3- Hiển thị ảnh đã kết hợp SPECT và CT
3.1.2.2. Môi trường xung quanh nguồn có phóng xạ
Trong trường hợp nguồn cần khảo sát ở trong môi trường (phông) có phóng xạ, với giả định rằng môi trường này là đồng nhất. Trước khi xác định hoạt độ trong cơ quan nguồn, chúng ta cần tìm cách trừ phông phóng xạ. Vì nếu không thực hiện việc làm này, quá trình ghi nhận số đếm thực của nguồn phát phóng xạ không còn đúng nữa mà chúng đã tăng lên với một đại lượng đáng kể [16].
Để thực hiện quá trình hiệu chỉnh phông, chúng ta sẽ đi khảo sát chi tiết hai trường hợp sau.
Trường hợp có một nguồn phóng xạ duy nhất.
Trong trường hợp này, được minh hoạ trong hình 3.2; để xác định chính xác hoạt độ của cơ quan nguồn, chúng ta phải thực hiện quá trình trừ hoạt độ phông xung quanh. Quá trình này được thực hiện thông qua việc ta đưa vào hệ số hiệu chỉnh phông (F) như sau:
F = {[1-(CADJ/CA)(1-xj/X)][1-(CADJ/CP)(1-xj/X)]}1/2 (3.7) Với: F là hệ số hiệu chỉnh hoạt độ xung quanh nguồn xạ.
CADJ là tốc độ đếm phông ghi nhận được ở khu vực lân cận nguồn phóng xạ (cơ quan nguồn quan tâm, xj), (số đếm/giây hay số đếm /phút).
Khi cơ quan nguồn cần xác định hoạt độ nằm chính giữa cơ thể bệnh nhân, khi đó tốc độ đếm CA = CP, phương trình (3.7) sẽ được viết lại như sau:
F ≈ [1-(CADJ/CA)(1-xj/X)] (3.8) Vì vậy trong trường hợp này, hoạt độ tại cơ quan nguồn xj được tính bằng phương trình: A p j j X C C f A F e−µ K = (3.9)
Hình 3.2: Mô tả cách xác định hoạt độ tại cơ quan nguồn đặt trong môi trường có phóng xạ (phông phóng xạ đồng nhất).
Một nguồn được đặt trong môi trường xung quanh có hoạt độ phông phân bố đối xứng, đồng đều.
Việc xác định hoạt độ trong cơ quan nguồn có bề dày x3 (minh hoạ trong hình 3.1c) được tính bởi phương trình sau [16]:
3 A P 3 X f C C A k( ) e−µ K = γ