ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng thực hiện chính sách thuế VN 2009 2011 (Trang 37 - 44)

C THU QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁH NHÀ

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM

Theo dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước là 461.500 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 559.170 tỷ đồng, vượt 21,2% so với dự toán. Thu nội địa từ hoạt động sản xuất - kinh doanh (không kể thu tiền sử dụng đất), dự toán thu 271.700 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 312.709 tỷ đồng, vượt 15,1% so với dự toán, tăng 34% so với thực hiện năm 2009.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, từ ngày 01/01/2010, Chính phủ đã dừng thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế và dừng hỗ trợ lãi suất cho vay vốn lưu động ngắn hạn; thực hiện giãn thời hạn nộp thuế một quý đối với số thuế thu nhập

Đánh giá thực trạng thực hiện thuế thu nhập doanh nghiệp VN từ 2009 - 2011

doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất, gia công dệt may, da, giầy... Chính phủ cũng đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác quản lý thu thuế ngay từ đầu năm; tích cực đôn đốc thu nợ đọng, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chế độ kê khai, nộp thuế... Nhờ vậy, mặc dù chịu nhiều tác động của các yếu tố không thuận lợi, song kết quả thu ngân sách nhà nước nói chung và nhiều khoản thu quan trọng nói riêng đạt khá so với dự toán. Trong đó khu vực kinh tế quốc doanh: đạt 111.922 tỷ đồng, vượt 12,3% so với dự toán, tăng 33,5% so với thực hiện năm 2009.

Năm 2010, giá cả nhiều loại vật tư, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất đã tăng hơn so với năm 2009; bên cạnh đó, thời tiết khô hạn kéo dài dẫn đến thiếu điện cho sản xuất, chi phí vận tải tăng,... làm tăng chi phí sản xuất, giảm tích luỹ của nhiều doanh nghiệp; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp ngoài nước ngày càng gay gắt.

Tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, trong năm 2010 các Bộ, địa phương, các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế đã rà soát, điều chỉnh phương án sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Năm 2010 có khoảng 300 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, sắp xếp lại; tính chung đến ngày 31/12/2010, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.845 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, trong đó: cổ phần hoá được 3.943 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, chiếm 67,5% tổng số đã sắp xếp.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: năm 2010 tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về thu hút vốn đầu tư nước ngoài; tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới và tăng thêm ước khoảng 21 tỷ USD, trong đó số vốn thực hiện ước 11 tỷ USD; góp phần đổi mới công nghệ sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho người lao động. Thu ngân sách nhà nước cả năm đạt 62.821 tỷ đồng, vượt 8,8% so với dự toán, tăng 24% so với thực hiện năm 2009.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: đạt 69.925 tỷ đồng, vượt 11,4% so dự toán, tăng 46,2% so với thực hiện năm 2009. Năm 2010 đã có khoảng 299,5 nghìn tỷ đồng vốn của dân cư và tư nhân đầu tư vào nền kinh tế, chiếm 36,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; có khoảng 84 nghìn doanh nghiệp dân doanh thành lập mới góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Trong năm 2010, hoạt động của thị trường bất động sản cả nước nói chung và tại một số đô thị lớn nói riêng về cơ bản diễn biến khá sôi động, đồng thời các địa phương đã quan tâm đến công tác quy hoạch, giao đất, cho thuê đất trên địa bàn sát với giá thị trường; đẩy nhanh công tác đấu giá quyền sử dụng đất... Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhà ở của người dân, nhiều dự án đầu tư mới về

Đánh giá thực trạng thực hiện thuế thu nhập doanh nghiệp VN từ 2009 - 2011

bất động sản cũng đã được triển khai thực hiện. Nhờ vậy, số thu cả năm đạt 41.691 tỷ đồng, vượt 81,3% so với dự toán.

Dự toán thu dầu thô là 66.300 tỷ đồng, trên cơ sở dự kiến sản lượng thanh toán là 14,41 triệu tấn, giá bán 68 USD/thùng. Kết quả thực hiện đạt 69.170 tỷ đồng, chiếm 12,4% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt 4,3% so dự toán, tăng 14,3% so với thực hiện năm 2009, trên cơ sở sản lượng thanh toán đạt xấp xỉ 13,8 triệu tấn và giá dầu thanh toán cả năm đạt khoảng 79,7 USD/thùng, tăng 11,7 USD/thùng so với giá tính dự toán.

Dự toán thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 95.500 tỷ đồng, trong đó thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 131.500 tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là 36.000 tỷ đồng, tương ứng với kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng trên 6% và kim ngạch nhập khẩu dự kiến tăng 9%.

