Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tà

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên nhằm giảm nghiện internet – game online tại tỉnh đồng nai (Trang 31)

(Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa

lý luận và thực tiễn của đề tài, nêu rõ cơ sở cho việc cụ thể hoá mục tiêu và những định hướng nội dung chính cần thực hiện trong đề tài)

Tính cấp thiết:

Với những ứng dụng mang tính cách mạng, Internet đang ngày càng trở thành phương tiện hữu ích cho đời sống con người, và số lượng người sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh từ khi nó mới bắt đầu xuất hiện đến nay.

Cùng với sự phát triển của dịch vụ internet, thì các báo cáo lâm sàng về những trường hợp sử dụng internet quá mức cũng tăng nhanh. Theo các nghiên cứu khác nhau trên thế giới cho thấy có khoảng 5 – 15% thanh thiếu niên sử dụng Internet rơi vào tình trạng nghiện (tuỳ theo bối cảnh văn hoá, điều kiện sống,...). Ở Việt Nam, đã có một số báo cáo lẻ tẻ về việc ảnh hưởng của internet đến đời sống của thanh thiếu niên. Các bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý lâm sàng cũng đã có nhiều ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình trạng sử dụng internet bệnh lý. Năm 2009, Hội khoa học Tâm lý - giáo dục Đồng Nai tổ chức hội thảo khoa học “ Nghiện internet-game online: Thực trạng và giải pháp”. Tuy nhiên, các vấn đề trong hội thảo mới chỉ dừng ở mức độ đánh giá các vấn đề lý luận của nghiện internet chứ chưa đi vào nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu. Báo cáo tham luận của Trung tâm tham vấn tâm lý (thuộc Bệnh viện Tâm thần trung ương 2) cho thấy hàng năm có khoảng 5-7% trên tổng số người đến khám và điều trị rơi vào trạng thái sử dụng internet quá mức, đa số là thanh thiếu niên. Mặc dù, tình trạng nghiện Internet đã là một vấn đề toàn cầu, tuy nhiên, nghiên cứu về nghiện Internet vẫn là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Do vậy, nghiên cứu của chúng tôi nhằm đóng góp một phần vào lý luận chung của đề tài.

Thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay là thế hệ đầu tiên được tiếp cận với Internet một cách rộng rãi. Các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy sự gia tăng về số lượng thanh thiếu niên sử dụng internet do giá truy cập giảm mạnh. Điều tra Quốc gia về thanh thiếu niên mới đây (Bộ y tế, Tổ chức y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc, 2005) cho thấy 50% thanh thiếu niên ở thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng internet.

Sử dụng internet, nhất là chức năng chơi game trực tuyến một cách quá mức đang là một vấn đề đáng báo động của toàn xã hội. Các cơ quan truyền thông ngày càng cảnh báo các trường hợp thanh thiếu niên giết người, cướp của, đánh nhau, phạm tội do tác động từ internet. Các cơ sở thực hành ngày càng tiếp nhận nhiều trường hợp có vấn đề bệnh lý lâm sàng ảnh hưởng từ việc sử dụng internet quá mức. Các trường hợp đột tử, nhiều trường hợp loạn thần, trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực,... ngày càng gia tăng trong thực hành lâm sàng.

Vấn đề tồn tại hiện nay:

Có hai vấn đề tồn tại hiện nay để cần thiết phải nghiên cứu một mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên nghiện internet – game onlinetại Đồng Nai:

- Mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên nghiện Internet – game online cả trên thế giới và Việt Nam vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, tại Đồng Nai thì hoàn toàn chưa có một mô hình nào về vấn đề này;

- Tình trạng nghiện internet – game online để lại rất nhiều hậu quả nặng nề cả về quan hệ xã hội, học tập, sức khoẻ, đời sống tâm lý của thanh thiếu niên mà chưa có phương pháp giải quyết triệt để. Chính vì thế, mô hình thành công sẽ là cơ sở xây dựng các mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên nghiện Internet – game online trong tương lai, đồng thời đóng góp vào lý luận chung của cùng chủ đề.

Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài khoa học “ Xây dựng mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên nhằm giảm nghiện Internet – game online tại tỉnh Đồng Nai”

nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc đặt ra.

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên nhằm giảm nghiện internet – game online tại tỉnh đồng nai (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)