên mà quên đi những bận lòng với nước non cho tâm hồn thanh thản.

+ Âm thanh “cá đâu đớp động dưới chân bèo” vừa là bút pháp lấy động tả tĩnh, vừa là bút pháp lấy cảnh ngụ tình để vừa gợi sự tĩnh lặng

coi việc câu cá là “câu người” để chờ thời. Vì vậy đằng sau tư thế “tựa gối buông cần” là cả tấm lòng của tác giả, là tâm trạng không yên trước thực tại đất nước. Thời thế thay đổi quá nhanh, non sông mất vào tay giặc mà mình thì không thể làm gì để giúp đời, giúp nước. Sống làm một ẩn sĩ giữa thời buổi đất nước đang bị thực dân Pháp xâm lược nên ông không thể ung dung đi câu như một ẩn sĩ thực thụ mà để tránh đời để quên đi những bận lòng mà hòa vào thiên nhiên, non nước của quê hương không vương giàu sang, phú quý. Hai câu kết đã góp phần bộc lộ đôi nét về chân dung tác giả.

+ Vậy, từ việc phân tích trên giúp em hiểu thêm về con người nhà thơ như thế nào?

+ Khái quát

trong không gian và trong lòng người, vừa gợi sự mơ hồ, vừa gợi sự giật mình thảng thốt, ngơ ngác tìm kiếm. Chi tiết cá đớp động dưới chân bèo khi “tựa gối buông cần lâu chẳng được” có thể tác giả đang theo đuổi những ý nghĩ thầm kín, riêng tư nào đó nên “lâu chẳng được” chỉ khi tiếng cá đớp động mới kéo người câu cá trở lại với việc câu cá của mình.

 Tiểu kết: sống làm một ẩn sĩ giữa thời buổi đất nước đang bị thực dân Pháp xâm lược nên ông không thể ung dung đi câu như một ẩn sĩ thực thụ mà để tránh đời để quên đi những bận lòng mà hòa vào thiên nhiên, non nước của quê hương không vương giàu sang, phú quý. Qua đó, người đọc cảm nhận được một tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương đất nước, một tấm lòng yêu

III. HĐ 3: HƢỚNG DẪN HS TỔNG KẾT

+ Nhận xét về sự vận động điểm nhìn nghệ thuật. Từ điểm nhìn ấy, tác giả đã bao quát cảnh thu như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khái quát vẻ đẹp cổ điển và sự sáng tạo trong bài thơ?

+ Nhận xét + Khái quát nước thầm kín mà vẫn không kém phần sâu sắc. III. TỔNG KẾT 1. Giá trị nghệ thuật * Điểm nhìn: từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần. * Không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở rộng ra nhiều hướng sinh động. Mùa thu được miêu tả rất điển hình .

* Bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa có những nét mới, thể hiện những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của tác giả.

+ Vẻ đẹp cổ điển: Tác giả sử dụng thi đề, thi ảnh, thi bút quen thuộc của thơ cổ. - Về thi đề, viết về mùa thu với cảnh uống ruợu, ngâm vịnh, câu cá,... là đề tài quen thuộc trong thơ ca trung đại Việt Nam.

- Về thi ảnh, thơ ca trung đại khi nói về mùa thu thường có những hình ảnh ước lệ như thu thiên, thu thuỷ, thu

+ Xác định chủ đề tư tưởng của + Xác định

diệp,.. Ở Thu điếu cũng có

những yếu tố này.

- Về thi bút, tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh rất quen thuộc trong nghệ thuật phương Đông (câu thơ "cá đâu đớp động dưới chân bèo")

+ Những sáng tạo nổi bật của tác giả.

- Thơ xưa khi viết về mùa thu thường sử dụng những hình ảnh ước lệ như sen tàn, cúc nở, lá ngô đồng rụng, rừng phong lá đỏ,.. Nguyễn Khuyến, khi viết về mùa thu đã sáng tạo trong những công thức, ước lệ đem đến cho cảnh thu những nét vẽ hiện thực hơn, hình ảnh, từ ngữ đậm đà chất dân tộc.. - Ngôn ngữ trong sáng, giản dị nhưng cũng rất tinh tế. Đặc biệt vần "eo" được Nguyễn Khuyến sử dụng rất thần tình.

2. Giá trị nội dung

bài thơ? chủ đề tư tưởng bài thơ.

sảo của nhà thơ về bức tranh thu ở đồng bằng Bắc Bộ. + Bài thơ giúp người đọc hiểu và trân trọng tấm lòng của nhà thơ đối với quê hương đất nước.

D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ

- Học thuộc lòng bài thơ

- Đưa câu hỏi luyện tập để học sinh về nhà làm: Điểm nhìn bài Thu điếu có

gì đặc sắc so với hai bài thơ thu khác trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến?

- Nhắc các em đọc lại bài cũ và chuẩn bị bài mới.

Một phần của tài liệu dạy học các tác phẩm thơ nguyễn khuyến, tú xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp (Trang 75)