Năm 2010, nhiều cơ chế về quản lý xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, trước hết là đối với các mặt hàng trong nước sản xuất được hoặc không khuyến khích nhập khẩu để hạn chế nhập siêu, như: bãi bỏ quy định phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo máy chính để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được; ban hành khung thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng dầu tương ứng với giá xăng dầu trên thị trường thế giới để các doanh nghiệp chủ động trong tổ chức sản xuất - kinh doanh; rà soát, điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu, trên cơ sở đó ban hành danh mục các mặt hàng này để làm cơ sở giám sát và thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và các hàng rào kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp Việt Nam; tiếp tục thực hiện tạm hoàn 90% thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hoá thực xuất khẩu trong thời gian chưa được phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng... Bên cạnh đó, đã tổ chức theo dõi sát tình hình diễn biến thị trường để điều chỉnh kịp thời thuế nhập khẩu đối với các nhóm mặt hàng cần kiểm soát (thủy sản, sữa và sản phẩm từ sữa, rau quả, lúa mỳ, dầu mỡ động thực vật, ngũ cốc, thép...) và các nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu (hàng tiêu dùng các loại, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ, linh kiện phụ tùng ô tô dưới 9 chỗ, xe máy nguyên chiếc và linh kiện phụ tùng xe máy...). Ngành Hải quan trong năm 2010 cũng đã tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản và cụ thể hoá các quy định về thủ tục hải quan; tăng cường kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài, quy định về việc giám sát hải quan tại cảng biển... Qua đó tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi và giảm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp.

Đánh giá thực trạng thực hiện thuế thu nhập doanh nghiệp VN từ 2009 - 2011

Kết quả thực hiện, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 tăng cao so với kế hoạch, trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt 72,2 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm 2009; kim ngạch nhập khẩu đạt 84,8 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2009. Cùng với đó, việc sửa đổi, bổ sung một số cơ chế và chính sách quản lý thu đã góp phần làm số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng cao, mức thu cả năm đạt 181.000 tỷ đồng, tăng 37,6% so với dự toán; sau khi hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ 50.900 tỷ đồng, thu cân đối ngân sách đạt 130.100 tỷ đồng, chiếm 23,3% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt 36,2% so với dự toán, tăng 23,1% so với thực hiện năm 2009.

Thu viện trợ không hoàn lại: dự toán 5.000 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 5.500 tỷ đồng, vượt 10% so dự toán.

Tóm lại, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2010 hoàn thành vượt mức dự toán Quốc hội quyết định; các khoản thu lớn đều vượt dự toán. Để đạt được kết quả này, yếu tố quan trọng là sự phục hồi, phát triển của nền kinh tế, sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ trong tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, kịp thời có các giải pháp, chính sách để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra; bên cạnh đó, là sự chủ động và quyết tâm phấn đấu cao của các Bộ, ngành, cấp uỷ và chính quyền địa phương, cộng đồng các doanh nghiệp.

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo điều hành ngân sách nhà nước năm 2010 theo nguyên tắc: đảm bảo cân đối đủ nguồn để thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được duyệt; chủ động sử dụng nguồn dự phòng và vượt thu ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai và dịch bệnh, bổ sung tăng ngân sách phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác; tăng chi trả nợ do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và hoàn trả một phần các khoản vay ngắn hạn đến hạn thanh toán, thu hồi vốn đầu tư XDCB đã tạm ứng và chuyển nguồn sang năm 2011... Đồng thời, sử dụng một phần số tăng thu để giảm bội chi NSNN.

Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2010 (582.200 tỷ đồng), kết hợp với dự kiến sử dụng nguồn vượt thu ngân sách nhà nước năm 2010, đánh giá tổng chi ngân sách nhà nước năm 2010 đạt 671.370 tỷ đồng, tăng 15,3% so với dự toán, tăng 14,8% so với thực hiện năm 2009. Kết quả cụ thể tại một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau:

Dự toán chi 125.500 tỷ đồng, kết quả thực hiện (bao gồm cả vốn dự kiến bổ sung từ nguồn vượt thu NSNN năm 2010) đạt 172.710 tỷ đồng, tăng 37,6% so với dự toán, bằng 96% mức thực hiện năm 2009, chiếm 25,7% tổng chi ngân sách nhà nước

Đánh giá thực trạng thực hiện thuế thu nhập doanh nghiệp VN từ 2009 - 2011

và bằng 8,7% GDP. Số vượt chi so với dự toán được sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước đã bố trí đầu năm và một phần nguồn vượt thu ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2010 (chủ yếu là nguồn vượt thu tiền sử dụng đất so với dự toán của các địa phương theo chế độ quy định); được tập trung sử dụng cho các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2010 - 2011, các dự án đầu tư nâng cấp công trình sạt lở đê kè cấp bách và giảm nhẹ tác hại thiên tai, bổ sung tăng dự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực và một số mặt hàng dự trữ quốc gia khác...

Trong tổ chức triển khai thực hiện, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã đảm bảo hoàn thành công tác phân bổ kế hoạch vốn năm 2010 theo yêu cầu đề ra; đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và tuân thủ quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư... Bên cạnh nguồn vốn đầu tư bố trí cân đối ngân sách nhà nước, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã thực hiện huy động trái phiếu Chính phủ để đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục và nhà ở cho sinh viên; ước thực hiện cả năm đạt 55.235 tỷ đồng, bằng 98,6% kế hoạch (56.000 tỷ đồng).

Với việc triển khai thực hiện nêu trên, nhiều dự án quan trọng từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước năm 2010 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, tạo thêm năng lực mới cho nền kinh tế. Ước tính cả nước có trên 1.500 km đường giao thông các loại, trên 1.000 km kênh mương được xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo hoàn thành; năng lực tưới tăng thêm 200 nghìn ha; hàng nghìn phòng học, nhà bán trú được xây mới; các dự án phục vụ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, cầu Cần Thơ, cầu Hàm Luông, cầu Thanh Trì, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, sân bay Cần Thơ... đã hoàn thành, đưa vào khai thác phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Dự toán chi 70.250 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 80.250 tỷ đồng, tăng 14,2% so với dự toán, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, kể cả yếu tố tác động tăng chi do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ đối với các khoản trả nợ nước ngoài; đồng thời, trong năm đã bố trí hoàn trả một phần các khoản vay ngắn hạn đến hạn thanh toán.

Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính (bao gồm cả chi điều chỉnh tiền lương đã phân bổ vào các lĩnh vực):

Dự toán chi 362.282 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 385.082 tỷ đồng, tăng 6,3% so với dự toán, tăng 20,2% so với thực hiện năm 2009. Công tác quản lý, điều hành ngân sách đã bảo đảm tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được

Đánh giá thực trạng thực hiện thuế thu nhập doanh nghiệp VN từ 2009 - 2011

giao; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như: phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, bão lũ; tăng kinh phí phòng, chống tái phát dịch cúm gia cầm và dập dịch lở mồm long móng gia súc; bảo đảm kinh phí phục vụ các sự kiện chính trị và văn hoá quan trọng trong năm 2010; kinh phí thực hiện nâng mức lương tối thiểu lên 730.000 đồng/tháng từ ngày 01/05/2010; bổ sung kinh phí mua bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên; thực hiện chính sách miễn, giảm học phí,...

Dự toán bội chi ngân sách nhà nước năm 2010 là 119.700 tỷ đồng, bằng 6,2% GDP. Với kết quả thu, chi như trên, đã sử dụng 8.500 tỷ đồng từ số tăng thu NSTW để giảm bội chi NSNN, đưa số bội chi ngân sách nhà nước năm 2010 còn 111.200 tỷ đồng (5,6% GDP), giảm 0,6% GDP so với dự toán.

Tóm lại, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2010 hoàn thành vượt dự toán. Thu ngân sách nhà nước sau khi đảm bảo nhiệm vụ chi thường xuyên, thực hiện điều chỉnh tiền lương, dành được nguồn quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng chi trả nợ và giảm bội chi ngân sách nhà nước. Trong công tác quản lý, điều hành giá cả, đã thực hiện điều chỉnh giá bán theo hướng tiếp cận giá thị trường đối với một số hàng hoá dịch vụ quan trọng theo lộ trình đã đề ra; hoạt động của thị trường chứng khoán được kiểm soát để phát triển lành mạnh, vững chắc.

Kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2010 đã góp phần hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ của tài chính- ngân sách theo Nghị quyết Đại hội X với cơ cấu thu được cải thiện, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN tăng lên trên 63% năm 2010 góp phần tăng tính chủ động và ổn định của NSNN; cơ cấu chi đang thay đổi theo hướng tăng chi mạnh hơn cho con người, thực hiện các chính sách an ninh xã hội, tăng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tiềm lực dự trữ quốc gia được tăng cường

Đánh giá thực trạng thực hiện thuế thu nhập doanh nghiệp VN từ 2009 - 2011

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng thực hiện chính sách thuế VN 2009 2011 (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w